6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Dự báo những biến động trong môi trƣờng quản trị nguồn nhân
MẠI QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG
3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Dự báo những biến động trong môi trƣờng quản trị nguồn nhân lực nhân lực
a. Thị trường lao động
Sự hình thành và phát triển thị trƣờng lao động trong nƣớc có ảnh hƣởng trực tiếp đối với nguồn nhân lực của công ty. Tuy nhiên, nguồn tuyển dụng chủ yếu của công ty hiện nay là nguồn nội bộ, vì vậy nếu không đổi mới chính sách tuyển dụng, công ty sẽ không tận dụng đƣợc cơ hội tuyển dụng đƣợc những ngƣời lao động tốt nhất từ thị trƣờng lao động. Mà ngƣợc lại, đây sẽ là một thách thức đối với công ty trong việc giữ chân ngƣời lao động, đặc biệt là những lao động đƣợc đào tạo, có trình độ, kỹ năng và tay nghề cao.
b. Hội nhập kinh tế
Năm 2015 đƣợc đánh giá là năm bƣớc ngoặt trong tiến trình hội nhập của Việt Nam, đặc biệt khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ đƣợc hình thành vào cuối năm nay. Năm nay, ngoài việc sẽ cùng các nƣớc ASEAN hình thành AEC, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán, ký kết FTA với Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á - Âu, hoàn tất về cơ bản đàm phán với EU, khối mậu dịch tƣ do châu Âu (EFTA), đang thúc đẩy đàm phán với Mỹ và 10 nƣớc khác về TPP, tham gia đàm phán về đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN với 6 nƣớc.
Xét riêng biến số là AEC, theo rất nhiều đánh giá Việt Nam là một nƣớc hƣởng lợi và nhìn tổng thể Việt Nam có lợi rất nhiều. Bên cạnh những cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia AEC, nhiều thách thức cũng
không nhỏ đang chờ sẵn doanh nghiệp. Những cạnh tranh gay gắt trực tiếp sẽ khiến nhiều ngành kinh tế gặp khó khăn hoặc nhiều doanh nghiệp phá sản, nếu không có chiến lƣợc kinh doanh tốt. Nguy cơ bị chèn ép, nhấn chìm hoặc thâu tóm cao. Bên cạnh đó, gia tăng tính phụ thuộc, đối mặt với nguy cơ mất thị trƣờng, thƣơng hiệu. Doanh nghiệp Việt yếu thế sẽ mất dần nguồn nhân sự chất lƣợng cao, công nghệ truyền thống không còn chỗ đứng; bị kiểm soát toàn diện trong chuỗi giá trị,… thua ngay “trên sân nhà”.
c. Sự phát triển của khoa học – công nghệ
Ngày nay khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ dẫn đến sự ra đời của nền kinh tế tri thức. Ðể nắm bắt và ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào thực tiễn có hiệu quả phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, không ngừng nâng cao trình độ kiến thức về khoa học công nghệ, trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc đối với cán bộ, nhân viên, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của công ty.
d. Sựcạnhtranh củathị trường
Có nhiều hình thức cạnh tranh nhƣ cạnh tranh về nguồn nguyên liệu, cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần, cạnh tranh về mẫu mã, chất lƣợng sản phẩm, cạnh tranh về giá cả, cạnh tranh để thu hút nguồn nhân lực. Ngày nay trong nền kinh tế toàn cầu, ngƣời ta thƣờng xếp hạng năng lực cạnh tranh ở 3 cấp độ, đó là năng lực cạnh tranh sản phẩm, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia. Nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh là nguồn nhân lực. Công ty Thƣơng mại Quảng Nam - Ðà Nẵng là doanh nghiệp nhà nƣớc, để đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ mới, cạnh tranh đƣợc với thị trƣờng trong và ngoài nƣớc thì việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng là đòi hỏi bức thiết hiện nay.