Những yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo quy trình VietGAP tại HTX tiền lệ, xã tiền yên, huyện hoài đức, hà nộip (Trang 94)

4.4.1.1 Tập quán canh tác manh mún, nhỏ lẻ

Mặc dù người dân tại HTX Tiền Lệ có thâm niên trồng rau từ lâu đời, nhưng sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Điều này sẽ làm tăng chi phí cho các hộ sản xuất đồng thời thiếu tính đa dạng trong chủng loại rau. Hơn nữa, chủng loại rau chưa đa dạng là một vấn đề khó khăn khi tất cả các đối tác lớn (như siêu thị bigC, nhà hàng, bếp ăn tập thể…) luôn đòi hỏi phải đa dạng chủng loại thì mới hợp đồng lâu dài.

4.4.1.2 Năng lực, trình độ và khả năng đầu tư của của hộ sản xuất

Trong tổng nhóm hộ điều tra thì hộ khá chiếm tỷ lệ 50%, tỷ lệ hộ giàu chiếm ít nhất với 5,56%, hộ nghèo chiếm 10,56%. Đây là điều kiện thuận lợi để các hộ trồng rau có thể đầu tư giống, phân bón, thuốc BVTV, cơ sở vật chất kĩ thuật trong sản xuất. Những hộ khá trình độ nhận thức cao hơn, có điều kiện tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất RAT nói chung và rau theo quy trình VietGAP nói riêng. Tại Tiền Lệ có đặc điểm khi đi tập huấn hoặc đi họp thì hầu hết là nam giới, chiếm tỷ lệ 77.78% trong tổng số người tham gia họp. Điều này được lý giải do rau là ngành chính của hầu hết các thành viên trong HTX. Trong đó có 27.78% số người đi tập huấn không tham gia sản xuất rau hoặc chỉ phụ giúp thêm chứ không trực tiếp sản xuất. Tỷ lệ số người sau khi đi tập huấn về truyền đạt lại cho người trong gia đình rất ít 16.67%, còn lại là không truyền đạt lại hoặc có thì nội dung cũng không đầy đủ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng áp dụng quy trình, làm giảm năng suất cây rau. Số nhân khâu bình quân của hộ là 4,39 người/hộ. Lao động bình quân/hộ là 2,28 lao động trong đó lao động nông nghiệp bình quân/hộ chỉ có 1,72 lao động chiếm 75,44% lao động gia đình. Như vậy tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm khá cao, trong khi diện tích sản xuất ít điều này hạn chế khả năng mở rộng quy mô sản xuất rau của các hộ. Số người tham gia trồng rau phần lớn là lao động gia đình do quy mô sản xuất nhỏ nên không thuê lao động ngoài và việc sản xuất chủ yếu là từ kinh nghiệm tích luỹ được, rất ít người tham gia trồng rau được qua tập huấn. Về cơ cấu thu nhập của hộ, nguồn thu chính của các hộ được điều tra vẫn từ nông nghiệp trong đó nguồn thu từ trồng trọt là nhiều nhất với 39.44%; 22.00% thu nhập từ chăn nuôi. Ngoài ra còn từ các nguồn khác nhưng không nhiều. Đặc biệt tỷ lệ thu từ rau chiếm hơn 50% trong tổng thu nhập từ trồng trọt của hộ. Nói nên được vai trò trồng rau trong kinh tế gia đình là quan trọng.

