Chuỗi giá trị bao gồm toàn bộ các hoạt động cần thiết để đưa ra một sản phẩm từ một ý tưởng thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng (Kaplinsky và Morris 2001). Chuỗi giá trị tồn tại khi mà tất cả các tác nhân tham gia vào hoạt động của chuỗi theo cách để tối ưu hoá việc tạo ra giá trị dọc theo chuỗi. Phân tích chuỗi giá trị nhưng được áp dụng trong nông nghiệp, mang nhiều ý nghĩa đó là:
- Thứ nhất: Giúp chúng ta lập sơ đồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể.
- Thứ hai: Phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi.
- Thứ ba: Phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng cấp trong chuỗi giá trị.
- Thứ tư: Phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị trong chuỗi giá trị
Như vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thành các dự án, chương trình hay hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trị nhằm đạt được một số chuỗi kết quả phát triển mong muốn hay nó là động thái bắt đầu một quá trình thay đổi chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ổn định, bền vững.
Phương pháp phân tích chuỗi giá trị rau tại HTX Tiền Lệ sẽ đề cập đến: - Các tác nhân tham gia: người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng.
- Dòng sản phẩm kênh phân phối - Mối quan hệ giữa các tác nhân.
- Phân tích chi phí, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận của hộ nông dân và của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị.
- Phân tích việc làm trong chuỗi giá trị rau. - Phân tích công nghệ, kiến thức và nâng cấp.
- Phân tích quản trị và các dịch vụ hỗ trợ chuỗi giá trị.
Sử dụng phương pháp phân tích chuỗi giá trị để phân tích hiệu quả kinh tế cho từng tác nhân tham gia, đồng thời làm cơ sở cho việc hình thành các chính sách hỗ trợ chuỗi giá trị ngành hàng rau, nâng cao hiệu quả sản xuất rau theo quy trình VietGAP nhằm tiến tới mục tiêu nhân rộng mô hình đi đôi với việc thay đổi chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ổn định, bền vững.