Một số quan điểm khi xây dựng giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đào tạo nguồn nhân lực tại công ty thương mại quảng nam đà nẵng (DATRACO) (Trang 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.3. Một số quan điểm khi xây dựng giải pháp

a. Đào tạo phải lấy hiệu quả làm thước đo quan trọng

Nguồn nhân lực là một nguồn lực đặc biệt quan trọng của sự phát triển đã đƣợc khẳng định và không ít ý kiến thừa nhận yếu tố con ngƣời là nguyên nhân của của mọi thành công cũng nhƣ thất bại.

Việc đầu tƣ cho con ngƣời là hoàn toàn có lợi. Trƣớc hết là lợi ích trực tiếp cho bản thân ngƣời lao động và sau đó là lợi ích cho xã hội. Vì vậy, cần đầu tƣ cho ngƣời lao động nhiều hơn nữa để có nguồn nhân sự chất lƣợng.

Trong hoạt động kinh doanh, NNL là yếu tố dẫn đến thành công. Tri thức, kinh nghiệm là tài sản quý giá của công ty. Vậy nên, đầu tƣ cho công tác đào tạo và phát triển NNL là khoản đầu tƣ vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lƣợc lâu dài. Tại công ty, công tác đào tạo NNL là vấn đề cần ƣu tiên hàng đầu, đảm bảo NNL đáp ứng hiệu quả cho chiến lƣợc của công ty.

b. Quyền được học tập và đào tạo của mọi nhân viên

Đào tạo NNL là vấn đề tồn vong của một quốc gia, dân tộc, nó quyết định sự phát triển của xã hội, sự phồn vinh của đất nƣớc. Vì vậy, cần phải tăng cƣờng nâng cao nhận thức, hình thành nên trào lƣu học tập, không ngừng học tập trong lực lƣợng lao động. Công ty cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về nội dung, cơ sở vật chất, phƣơng thức và loại hình đào tạo nhằm giúp cho lực lƣợng lao động thƣờng xuyên tham gia học tập bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn ngày một nhiều hơn.

Sự đổi mới công nghệ, phát triển khoa học diễn ra nhanh chóng, đòi hỏi lực lƣợng lao động phải ứng phó và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng này. Vì vậy, lực lƣợng lao động phải thƣờng xuyên học tập, nâng cao trình độ nhiều hơn, nhanh hơn. Điều này thực sự là một yêu cầu đặt ra đảm bảo cho sự phát triển bền vững NNL. Chính yêu cầu của việc học tập này sẽ có sự phân hóa nhanh, mạnh hơn trong lực lƣợng lao động và thƣớc đo giá trị bằng cấp trở nên tƣơng đối. Thƣớc đo mang tính sát thực hơn, thực tế hơn chính là kỹ năng của ngƣời lao động, là năng suất, là hiệu quả trong công việc, đây chính là quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời lao động.

Cũng từ sự đổi mới công nghệ, phát triển khoa học diễn ra nhanh chóng, tính chất và yêu cầu công việc cũng thay đổi nhanh hơn. Khi những công việc cũ mất đi thì công việc mới lại hình thành với những yêu cầu, tiêu chuẩn, đòi hỏi mới cao hơn, khắt khe hơn, đó cũng chính là nguy cơ thất nghiệp xảy ra. Vấn đề này đặt ra sự linh hoạt của ngƣời lao động không chỉ cố hữu đặc thù cho một công việc mà cần có một kỹ năng lao động rộng hơn, đa ngành hơn. Điều này cũng nói lên sự cần thiết của việc học và không ngừng học.

c. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty, gắn với chính sách sử dụng lao động hợp lý

Hoạt động đào tạo NNL của công ty chỉ nên thực hiện khi nó đem lại giá trị tăng thêm và góp phần vào việc gia tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty. Vì

vậy, hiệu quả là tiêu chuẩn, là thƣớc đo cơ bản đƣợc dùng để đánh giá kết quả hoạt động đào tạo NNL của công ty

Đào tạo NNL phải thƣờng xuyên lấy mục tiêu của tổ chức làm tiêu chí định hƣớng. Nói cách khác, đào tạo NNL phải phục vụ mục tiêu của tổ chức một cách tốt nhất giúp công ty hoàn thành chiến lƣợc đặt ra. Muốn vậy, NNL phải đạt yêu cầu về chất lƣợng và số lƣợng đủ để hoàn thành công việc. Hiệu quả của công tác đào tạo NNL cần đƣợc nhận thức là hiệu quả tổng hợp bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế đƣợc xem xét dƣới góc độ lợi nhuận mà hoạt động đem lại so với chi phí đầu tƣ cho hoạt động. Hiệu quả xã hội là việc gia tăng sự gắn bó và thỏa mãn của nhân viên với công việc, nâng cao hình ảnh của công ty góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội.

Hiệu quả kinh doanh của công ty là nhân tố làm tăng năng suất, chất lƣợng và phải đƣợc xem xét trong mối quan hệ với việc sử dụng NNL, sao cho công tác đào tạo NNL phải đồng bộ phù hợp với khả năng, năng lực của công ty, không vì công tác đào tạo NNL mà bỏ qua hiệu quả kinh tế và ngƣợc lại không vì hiệu quả kinh tế mà không thực hiện công tác đào tạo NNL.

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY THƢƠNG MẠI QUẢNG NAM –

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đào tạo nguồn nhân lực tại công ty thương mại quảng nam đà nẵng (DATRACO) (Trang 84)