Tác nhân người sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo quy trình VietGAP tại HTX tiền lệ, xã tiền yên, huyện hoài đức, hà nộip (Trang 73)

a. Đặc điểm chung: Người dân sản xuất rau an toàn VietGAP tại HTX Tiền Lệ chủ yếu là nông dân, họ là tác nhân đầu tiên của ngành hàng. Hiệu quả kinh tế thu được đối với mỗi loại sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quyết định đầu tư của hộ. Quy mô và đặc điểm của ngành hàng thể hiện thông qua khối lượng và chủng loại rau, vì vậy mà quy mô và đặc điểm của ngành hàng rau phụ thuộc rất lớn vào tác nhân này.

b. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các hộ điều tra

Sản xuất rau với tính đặc thù thâm canh cao, tốc độ quay vòng cây trồng lớn nên mức độ sử dụng phân bón cũng như các loại hóa chất bảo vệ thực vật cao hơn nhiều loại cây trồng khác kéo theo chi phí đầu tư trung bình 1 sào trên 1 hộ khác nhau. Trên cơ sở kết quả điều tra điều tra về chủng loại, diện tích rau thu được, để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau chúng tôi lựa chọn và điều tra ba loại rau đang được sử dụng tại các nông có diện tích sản xuất với diện tích lớn nhất tại HTX là rau dền, rau cải cúc và rau cải mơ:

Bảng 4.4 Năng suất, doanh thu trung bình của hộ sản xuất rau trên 1 sào tại HTX Tiền Lệ trong năm 2009

Chỉ tiêu ĐVT Rau an toàn VietGAP Rau thường

Rau dền Cải cúc Cải mơ Rau dền Cải cúc Cải mơ

Năng suất Kg/sào 353,25 375,22 490,02 325,23 352,00 478,19

Doanh thu Tr.đồng 4.860,15 2.978,56 4.815,20 4.784,70 2.931,30 4.797,45

Nguồn: Từ số liệu điều tra, 2010

Về điều kiện sản xuất, được sự hỗ trợ của UBND huyện, đã hỗ trợ xây dựng nhà lưới diện tích 16.667m2, vì vậy 18 hộ của HTX đều được sản xuất rau trong nhà lưới, bởi vậy năng suất tương đối ổn định. Đối với rau dền, do

mỗi lứa được thu hoạch 3 lần, mỗi lần thu hoạch theo phương pháp tỉa, nên doanh thu cao hơn so với các loại cây khác.

Khi áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất rau, năng suất tăng cao hơn so với rau thường, nhưng chưa đáng kể. Điều này được giải thích do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, do quy mô sản xuất rau nhỏ (2,5ha) nên khi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từ quy trình VietGAP, năng suất tăng lên chưa được phát huy tối đa. Thực tế cho thấy, khi hộ nông dân áp dụng trồng rau theo quy trình VietGAP, sự khác nhau rõ rệt nhất giữa rau VietGAP so với rau thường là hình thức bón phân chuồng ủ hoai mục so với bón phân tươi của các hộ trồng rau thường và phun thuốc vi sinh học có trong danh sách những thuốc được sử dụng theo quy trình VietGAP thay vì phun thuốc tràn lan của các hộ trồng rau thông thường. Khi các hộ bón phân chuồng ủ hoai mục lớn hơn 3 tháng sẽ làm cho đất tơi xốp hơn, không có mùi hôi, không có mầm bệnh với cây trồng, có hạt cỏ dại, có một số chất gây hại cho cây (H2S), không có trứng giun sán, vi sinh vật gây bệnh đường ruột cho con người như khi bón phân tươi, tăng giá trị sử dụng cho đất làm tăng năng suất cây trồng. Hơn nữa, khi bón phân vi sinh, đặc biệt là phân WEHG làm cho số lứa nhanh được thu hoạch hơn so với thông thường. Nguyên nhân thứ hai được giải thích đối với các hộ nông dân Tiền Lệ thể hiện năng suất tăng so với các hộ trồng rau thông thường là các hộ trồng rau trong mô hình nhà lưới sẽ giảm thiểu tối đa nhất những rủi ro do thiên tai mang lại như nắng, mưa bão...Đặc điểm đặc trưng nhất trong nông nghiệp nói chung và trồng rau tại Tiền Lệ nói riêng là tính mùa vụ và thiên tai là điều không thể tránh khỏi, bởi vậy, bà con nông dân luôn phải đối mặt với thiên tai gây thiệt hại không nhỏ tới năng suất cây trồng. Chính vì vậy, điều mà bà con quan tâm nhất không chỉ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, giải quyết khâu tiêu thụ đầu ra mà còn là tìm cách giảm thiểu sự rủi ro trong sản xuất.