4.4.1.3 Nông dân thiếu thông tin về quy trình VietGAP

Mặc dù VietGAP đã được ban hành và áp dụng vào thực tế sản xuất từ lâu, hơn nữa, các hộ đều đã được Trung Tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống Nông Nghiệp phối hợp cùng Viện Rau quả Trung ương cử cán bộ xuống tập huấn về quy trình kỹ thuật theo từng đợt nhưng cho đến nay nhiều nông dân vẫn chưa hiểu rõ thông tin về quy trình này. Nhận thức của các tác nhân trong kênh phân phối RAT theo quy trình VietGAP còn hạn chế, đặc biệt đối với người sản xuất. Mặc dù các hộ trong nhóm sản xuất RAT tại Tiền Lệ đã được tập huấn, tuy nhiên người nông dân hầu như nhận thức sai lệch về quy trìnhVietGAP. Theo kết quả điều tra chỉ có 22.22% tỷ lệ số người lao động được phỏng vấn nắm được cơ bản nội dung của quy trình, và khoảng 16.67% số người lao động được phỏng vấn không biết đến quy trình VietGAP, còn lại 61.11% số người được phỏng vấn nhận thức được quy trình VietGAP nhưng vẫn chưa đầy đủ. Họ cho rằng quy trình VietGAP để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng là chủ yếu, như vậy là họ chưa nhìn thấy lợi ích người sản xuất trong đó. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và ghi chép truy nguyên nguồn gốc, gây khó khăn khi triển khai VietGAP. Tuy nhiên khi được hỏi có nên áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất RAT tại địa phương không? Thì có đến 77.78% số người cho rằng nên áp dụng, họ cũng nhận thấy được lợi ích của VietGAP như bảo vệ chính sức khỏe của người lao động, bảo vệ môi trường, người tiêu dùng.… còn về kinh tế thì họ chưa nhận thấy rõ.

Tiền Lệ là nơi nông dân tiếp cận nhanh với tiến bộ kỹ thuật và đã có truyền thống sản xuất rau an toàn nhưng vẫn có tới 31,26% số hộ được điều tra cho biết đã nghe nói về VietGAP nhưng chưa hiểu đúng quy trình. Và nếu so sánh điều kiện sản xuất thực tế của các hộ dân ở đây với quy trình VietGAP thì nhiều chỉ tiêu không đạt. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, chất lượng rau an toàn VietGAP của các hộ nói riêng, cũng như uy tín của HTX nói chung làm cản trở con đường đi tới xây dựng thương hiệu RAT Tiền Lệ, ước mơ đưa RAT Tiền Lệ vào các siêu thị lớn tại Hà Nội.

Bảng 4.14 Mức độ áp dụng quy trình VietGAP tại HTX Tiền Lệ

Các tiêu chí Thực tế ở Tiền Lệ Theo quy định của VietGAP

1. Cơ sở hạ tầng, dụng cụ và thiết bị

- Khu đất trồng rau đảm bảo khoảng cách an toàn

- Đã thực hiện

- Đã thực hiện nhưng chưa đầy đủ - Chưa thực hiện

- Khu đất trồng RAT cách ít nhất 2 Km với KCN, KĐT

- Rào chắn động vật (bằng nhà lưới)

- Khu vực sơ chế, đóng gói, bảo quản; Nhà vệ sinh, bao bì.

- Kho chứa hóa chất; Dụng cụ, thiết bị bón phân, phun thuốc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, đóng gói, vận chuyển; Địa điểm tiêu hủy hóa chất.

2. Giống và phân bón

- Giống rau mua tại các cơ sở tư nhân chưa đăng ký kinh doanh

- Cây giống không được xử lý trước khi gieo trồng

- Đã sử dụng phân hữu cơ có ủ hoai mục - Phân được ủ ngay ở ruộng rau

- Giống rau phải có nguồn gốc rõ ràng

- Cây giống trước khi trồng phải được xử lý bằng dung dịch Serpha 0,1%

- Không sử dụng phân tươi để bón và tưới cho rau

- Nơi ủ phân phải được xây dựng đảm bảo và cách xa nơi trồng rau

3. Sử dụng thuốc BVTV

- Thời gian cách ly thuốc BVTV dưới 7 ngày chiếm tỷ lệ cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo quy trình VietGAP tại HTX tiền lệ, xã tiền yên, huyện hoài đức, hà nộip (Trang 94)