2.1.4.1 GAP
Ra đời từ năm 1997, GAP là sáng kiến của những nhà bán lẻ Châu Âu (Euro-Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ.
- GAP (Good Agricultural Practice) có nghĩa là thực hành nông nghiệp tốt. Thực hành nông nghiệp tốt là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.
- GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm,… nhằm phát triển nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo:
1. An toàn thực phẩm
2. An toàn cho người sản xuất 3. Bảo vệ môi trường
- Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:
• Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hóa chất lên con người và môi trường. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng gồm: Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp, quản lý mùa vụ tổng hợp, giảm thiểu dư lượng hóa chất
•Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm: Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hóa chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
•Môi trường làm việc: Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân. Môi trường làm việc gồm: Các phương tiện chăm sóc sức khỏe, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân; đào tạo tập huấn cho công nhân, phúc lợi xã hội.
•Truy nguyên nguồn gốc: GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi sản phẩm bị lỗi.
- Nguyên tắc sản xuất rau sạch theo GAP
+ Chọn đất: Đất trồng rau phải là đất cao, thoát nước tốt, thích hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển của rau. Tốt nhất là chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 20-30cm. Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m. Đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại; nhưng không được tồn dư hóa chất độc hại.
+ Nước tưới: Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu không có nước giếng cần dùng nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm. Nước sạch còn dùng để pha các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)... đối với các loại rau ăn quả giai đoạn đầu có thể sử dụng nước từ mương, sông, hồ để tưới rãnh.
+ Giống: Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống
nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Trước khi gieo trồng hạt giống phải được xử lý hóa chất hoặc nhiệt. Trước khi trồng cây con xuống ruộng cần xử lý bằng thuốc Sherpa 0,1% để phòng và trừ sâu hại sau này.
+ Phân bón: Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau. Trung bình để bón lót dùng 15 tấn phân chuồng và 300kg lân hữu cơ vi sinh cho 1ha. Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi để loại trừ các vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các nhóm vi sinh vật. Tuyệt đối không dùng phân tươi và nước phân chuồng pha loãng tưới cho rau.
+ Bảo vệ thực vật: Không sử dụng thuốc hóa học BVTV thuộc nhóm I và II, khi thật cần thiết có thể sử dụng nhóm III và IV. Nên chọn loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch. Kết thúc phun thuốc hóa chất trước khi thu hoạch ít nhất 5-10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như các hạt củ đậu, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh. Áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng trừ tổng hợp IPM như: Luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt không bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý...
+ Thu hoạch, đóng gói: Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo cho vào bao, túi sạch trước khi mang đi tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng.
2.1.4.2 EUREPGAP/GLOBALGAP
GLOBALGAP (EUREPGAP) (Europ – retailer Produce Working Group Good Agricultural Practices) được dịch ra từ tiếng Anh là nhóm (tổ chức) bán lẻ Châu Âu quy định ra tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là tài liệu chuẩn tắc được tổ chức quốc tế chứng nhận. Tài liệu chuẩn tắc về chứng nhận quốc tế “Rau quả EUREPGAP” được phát triển bởi
một nhóm các nhà đại diện của Châu Âu về lĩnh vực rau quả với sự hỗ trợ của tổ chức sản xuất bên ngoài Châu Âu EU.
EUREPGAP là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Đây là tiêu chuẩn kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây truyền sản xuất, bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến, tồn trữ (bao gồm những yếu tố liên quan đến sản xuất như môi trường, các chất hóa học và BVTV, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc trong nông trại. Tiêu chuẩn này được áp dụng toàn cầu trên sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản gồm những điểm chính như sau:
1. Truy nguyên nguồn gốc
2. Lưu trữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ 3. Giống
4. Lịch sử của vùng đất và việc quản lý vùng đất đó 5. Quản lý đất và các chất nền
6. Sử dụng phân bón
7. Tưới tiêu và bón phân qua hệ thống tưới tiêu 8. Bảo vệ thực vật
9. Thu hoạch
10. Vận chuyển, bảo quản sản phẩm
11. Quản lý ô nhiễm và chất thải, tái sản xuất và tái sử dụng 12. Sức khỏe an toàn và an sinh xã hội của người lao động 13. Vấn đề môi trường
14. Đơn khiếu nại
GLOBALGAP (EUREPGAP) đem lại một số lợi ích cho người sản xuất như: 1. Giảm thiểu các rủi ro về An toàn Thực phẩm trong Sản xuất Sơ cấp Toàn cầu: 2. Giảm thiếu Chi phí
2.1.4.3 ASEAN GAP
Tháng 3/ 2006, 6 nước đại diện ASEAN và Úc trên cơ sở thực tiễn thực hiện dự án “ Hệ thống đảm bảo chất lượng rau quả ASEAN ” đã đề xuất và được chứng nhận ASEAN GAP áp dụng cho các nước ASEAN.
- ASEAN GAP là một tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình gieo trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các sản phẩm rau tươi trong khu vực Đông Nam Á. Các biện pháp thực hành tốt trong ASEAN GAP với mục tiêu ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra từ các mối nguy hại tới ATTP, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội đối với người lao động và chất lượng rau quả.
- Mục đích của ASEAN GAP là tăng cường việc hài hoà các chương trình GAP trong khu vực ASEAN. Điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên ASEAN và với thị trường toàn cầu nhằm cải thiện cơ hội phát triển cho người nông dân và góp phần duy trì cung cấp thực phẩm an toàn và bảo tồn môi trường.
- Quy mô của ASEAN GAP bao trùm lên tất cả các khâu trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các loại rau quả tươi tại trang trại và khâu xử lý sau thu hoạch tại các điểm đóng gói rau quả.
- Cấu trúc của ASEANGAP gồm 4 phần + An toàn thực phẩm
+ Quản lý môi trường
+ Đảm bảo sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động + Chất lượng rau quả
Có thể sử dụng riêng biệt từng phần hoặc cũng có thể kết hợp các phần với nhau. Điều này tạo điều kiện thực hiện ASEAN GAP theo từng Module
2.1.4.4 Viet GAP
Để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau quả nói riêng phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành “VietGAP- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả an toàn tại Việt Nam” ngày 28/01/2008.
- VietGAP được biên soạn dựa theo ASEAN GAP, hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Anilysis Critical Control Point; HACCP), các hệ thống thực hành sản xuất nông nghiệp tố quốc tế được công nhận như: EUREP GAP/GLOBALGAP (EU), FRESHCARE (Úc) và luật pháp Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm. VietGAP đáp ứng yêu cầu của người sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ đối với sản phẩm rau quả an toàn.
- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả an toàn tại Việt Nam (VietGAP) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất thu hoạch, sơ chế đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc
- VietGAP là một quy trình áp dụng tự nguyện, có mục đích hướng dẫn các nhà sản xuất nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu đến mức tối đa những mối nguy tiềm ẩn về hoá học, sinh học và vật lý có thế xảy ra trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch, chế biến và vận chuyển rau quả. Những mối nguy này tác động xấu đến chất lượng, vệ sinh an toàn, môi trường và sức khoẻ của con người. Chính vì vậy, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh muốn cung cấp nông sản sạch, vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế cần áp dụng VietGAP và được chứng nhận.
- Nội dung của quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP) được ban hành kèm theo quyết đinh số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 1 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm 12 vấn đề.