Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo quy trình VietGAP tại HTX tiền lệ, xã tiền yên, huyện hoài đức, hà nộip (Trang 61)

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của sản xuất và kinh doanh nông nghiệp được chia thành 2 nhóm: các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất và các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sản xuất

* Các chỉ tiêu thể hiện kết quả:

+ Năng suất rau: là khối lượng rau tươi sản xuất ra trên 1 đơn vị diện tích (1 sào Bắc Bộ - 360m2) trong 1 chu kỳ sản xuất nhất định ( 1 vụ tính từ thời điểm sản xuất đến khi thu hoạch).

NS = SL/DT*360 = kg/sào

+ Sản lượng: SL của một loại rau là khối lượng rau tươi trên 1 mảnh lớn nhất trong số các mảnh có cùng trồng loại rau đó của hộ.

Công thức tính: Q = Q1+ Q2 + …+ Qn

Trong đó: Q1, Q2,…, Qn: số lần bán

+ Sản phẩm P: Là doanh thu của từng tác nhân, được tính bằng lượng sản phẩm nhân với đơn giá. Trong ngành hàng rau thì sản phẩm của ngành hàng chính là rau.

- Giá trị sản xuất rau (GO): trong sản xuất rau thì chúng ta xác định giá trị sản xuất mỗi loại rau bằng tổng khối lượng sản phẩm chính thu được của mỗi loại rau nhân với giá bán của loại rau đó. Đối với tác nhân sản xuất thì lượng sản phẩm nhân với đơn giá chính là giá trị sản xuất GO, còn đối với tác nhân kinh doanh: bán buôn, bán lẻ rau thì lượng sản phẩm nhân với đơn giá chính là doanh thu TR. Hay nói cách khác, sản phẩm P chính là giá trị sản xuất của các tác nhân sản xuất; là doanh thu của tác nhân kinh doanh (P=GO=TR). Để thống nhất các chỉ tiêu trong phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, chúng tôi sử dụng chỉ tiêu doanh thu TR chung cho tất các các nhân trong ngành hàng.

+ Chi phí trung gian (IC): chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của từng tác nhân. Chi phí trung gian được thể hiện bằng công thức:

IC = ∑Cj* Gj

Trong đó: Cj: số lượng đầu tư của đầu vào thứ j Gj: đơn giá đầu vào thứ j

Bảng 3.5 Chi phí trung gian của từng tác nhân trong nghiên cứu chuỗi giá trị rau

Người sản xuất Người thu gom Người bán buôn Người bán lẻ

- Giống - Phân bón + Phân chuồng + Phân đạm + Phân NPK - Thuốc BVTV - Công lao động + Công làm đất + Công làm cỏ + Công thu hoạch - Chi phí thuê đất - Giá vốn rau - Vận chuyển - Công cụ, dụng cụ nhỏ - Chi phí khác - Giá vốn - Vận chuyển - Công cụ, dụng cụ - Thuê cửa hàng - Chi phí khác - Giá vốn - Vận chuyển - Công cụ, dụng cụ - Thuê cửa hàng - Chi phí khác

+ Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị tăng thêm của một quá trình sản xuất kinh doanh. VA được thể hiện bằng công thức:

VA = TR - IC = GO - IC

Đối với tác nhân sản xuất, giá trị gia tăng được tính bằng bằng giá trị tăng thêm của người sản xuất trên 1 sào: VA = GO - IC

Trong phân tích ngành hàng, VA là hiệu số giữa doanh thu và chi phí trung gian IC, trong đó TR và IC được tính toán đã trình bày ở trên.

Các bộ phận giá trị gia tăng VA bao gồm:

+ Khấu hao TSCĐ (A): Trong thực tế, tính toán chi phí khấu hao tài sản cố định và các chi phí phân bổ cho từng loại sản phẩm rất khó khăn bởi vì một tài sản cố định có thể phục vụ cho sản xuất nhiều loại sản phẩm nên nó chỉ đạt

mức chính xác tương đối đặt biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong sản xuất rau, các tài sản thường có giá trị không lớn đủ để tính khấu hao.