Cũng như các ngành hàng khác trong sản xuất nông nghiệp, chi phí sản xuất rau gồm: chi phí biến đổi và chi phí cố định.

Tuy nhiên, chi phí đầu tư sản xuất rau thấp hơn so với khi sản xuất các ngành hàng khác vì người nông dân chỉ cần chi chi phí biến đổi gồm: công lao động, giống, phân bón (NPK, đạm, chuồng, vi sinh), thuốc BVTV,... Còn công lao động thì họ phải chi rất ít do tập quán “lấy công làm lãi“ ở hầu hết các vùng nông thôn.

Chi phí cố định bao gồm các khoản chi phí về xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống giếng khoan, hệ thống đường điện, chi phí thuê đất...nhưng, các chi phí này hầu hết không được hạch toán vào chi phí vì không đáng kể. Nguyên nhân do các hộ nông dân đều sử dụng hệ thống giếng khoan và hệ thống điện tại nhà để sản xuất rau.

Riêng đối với sản xuất rau an toàn, họ phải đầu tư thêm một số khoản chi phí khác. Các khoản chi phí đó bao gồm chi phí xây dựng nhà sơ chế, công giám sát, chi phí tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, chi phí sổ sách ghi chép nhật ký sản xuất, chi phí giấy khám sức khoẻ, chi phí bảng mã ruộng... Khi áp dụng sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP, các chi phí này tại HTX Tiền Lệ đều được hỗ trợ, do vậy người dân không phải chi, nhưng khi tính chi phí, chúng tôi cũng hạch toán để đánh giá hiệu quả kinh tế một cách chính xác nhất. Tổng chi phí giếng khoan là 1,5 triệu được xây dựng ngay tại ruộng rau để người dân dễ dàng sử dụng trong quá trình chăm sóc rau. Hệ thống đường điện cũng được xây dựng với chi phí 30 triệu. Đối với giá thuê đất tại Tiền Lệ là 250kg thóc/sào/năm, tương đương 667.000 đồng. Các hộ sản xuất rau sử dụng tư liệu sản xuất chính như xe máy, xe đạp thồ, máy bơm, bình phun thuốc sâu và một số dụng cụ khác như quang gánh, sọt, thùng gánh nước, bình ô roa…Nhìn chung tư liệu này không có sự khác biệt nhiều giữa hộ sản xuất theo quy trình VietGAP và không theo quy trình. Do quy mô sản

xuất của hộ còn nhỏ, hộ chưa chú trọng đầu tư hiện đại nên tư liệu sản xuất vẫn còn thô sơ và khá đơn giản chưa đảm bảo quy định VietGAP.

Bảng 4.5 Chi phí cố định RAT VietGAP và rau thường

Stt Hạng mục Tổng chi phí/hộ (1000đ) Chi phí/năm/2,5 ha (1000đ) Chi phí/sào/năm (1000đ) 1 Giếng khoan (hộ) 1.500 27.000 390

2 Hệ thống đường điện (toàn vùng) 30.000 2.000 29

4 Thuê đất 667

5 Khấu hao tài sản cố định khác (xe máy, thúng, sọt…) 100

Tổng 835

Chi phí RAT/lứa 96

Chi phí cố định rau thường/lứa 121

(Tổng hợp số liệu từ điều tra)

Chi phí giếng khoan của mỗi hộ là 1,5 triệu đồng, nên chi phí 18 hộ sẽ là 27 triệu ( bằng 1,5*18). Vậy tổng chi phí giếng khoan trên 2,5ha mỗi năm là 27 triệu, tương đương 390 ngàn đồng ( bằng 27.000:2,5:27,7). Trong sản xuất RAT còn có thêm nhiều khoản chi phí khác: Chứng nhận VietGAP, công giám sát, tổ chức hội họp, sổ ghi chép nhật ký, chứng nhận sức khỏe, bảng mã ruộng... Cụ thể như bảng 4.5:

Bảng 4.6 Chi phí cố định phát sinh thêm so với sản xuất rau thường ĐVT: 1000đ Stt Hạng mục Tổng chi phí Chi phí/năm Chi phí/sào/năm 1 Chứng nhận VietGAP Năm thứ nhất 46.000 46.000 662 Năm thứ hai 20.000 20.000 288 2 Nhà lưới 628.000 62.800 904 3 Công giám sát 720 720 104 4 Công tổ chức các hoạt động 840 840 11 5 Khác (CN sức khỏe, sổ sách, bảng mã ruộng...) 2.000 2.000 29 Tổng Năm thứ nhất 1.710 Năm thứ hai 1.336

Chi phí cố định phát sinh thêm so với sản xuất rau thường/lứa

Năm thứ nhất 199

Năm thứ hai 156

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Theo chuẩn mực quy trình VietGAP, người dân phải sử dụng nhà sơ chế sau khi sản xuất rau, thực tế tại Tiền Lệ đã xây dựng hoàn thành một nhà sơ chế, nhưng do điều kiện người dân sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, diện tích nhỏ, sản phẩm chưa đa dạng nên đa số người dân tiêu thụ riêng lẻ; mặt khác, rau an toàn Tiền Lệ còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ nên chưa có thương hiệu riêng, khâu đóng gói chưa trở nên cần thiết do vậy hiện tại nhà sơ chế 24m2 chưa được sử dụng.

Đối với chi phí biến đổi, nhìn chung sản xuất rau theo quy trình VietGAP cao hơn do thuốc BVTV mà người dân sử dụng có giá cao hơn từ 50 – 60 nghìn đồng/ bình so với giá thuốc BVTV bình thường. Công chăm sóc đối với rau VietGAP cũng nhiều hơn 1-2 công so với rau bình thường. Mặt khác, sự khác biệt rõ rệt nhất giữa rau VietGAP so với rau thường là

người dân phải hình thành thói quen ghi chép sổ sách, do vậy công ghi chép cũng được tính vào công lao động của hộ.

Bảng 4.7 Chi phí biến đổi sản xuất rau thường và RAT tính trung bình 1 sào/năm

ĐVT: 1000 đồng

Diễn giải

Rau dền Rau cải cúc Rau cải mơ Bình quân

VG BT VG BT VG BT VG BT 1 Chi phí vật chất 790,40 952,74 736,15 847,64 644,32 750,78 723,62 850,39 Giống 13,91 83,23 38,27 140,34 29,31 120,37 27,16 114,65 Phân vi sinh 22,46 13,45 25,43 11,35 23,07 22,51 23,65 15,77 Phân chuồng 220,16 312,43 157,82 172,32 148,36 163,23 175,45 215,99 Phân N PK 512,34 520,51 462,32 468,17 394,51 392,35 456,39 460,34 Thuốc BVTV 21,53 23,12 52,31 55,46 49,07 52,32 40,97 43,63 Sổ ghi chép nhật ký, bảng mã ruộng,… 0,00 0,42 0,00 0,42 0,00 0,42 0,00 0,42 2 Chi phí dịch vụ 860,20 856,29 871,67 862,88 991,57 1,007,60 907,81 908,92

Thuê công giám sát 10,40 0,00 10,40 0,00 10,40 0,00 10,40 0,00

Thuê làm cỏ 99,62 102,06 110,75 123,81 231,14 251,30 147,17 159,06

Thuê đất 750,18 754,23 750,52 739,07 750,03 756,30 750,24 749,87

Chi phí dịch vụ khác( tập huấn, hội thảo…) 0,00 0,15 0,00 0,15 0,00 0,15 0,00 0,15

3 Chi phí trung gian ( 3 = 1 + 2) 1.650,60 1.809,03 1.607,82 1.710,52 1.635,89 1.758,38 1.631,44 1,759,31 4 Chi phí công lao động gia đình (V) 983,81 1,092,74 717,21 720,41 711,82 763,62 804,28 858,92

Làm đất 115,23 182,71 90,05 106,29 93,21 125,73 99,50 138,24 Phun thuốc 71,08 81,32 25,09 31,46 32,13 38,72 42,77 50,50 Chăm sóc 518,83 623,19 371,43 385,72 350,07 372,38 413,44 460,43 Thu hoạch 167,32 172,39 184,29 169,23 191,24 201,37 180,95 181,00 Ghi chép sổ sách 77,23 0,00 20,00 0,00 20,00 0,00 39,08 0,00 Vận chuyển 34,12 33,13 26,35 27,71 25,17 25,42 28,55 28,75 5 Khấu hao TSCĐ 5,34 32,67 5,34 32,67 5,34 32,67 5,34 32,67

