6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.5. Kinh phí đối với ngƣời đƣợc đào tạo
Tuỳ thuộc vào chƣơng trình đào tạo mà công ty đƣa ra kinh phí đào tạo cho phù hợp tránh lãng phí mà lại không hiệu quả. Nguồn kinh phí đƣợc huy động từ các nguồn chủ yếu sau:
- Trích từ lợi nhuận của công ty để cung cấp cho những ngƣời trong công ty đƣợc cử đi học hoặc để công ty tổ chức các lớp học tại công ty.
- Từ các nguồn khác nhƣ hoạt động tài chính, quỹ phúc lợi hàng năm. - Ngƣời lao động tự nguyện bỏ tiền ra để học tập, nếu ngƣời lao động muốn mình đƣợc nâng cao trình độ, họ có thể tự bỏ tiền ra để học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của mình, từ đó tạo cơ hội thăng tiến. Nguồn kinh phí dành cho đào tạo của công ty đều đƣợc lên kế hoạch cụ thể và là một phần trong chi phí hoạt động kinh doanh của công ty và nguồn kinh phí này không cố định mà có thể tăng tùy theo nhu cầu đào tạo phát sinh hoặc cũng có thể cắt giảm khi tình hình thực tế chƣa cho phép tổ chức các khóa đào tạo. Kinh phí cho đào tạo đƣợc thể hiện ở bảng 2.13 dƣới đây:
Bảng 2.13. Tổng hợp chi phí đào tạo qua các năm
ĐVT: triệu đồng
STT Nội dung Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014 1 Từ lợi nhuận công ty 215,42 230,84 272,36
2 Nguồn khác 120,25 122,34 138,86
3 Tổng quỹ đào tạo 335,67 353,18 411,22
4 Kinh phí sử dụng (triệu đ/năm) 292,73 315,55 390,85
5 Tình hình sử dụng quỹ (%) 87,21 89,34 95,05
( Nguồn: PhòngTổ chức-Hành chínhcôngty Thương mại QN-ĐN)
Qua bảng số liệu, ta thấy trong những năm vừa qua tổng quỹ đào tạo không ngừng tăng lên, cùng với đó kinh phí dành cho đào tạo nguồn nhân lực của công ty tăng theo các năm. Năm 2012, chi phí sử dụng dành cho đào tạo là 292,73 triệu đồng (chiếm 87,21 % so với tổng quỹ đào tạo), năm 2013 tăng lên 315,55 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 89,34 % tổng quỹ đào tạo). Năm 2014, chi phí sử dụng là 390,85 triệu đồng (chiếm 95,05 % tổng quỹ đào tạo). Nhƣ vậy có thể thấy chi phí sử dụng cho đào tạo ngày càng tăng qua các năm và tỷ lệ chi phí đƣợc sử dụng vào các hoạt động đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc của công ty ngày càng tăng. Nguồn kinh phí này phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty do một phần nguồn kinh phí dành cho đào tạo đƣợc trích từ lợi nhuận của công ty.
Dự tính chi phí đào tạo của công ty chƣa tính đến chi phí cơ hội nên việc tính chi phí chƣa toàn diện. Nhƣ vậy, với tầm quan trọng của NNL mang tính lợi thế cạnh tranh thì nguồn kinh phí đầu tƣ cho công tác đào tạo là còn hạn chế, chƣa đúng với quy mô kinh doanh cũng nhƣ quy mô NNL mà công ty đang sở hữu.
Trong những năm tới, công ty nhất thiết phải có sự đầu tƣ mạnh hơn cho yếu tố con ngƣời và nhất là sự đầu tƣ cho kế hoạch đào tạo dài hạn mang tính
chiến lƣợc chứ không chỉ là các kế hoạch đào tạo ngắn hạn, để đảm bảo cho công ty không những có NNL hùng mạnh về số lƣợng mà còn là NNL chất lƣợng cao. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hội nhập và công ty sẽ có sự phát triển mang tính bền vững.