Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này sử
dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) với 25 biến quan sát. Theo Hair & cộng sự (1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ
số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Green (1991) đã tổng hợp các nghiên cứu và cho rằng cỡ mẫu phù hợp cho
phân tích hồi qui đa biến tối thiểu là N = 50 + 8m, với m số biến độc lập. Theo
Cattell (1978), số lượng mẫu cho phân tích nhân tố khám phá là tối thiểu từ ba đến
sáu lần của tổng số biến quan sát. Dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu suy ra
số lượng mẫu cần thiết có thể là 200. Căn cứ vào dữ liệu và mối quan hệ sẵn có
giữa các doanh nghiệp xuất khẩu đã và đang hợp tác với công ty Dragon Sourcing,
tác giả thu thập dữ liệu bằng cách gởi bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp, gọi điện,
và khảo sát qua mạng trực tuyến, thư điện tử.
khẩu đã và đang hợp tác với Dragon Sourcing dựa theo các địa bàn nghiên cứu là Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Mẫu được chọn
chủ yếu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Thang đo được sử
dụng là thang đo Likert 5 điểm, với 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn
đồng ý.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 đã trình bày cụ thể thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, tiến độ thực hiện nghiên cứu. Sau khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác
của các doanh nghiệp xuất khẩu trong quy trình lựa chọn nhà cung ứng của công ty
Dragon Sourcing, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu 5 nhân tố tác động đến sự hợp
tác bao gồm nhân tố tín nhiệm, quyền lực, thuần thục, tần suất, văn hóa. Thông qua
nghiên cứu định tính, định lượng, tác giả đưa ra bảng câu hỏi khảo sát để tiến hành nghiên cứu chính thức trên số lượng mẫu thiết kế. Kết quả thu thập được phân tích trong chương tiếp theo.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU