Tình hình áp dụng quy trìnhVietGAP trong sản xuất nông sản ở

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo quy trình VietGAP tại HTX tiền lệ, xã tiền yên, huyện hoài đức, hà nộip (Trang 46)

Hiện nay, VietGAP là tiêu chuẩn tự nguyện nhưng đến năm 2015, 100% diện tích SX rau tập trung phải đáp ứng và đạt được chứng nhận VietGAP

(107/2008/QĐ-TTg). Tính đến tháng 1/2010, cả nước mới có 15 mô hình SX áp dụng VietGAP được chứng nhận ( theo cục trồng trọt, 2010). Tại Hà Nội, nguồn vốn đầu tư cho SXRAT tăng liên tục trong 15 năm trở lại đây nhưng kết quả rất hạn chế (đến 7/2009, có 6.820ha vùng SXRAT tập trung được quy hoạch, trong đó chỉ có 219ha được chứng nhận đủ ĐK SX sơ chế RAT).

Các mô hình áp dụng VietGAP được chứng nhận

Theo báo cáo của các tổ chức chứng nhận VietGAP được chỉ định và các địa phương, đến cuối năm 2009, cả nước đã có trên 15 mô hình/địa phương áp dụng VietGAP được chứng nhận. Trong đó có 10 mô hình VietGAP trên rau với diện tích 31,5 ha; 3 mô hình VietGAP trên chè với diện tích 24 ha; 01 địa phương (Bình Thuận với nhiều mô hình) áp dụng VietGAP trên Thanh Long với diện tích 300 ha.

Các mô hình đã và đang áp dụng VietGAP

Hiện tại, với sự đầu tư của Nhà nước và một số dự án, có 6 mô hình trồng rau đang áp dụng VietGAP với diện tích 80 ha ở các địa phương: Hải Phòng. Bắc Ninh, Lâm Đồng, Tp. HCM; tỉnh Bình Thuận đã tập huấn VietGAP và hiện nay đã có khoảng 3000 ha Thanh Long đang áp dụng VietGAP. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng đã tư vấn cho nông dân trông vải ở Hồng Giang, Lục Ngạn, Bắc Giang áp dụng VietGAP trên diện tích 5 ha.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với các địa phương triển khai các mô hình RAT theo kế hoạch khuyến nông 2009 (kinh phí 4.3 tỷ đồng).

Dự án CIDA cũng đang tập huấn, triển khai một mô hình rau VietGAP tại Lâm Đồng, Tp. HCM, Hà Nội.

Bảng 2.2 Các mô hình áp dụng VietGAP trong sản xuất rau, quả, chè STT Tên mô hình Diện tích(ha) Chủng loại Địa bàn

STT Tên mô hình Diện tích(ha) Chủng loại Địa bàn

1 HTX RAT Tiền Lệ 2.5 Rau ăn lá Hà Nội 2 HTX Phương Viên 2.3 Rau các loại Hà Nội 3 Viện CLT-CTP 2.0 Bí xanh. Dưa chuột Hải Dương 4 Doanh nghiệp Thoa Liên 2.0 Rau các loại Bắc Ninh 5 Cty TNHH Hà An 5.0 Rau các loại Hà Nội 6 Trung tâm giống và PT NLN CNC Hải Phòng 3.5 Rau các loại Hải Phòng 7 Trang trại Phạm Gia Trang 2.0 Rau ăn quả. ăn lá Hải Dương 8 HTX RAT Lĩnh Nam 2.5 Rau ăn lá. ăn quả Hà Nội 9 Nhóm hộ thôn Kim Thái (xã Ba Hàng) 3.0 Rau họ cải. cà chua (5 loại rau) Thái Nguyên 10 Nhóm hộ thôn Náng (xã Phú Bình) 3.2 Rau họ cải. rau gia vị Thái Nguyên 11 Nhóm hộ thôn Hồng Sơn 3.5 Rau họ cải Thái Nguyên 12 Cty CP chè Việt Mông 5.0 Chè Hà Nội 13 Công Ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Cầu Tre 10.4 Chè Ô long (Kim Tuyên.Thuý Ngọc)

14 HTX Tân Thành 8.7 Chè Thái Nguyên 15 Một số trang trại Thanh Long 300 Thanh Long Bình Thuận

Mô hình đang áp dụng

1 HTX An Thọ 2.5 Rau ăn lá Hải Phòng 2 Liên tổ SX RAT Ấp Đình 10 Rau các loại TP. HCM 3 HTX Phước An 11 Rau các loại TP.HCM 4 Trang trại Phong Thuý 27 Rau các loại Lâm Đồng 5 Tổ hợp tác Xuân Viên 20 Rau các loại Lâm Đồng 6 HTX SX&TT RAT Hoà Đình 10 Rau các loại Bắc Ninh 7 Các trang trại Thanh Long 3.000 Thanh Long Bình Thuận 8 Hiệp Tân (xã Hồng Giang) 5 Vải Bắc Giang

(Cục Bảo vệ thực vật, 2009)

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau theo quy trình VietGAP tại HTX tiền lệ, xã tiền yên, huyện hoài đức, hà nộip (Trang 46)