0

* Kết quả và hiệu quả sản xuất

Qua bảng 4.6 ta thấy năng suất các rau dền, cải cúc và cải mơ khi áp dụng quy trình VietGAP tăng so với không áp dụng. Bình quân hộ áp dụng quy trình năng suất đạt 406.16 tạ/sào, còn hộ không áp dụng quy trình năng suất đạt là 385.14 tạ/sào. Năng suất khác nhau giữa 2 nhóm hộ trồng rau VietGAP và rau thường như vậy là do khi áp dụng quy trình VietGAP thì các hộ bón phân ủ hoai mục trộn với phân Penac – chế phẩm xử lý môi trường sau khi pha loãng chế phẩm này trong nước làm cho năng suất qua ba vụ: vụ sớm, vụ chính và vụ muộn ổn định hơn, ít bị sâu bệnh hơn. Đồng thời, các hộ bón phân vi sinh WEHG (Worldwise Enterprise Heaven’s Green) có công năng làm cho đất ngày càng màu mỡ thêm, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có ích sinh sống và phát triển, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, cải tạo lý, hóa tính của đất, huy động tài nguyên sẵn có trong đất cung cấp cho cây trồng. Từ đó giúp cây sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ, rễ tăng trưởng mạnh, hoạt động sâu, rộng để hút nước, cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Giá trị sản xuất/ chi phí trung gian của hộ áp dụng quy trình VietGAP cao hơn so với hộ áp dụng quy trình bình thường ( Rau dền: quy trình VietGAP là 2,94, quy trình bình thường là 2,64; Rau cải cúc: tỷ lệ 1,85: 1,71; Rau cải mơ: 2,94: 2,73), tỷ lệ MI/IC, VA/IC, GO/V cũng cao hơn giữa 2 nhóm hộ này). Qua đây ta thấy sản xuất theo quy trình VietGAP giảm CPTG, thu nhập BQ/sào cũng cao hơn so với sản xuất rau theo quy trình thông thường.

Bảng 4.8 Kết quả và hiệu quả kinh tế của nhóm trồng rau VietGAP và nhóm trồng rau thường của 1 sào/1năm

1 Năng suất Kg/sào 353,25 325,23 375,22 352,00 490,02 478,19 406,16 385,14

2 Giá trị SX (GO) Tr.đ 4.860,15 4.784,70 2.978,56 2.931,30 4.815,20 4.797,45 4.218,46 4.171,15

3 Chi phí TG (IC) Tr.đ 1.650,60 1.809,03 1.607,82 1.710,52 1.635,89 1.758,38 1.631,44 1.759,31

4 Chi phí cố định khấu hao(A) Tr.đ 5,34 32,67 5,34 32,67 5,34 32,67 5,34 32,67

5 Giá trị tăng thêm (VA)(5= 2 -3) Tr.đ 3.210 2,976 1,371 1,221 3,179 3,039 2,587 2,412

6 Thu nhập hỗn hợp/1 lứa (MI)

(6=5 – 4 ) Tr.đ 3,204 2,943 1,365 1,188 3,174 3,006 2,582 2,379 7 V 1000đ 983,81 1,092,74 717,21 720,41 711,82 763,62 804,28 858,92 - GO/IC Lần 2,94 2,64 1,85 1,71 2,94 2,73 2,59 2,37 - VA/IC Lần 1,94 1,64 0,85 0,71 1,94 1,73 1,59 1,37 - MI/IC Lần 1,94 1,63 0,85 0,69 1,94 1,71 1,58 1,35 - GO/V Tr,đ/công 4,94 4,38 4,15 4,07 6,76 6,28 5,25 4,86 - VA/V Tr,đ/công 3,26 2,72 1,91 1,69 4,47 3,98 3,22 2,81 - MI/V Tr,đ/công 3,26 2,69 1,90 1,65 4,46 3,94 3,21 2,77

Nhìn vào bảng 4.14 chúng tôi thấy thu nhập hỗn hợp/ lứa/ sào đối với từng loại rau sản xuất theo quy trình VietGAP cao hơn so với rau thường, tuy nhiên, sự chênh lệch chưa đáng kể. Xét diện tích trên 2,5ha thì sự chênh lệch khoảng 500 nghìn/hộ/năm. Như vậy nếu mở rộng diện tích thành 31ha thì sản xuất rau VietGAP lãi trung bình khoảng 6 triệu/năm/ sào so với rau thường trong điều kiện các hộ có sự liên kết hợp tác. Điều đó cho thấy nếu hộ nông dân mở rộng và triển khai sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP trên diện tích 31 ha thì sự sẽ giảm thiểu chi phí cố định và chi phí biến đổi, tạo hiệu quả kinh tế cao hơn so với quy mô nhỏ 2,5ha.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo quy trình VietGAP tại HTX tiền lệ, xã tiền yên, huyện hoài đức, hà nộip (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w