Tình hình hình áp dụng sản xuất rau theo quy trìnhVietGAP trên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo quy trình VietGAP tại HTX tiền lệ, xã tiền yên, huyện hoài đức, hà nộip (Trang 45)

thế giới

Từ khi thành lập cho đến nay, đã có rất nhiều nước tham gia vào sản xuất EUREPGAP. Một mặt nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách sản xuất ra những sản phẩm an toàn theo những quy định bắt buộc, mặt khác để tăng cơ hội xuất khẩu rau ra thị trường nước ngoài. Để được công nhận là thành viên của EUREPGAP, nước sở tại phải lập thủ tục xác nhận các tiêu chuẩn phù hợp điểm chuẩn dựa trên cơ sở tiêu chuẩn EUREPGAP do các hội đồng chứng nhận EUREPGAP tư vấn và chứng nhận.

Tại Trung Quốc, sau một năm đăng ký và xây dựng, ngày 11/04/2006 đã được Hội đồng EUREPGAP công nhận ChinaGAP và đã công bố áp dụng trên 14 tỉnh của Trung Quốc.

Tại Nhật Bản, hội nghị giúp Nhật Bản xây dựng JGAP vào 27/04/2006 được đánh dấu mới bắt đầu xây dựng tiêu chuẩn.

Tính đến năm 2005, tổ chức EUREPGAP đã chứng nhận cho 35000 nhà sản xuất và hơn 60 quốc gia, trong đó có Thái Lan với ThaiGAP.

Tại khu vực ASEAN, Singapore công bố GAP-VF, Philippine công bố GAP-FV, Indonesia công bố INDOGAP dựa trên cơ sở hệ thống QA phát triển thành.

Đại diện EUREPGAP cho biết mặc dù số lượng các nhà sản xuất được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn này chỉ chiếm 5% trong số tổng các tổ chức được cấp giấy chứng nhận tiêu EUREPGAP trên toàn thế giới nhưng tiềm năng phát triển tiêu chuẩn này ở Châu Á đang rất lớn. Châu Á đang nỗ lực

mạnh mẽ để thích ứng với tiêu chuẩn này, đặc biệt là khi số lượng những sáng kiến xây dựng chương trình khung quốc gia về tập quán nông nghiệp sạch như ThaiGAP. MalaisiaGAP, ChinaGAP và JGAP là những tiêu chuẩn liên quan trực tiếp với EUREPGAP cũng đã và đang được nhiều quốc gia triển khai thực hiện.

Châu Á được coi là khu vực có nhiều thuận lợi trong việc triển khai áp dụng theo tiêu chuẩn EUREPGAP, vì đây là nơi mà cả trung ương và các ngành phối hợp với nhau để lập kế hoạch và triển khai thực hiện theo tập quán nông nghiệp sạch ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Tính đến tháng 8/2007 đã có 3676 cơ sở Châu Á – Thái Bình Dương được cấp giấy chứng nhận GAP, trong đó có 7 chương trình ở 7 nước thuộc Thái Bình Dương.

Bảng 2.1 Số lượng các cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận GAP ở một số nước Châu Á/Thái Bình Dương

Quốc gia Tính đến tháng 08/06 Tính đến tháng 08/07 Chương trình quốc gia New Zealand 517 1840 X Ấn Độ 745 1004 X Trung Quốc 90 300 X Thái Lan 65 246 X Úc 256 233 X Việt Nam 4 17 X Guinea … 15 X Malaysia … 13 … Nhật Bản 2 3 X Sri Lanka … 3 … Inđônêsia 1 1 … Hàn Quốc 16 1 … Tổng 1696 3676 (Nguồn:http://thvn.vn/News/Thoi-su/Nganh-NN-PTNT/Chi-5dien-tich-dat- tieu-chuan-san-xuat-rau-qua-GAP/Show-1871/)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo quy trình VietGAP tại HTX tiền lệ, xã tiền yên, huyện hoài đức, hà nộip (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w