+ Chi phí lao động: CL = L*PL

Trong đó: L là số công lao động đi thuê để sử dụng trong 1 chu kỳ sản xuất trên 1 đơn vị diện tích của 1 loại rau

PL là giá công lao động ( Giá công lao động thị trường hiện nay tại Tiền Lệ là 60.000VNĐ/ công)

+ Công lao động gia đình (V): là thời gian mà lao động gia đình đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, bao gồm công làm đất, nhặt cỏ, bón phân, phun tưới (bơm) nước, thu hoạch và đem bán. Công lao động gia đình được tính là số ngày người tham gia lao động, mỗi công là một ngày tương ứng với 8 giờ lao động.

- Tổng chi phí:

TC = IC + A + V* 60

- Thu nhập hỗn hợp: là phần thu nhập của hộ sản xuất lao động nông nghiệp và lợi nhuận tính trên 1 sào rau trên 1 năm.

MI = VA - (A +T)

Trong đó: VA là giá trị gia tăng A: Khấu hao TSCĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

T: Thuế nông nghiệp ( T = 0 vì người dân sản xuất rau tại Tiền Yên được miễn thuế nông nghiệp và thủy lợi phí).

Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp, chúng tôi không xét thu nhập thuần vì thực tế, đối với sản xuất nông nghiệp thì việc xây dựng chi phí gia đình là rất khó, nó tùy thuộc vào từng điều kiện sản xuất của từng vùng. Hơn nữa, trong sản xuất nông nghiệp, họ không tính chi phí lao động gia đình và người nông dân không có thói quen hạch toán chi phí, tập quán “ lấy công làm lãi” đã trở nên rất quen thuộc đối với các hộ nông dân. Chính vì vậy, họ chỉ quan tâm tới thu nhập hỗn hợp tính trên một đơn vị diện tích, tính trên công lao động và làm ra càng nhiều sản phẩm càng tốt.

* Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả:

Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, người ta dùng nhiều phương pháp đánh giá và chỉ tiêu khác nhau, trong phương pháp thường dùng là tính hiệu quả theo chi phí trung gian:

- Tỷ suất sử dụng chi phí trung gian: được tính bằng tỷ lệ so sánh giữa giá trị sản xuất hoặc giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp với chi phí trung gian:

+ GO/IC + VA/IC + MI/IC

- Hiệu quả sử dụng lao động: được tính bằng tỷ lệ so sánh giữa giá trị sản xuất hoặc giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp với số công lao động gia đình:

+GO/V + VA/V + MI/V

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình sản xuất rau và rau theo quy trình VietGAP tại xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội

4.1.1 Tình hình sản xuất rau tại xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội

Tiền Yên là một xã có tổng dân số 6.140 người với 1.550 hộ, trong đó 90% tổng số hộ làm nghề nông nghiệp với 75 – 80% hộ trồng rau. Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác thống kê đất đai xã Tiền Yên năm 2009, diện tích đất canh tác trên toàn xã là 165,12 ha, trong đó diện tích đất trồng cây rau màu chiếm tỷ lệ lớn với 70% tổng diện tích đất canh tác. Đa số người dân tại địa phương đều có thâm niên trông rau từ lâu đời. Điều này sẽ mang lại điều kiện rất thuận lợi cho người dân khi họ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau để tăng năng suất bởi vì cây rau đã trở thành tập quán canh tác của các hộ. Đồng thời cũng cho thấy cây rau chiếm một vị trí hết sức quan trọng giúp người dân có công ăn việc làm đồng thời nâng cao đời sống. Như vậy, rau không những cung cấp lương thực cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội mà còn tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân địa phương thông qua sản phẩm rau bán ra trên thị trường.

Tiền Yên có vị trí đất thuận lợi, là đất cát, nhiều phù sa, thuận lợi cho cây rau phát triển, vì vậy trong những năm qua, đây là một trong những xã đi đầu trong sản xuất rau về sản lượng và năng suất.

Bảng 4.1 Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên toàn xã qua các năm 2007, 2008, 2009

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Diện tích ha 113,409 113,428 115,584

Năng suất TB Tạ/ha 462,31 450,23 464,32

Sản lượng Tạ 52.430,11 51.068,69 53.651,24

Theo kết quả điều tra, biến động đất diện tích đất canh tác có sự tăng dần qua các năm nhưng không đáng kể. Cụ thể năm 2008, diện tích đất trồng cây rau màu là 113,428 ha, tăng 190m2 so với năm 2007, còn năm 2009 thì tăng 640m2 so với năm 2008. Sự biến động ổn định đất trên diện tích trồng rau sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ yên tâm thâm canh và luân xen cây rau màu tạo năng suất cao. Riêng trong năm 2008, vào thời điểm vụ đông do ảnh hưởng của trận lụt lớn tại Hà Nội làm năng suất trung bình giảm đáng kể, giảm xuống 12,08 tạ/ha so với năm 2007. Năm 2009, điều kiện khí hậu thuận lợi nên năng suất cây rau đã cao trở lại, lên 464,32 tạ/sào.

Những năm gần đây, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nông sản, nhất là RAT của người tiêu dùng ngày một nhiều, cùng với nhiều kinh nghiệm sản xuất, năng động, nhạy bén với thị trường - HTX NN Tiền Lệ của xã Tiền Yên đã nhận được sự giúp đỡ của cấp trên và Phòng Nông nghiệp & PTNT Hoài Đức để xây dựng và triển khai thực hiện dự án sản xuất RAT. Do vậy, vụ đông năm 2007, HTX NN Tiền Lệ đã được UBND huyện chọn làm nơi triển khai thực hiện dự án sản xuất RAT, với quy mô 31ha/59ha diện tích cây màu. Tuy nhiên, từ tháng 11/ 2008, HTX Tiền Lệ đã được áp dụng sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP (rau an toàn VietGAP) trên diện tích 2,5ha/31ha do sự hỗ trợ từ dự án SuperChain. (Dự án SuperChain do Trung tâm hợp tác quốc tế Nghiên cứu nông nghiệp phục vụ Phát triển Pháp(CIRAD) điều phối, hoạt động tại Việt Nam do MALICA thực hiện, trong đó Malica là nhóm nghiên cứu tập hợp các cơ quan: Trung Tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp(CARAD), Viện Nghiên cứu rau quả(FAVRI) và Trung Tâm Phát triển nông thôn (IPSAD/ IPSARD).

4.1.2 Tình hình sản xuất rau theo quy trình VietGAP tại xã Tiền Yên

Thôn Tiền Lệ thuộc xã Tiền Yên (Hoài Đức), có tổng diện tích đất tự nhiên 123ha, trong đó đất canh tác là 102,6ha. Phần lớn diện tích đất canh tác thuộc vùng đất bãi sông Đáy, rất thuận lợi cho sản xuất rau màu theo

hướng hàng hóa. Riêng đối với hàng rau của HTX Tiền Lệ có lợi thế như sau: Cây rau là cây trồng chủ đạo của người dân địa phương và được sản xuất tập trung thành các vùng với diện tích lớn. Cây rau đã có những đóng góp quan trọng cho đời sống, kinh tế, xã hội của người dân địa phương. Mặt khác, cây rau có sự đa dạng các kênh thị trường và các tác nhân tham gia. Sản xuất rau không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương mà còn có sự kết nối với thị trường lớn như thị trường Hà Nội và các vùng lân cận, có lợi thế như sau: Cây rau là cây trồng chủ đạo của người dân địa phương và được sản xuất tập trung thành các vùng với diện tích lớn. Cây rau đã có những đóng góp quan trọng cho đời sống, kinh tế, xã hội của người dân địa phương.

Do điều kiện đất thích hợp với chuyên canh rau màu nên bà con nhân dân thôn Tiền Lệ có truyền thống trồng rau màu từ lâu đời. Những năm gần đây, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nông sản, nhất là RAT của người tiêu dùng ngày một nhiều, cùng với nhiều kinh nghiệm sản xuất, năng động, nhạy bén với thị trường - HTX NN Tiền Lệ đã nhận được sự giúp đỡ của ban chỉ đạo cấp trên và Phòng Nông nghiệp & PTNT Hoài Đức xây dựng và triển khai thực hiện dự án sản xuất RAT. Do vậy, vụ đông năm 2007, HTX NN Tiền Lệ đã được UBND huyện chọn làm nơi triển khai thực hiện dự án sản xuất RAT, với quy mô 31ha/51ha diện tích cây màu.

Được sự hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông huyện và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, HTX đã tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng vùng quy hoạch với đầy đủ các công trình thủy lợi, nhà lưới, đường điện, đường giao thông..., tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa ra đường Láng - Hòa Lạc cách khu quy hoạch 1,5km.

Các loại rau chủ lực của HTX Tiền Lệ có thể kể tới như: Cải bắp, rau cải các loại, hành, rau mùi, rau dền, mùng tơi... Nhằm đảm bảo chất lượng thương hiệu RAT của địa phương, Ban quản trị HTX thống nhất xây dựng nguyên tắc chung về sản xuất RAT và nội quy, quy chế hoạt động của đội sản

xuất. Với kế hoạch tổ chức sản xuất cụ thể, chặt chẽ đó, 100% các hộ trong vùng quy hoạch đã cam kết thực hiện đúng quy trình sản xuất RAT. Hiện tại, các hộ sản xuất rau trong vùng quy hoạch đang áp dụng đúng quy trình sản xuất RAT đã được Phòng Nông nghiệp & PTNT tập huấn trước đó. Họ chỉ sử dụng phân bón sinh học WEGH bón vào đất và qua lá; phân hữu cơ được ủ hoai mục, hạn chế tới mức thấp nhất thuốc bảo vệ thực vật và đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch. HTX cử 2 người làm công tác sơ chế rau tại nhà sơ chế tập trung của HTX, tại đây rau được rửa bằng nước giếng khoan, sau đó ngâm trong nước ôzôn 5% rồi đưa lên giá cao thoáng cho ráo nước và đưa đến nơi tiêu thụ.

Bên cạnh những thuận lợi, cũng có rất nhiều khó khăn trong sản xuất RAT ở Tiền Lệ cũng như bao HTX khác như: Giống rau mới năng suất, chất lượng; phân bón hữu cơ, vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật chất lượng; công tác xác nhận chất lượng sản phẩm RAT; khâu tiêu thụ sản phẩm do mới đi vào sản xuất chưa tiếp cận được thị trường nhiều nơi...Song trước mắt, nhờ thực hiện nghiêm túc các quy trình sản xuất RAT nên sản phẩm rau của HTX NN Tiền Lệ đang được các đơn vị trên địa bàn huyện biết tới. Các bếp ăn của Huyện ủy, UBND huyện, các trường học, cơ quan... sử dụng thường xuyên, nâng cao giá trị cây rau địa phương so với trước kia.

Dựa trên những định hướng chiến lược phát triển RAT huyện Hoài Đức đến năm 2010. Do quá trình đô thị hóa, theo dự kiến đến năm 2010 toàn huyện chỉ còn trên 700 ha đất nông nghiệp vùng bãi ven sông Đáy. Cây trồng được xác định là những loại cây mang giá trị hàng hóa cao, trong đó tập trung phát triển RAT. Theo định hướng đến năm 2010 toàn huyện có 150 ha RAT bao gồm 7 xã ven sông Đáy (xã Song Phương, xã Tiền Yên,…).

Theo quy hoạch sản xuất RAT tại 2 xã Song Phương và Tiền Yên, với 3 HTX là Tiền Lệ 31ha, Phương Bảng 30ha, Phương Viên 58,5ha. Đến nay đã xây dựng 3 mô hình điểm sản xuất RAT theo hướng VietGAP của 3 HTX.

Bảng 4.2 Tình hình sản xuất RAT tại 3 nhóm Tiền Lệ, Phương Viên và Phương Bảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HTX Tiền Lệ HTX Phương viên

HTX Phương

Bảng

Diện tích 2,5 2,2 1,5

Số hộ tham gia 18 63 63

Loại rau Cải mơ, cải chíp, cải bẹ, rau dền, hành, rau mùi,…

Cà chua, cải bắp, su hào, súp lơ, đậu đũa,…

Cải bắp, xu hào, xúp lơ

Huyện đã đầu tư kinh phí phân tích mẫu đất, mẫu nước 45ha cho vùng quy hoạch RAT của 3 HTX. Kết quả do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa phân tích (tháng 12/2007) cho thấy đất và nước của các vùng quy hoạch đều đảm bảo sản xuất RAT.

Với các hộ nông dân trong vùng quy hoạch đều là những hộ chuyên trồng rau màu, có kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất và được nhiều cơ quan, tổ chức thường xuyên tập huấn về kĩ thuật sản xuất RAT. Đặc biệt là sự giúp đỡ của dự án Superchain của Malica.

Nhờ chính sách hỗ trợ của UBND huyện trong chuyển đổi cơ cấu cây

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo quy trình VietGAP tại HTX tiền lệ, xã tiền yên, huyện hoài đức, hà nộip (Trang 61)