Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt là giữa ngân hàng trong nước và nước ngoài đã buộc các ngân hàng không ngừng nỗ lực trong việc cung cấp các dịch vụ mới. Các Ngân hàng thương mại phải tổ chức, cơ cấu lại để có thể cung cấp hiệu quả hơn các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Khi cung cấp dịch vụ mới, ngân hàng
phải hướng sự tham gia của khách hàng, đặt khách hàng ở vị trí trung tâm của mọi dịch vụ.
Các ngân hàng cần phải có công nghệ hiện đại, nắm bắt nhu cầu khách hàng theo từng phân khúc riêng biệt, tạo ra các sản phẩm phù hợp, linh động đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của nhóm khách hàng cá nhân, chuyên nghiệp hóa đến từng chi tiết trong dịch vụ như địa điểm giao dịch, cách bố trí văn phòng, kỹ năng phục vụ khách hàng, trình độ chuyên môn về tài chính của nhân viên, giải pháp tài chính ...
Để có thể vận hành được một ngân hàng bán lẻ thực sự, các ngân hàng phải đáp ứng được năng lực quản trị và công nghệ. Và khi cùng có nhiều ngân hàng định hướng bán lẻ, thì thương hiệu và sự khác biệt, chất lượng dịch vụ của từng ngân hàng sẽ quyết định sự thành bại của ngân hàng bán lẻ đó.
Mặc dù cơ hội đối với dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam hiện đang rất lớn, nhưng với nhiều vấn đề mà ngân hàng nói riêng và kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt, chìa khóa cho sự khai phá tiềm năng của thị trường vào lúc này chính là: Kiên trì. Một định hướng dài lâu cho sự phát triển bền vững là cần thiết và các ngân hàng không cần phải vội vã tối ưu hóa lợi nhuận.
Tóm tắt chương 1: Trong chương này, luận văn đã tập trung nghiên cứu về hoạt động bán lẻ của NHTM và năng lực cạnh tranh của hoạt động bán lẻ tại NH thương mại. Cụ thể: trong phần 1.1 là những khái quát cơ bản về hoạt động bán lẻ của NH, đặc điểm và các loại hình sản phẩm dịch vụ cung cấp, vai trò của hoạt động bán lẻ đối với nền kinh tế nói chung và NHTM nói riêng. Trong phần 1.2 xây dựng các chỉ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM trong hoạt động bán lẻ. Những nội dung trên là tiền đề, cơ sở lý thuyết cho việc phân tích thực tế khả năng cạnh tranh của BIDV trong hoạt động bán lẻ ở chương II và tìm ra giải pháp ở chương III.
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1 Thực trạng dịch vụ bán lẻ tại BIDVtừ 2009 – 2012 2.1.1 Hoạt động Huy động vốn dân cư
Ngay từ đầu năm 2012, BIDV đã tập trung nguồn lực để đẩy mạnh HĐV bán lẻ. BIDV đã triển khai rất nhiều hình thức tiền gửi và tiết kiệm nhằm đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của khách hàng cá nhân, thu hút nguồn vốn huy động.
Kết quả HĐV dân cư trong những năm qua đạt được như sau:
Biểu 2.1 Tình hình huy động vốn dân cư của BIDV từ 2009 đến 2012
Nguồn: Báo cáo tổng kết NHBL 2012 của BIDV
Tốc độ tăng trưởng bình quân HĐVDC giai đoạn này ở mức độ khá tốt, gần 33%/năm cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng giai đoạn trước (tốc độ tăng trưởng bình quân HĐVDC giai đoạn 2007-2008 đạt 20%/năm). Trong năm 2012, HĐVDC đã đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm trở lại đây (38.6%). HĐVDC cuối kỳ năm 2010 hoàn thành 101% kế hoạch, năm 2011 đạt 99,4%. và năm 2012 đạt 102%.
Biểu 2.2 Tỷ trọng HĐV dân cư
Nguồn: Báo cáo tổng kết NHBL 2012 của BIDV
Tỷ trọng HĐV dân cư/ tổng HĐV từng bước được cải thiện qua các năm, góp phần quan trọng ổn định nền vốn của toàn ngân hàng: năm 2009 đạt 34%, năm 2010 đạt 40%, năm 2011 đạt 49% và 2012 đạt mức 51,5%,
2.1.2 Hoạt động tín dụng bán lẻ
Về quy mô và tốc độ tăng trưởng
Biểu 2.3 Tình hình tăng trưởng tín dụng bán lẻ của BIDV từ 2009 đến 2012
Dư nợ TDBL cuối kỳ tại thời điểm 31/12/2012 đạt 47.636 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2009 (tăng 23.453 tỷđ), tăng trưởng bình quân 32,75%/năm. Hoạt động tín dụng bán lẻ có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất vào năm 2010 (tăng 51% so với 2009). Tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ đã tăng trên 5% so với 2009
đạt 15,3%.
Về cơ cấu cho vay
Biểu 2.4 Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo sản phẩm
Nguồn: Báo cáo tổng kết NHBL 2012 của BIDV
Cơ cấu danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV không thay đổi nhiều trong giai đoạn 2009-2012. Cho vay sản xuất kinh doanh, Cho vay nhà ở và Cho vay cầm cố/chiết khấu GTCG vẫn là các sản phẩm chủ yếu, chiếm trên 80% tổng dư nợ bán lẻ của BIDV. Một số sản phẩm khác mặc dù có tiềm năng phát triển lớn nhưng hiện vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ bán lẻ, như: Cho vay tiêu dùng tín chấp (7%) và Cho vay mua ô tô (3%).
Về chất lượng tín dụng bán lẻ Bảng 2.1 Nợ xấu, nợ nhóm 2 bán lẻ Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Dư nợ xấu 733 533 765 981 Tỷ lệ nợ xấu 2,1% 1,8% 2,0% 2,1% Dư nợ nhóm 2 521 359 658 828 Tỷ lệ nợ nhóm 2 2,6% 1,2% 1,7% 1,7%
Nguồn: Báo cáo tổng kết NHBL 2012 của BIDV
Các chỉ tiêu kế hoạch về chất lượng tín dụng đã đề ra, cụ thể: tỷ lệ nợ xấu
CV SX- KD 47% CV nhà ở 20% CC/CK GTCG 10% CV TD tín chấp 7% CV BĐ bằng BĐS 6% CV mua ô tô 4% CV c/khoán 4% SP khác 2% 2009
toàn được duy trì ở mức < 2,5%. Tuy nhiên, do khó khăn của nền kinh tế, cùng với xu hướng giảm sút chất chất lượng tín dụng của ngành ngân hàng nói chung, tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng nhanh trong năm 2011 (tăng 299 tỷđ so với 2010), đồng thời tỷ lệ nợ xấu cũng trong xu hướng tăng (năm 2012 tăng 216 tỷđ so với 2011), tốc độ tăng dư nợ xấu và dư nợ nhóm hai cao hơn so với tốc độ tăng của dư nợ bán lẻ trong 2 năm 2011 và 2012.
Cho vay sản xuất kinh doanh và Cho vay nhà ở là hai sản phẩm có nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ xấu tín dụng bán lẻ (khoảng 80%). Đây cũng là hai sản phẩm có mức độ gia tăng nợ xấu lớn làm tăng quy mô nợ xấu của hoạt động tín dụng bán lẻ: Cho vay sản xuất kinh doanh năm 2011 tăng 14%, năm 2012 tăng 16%; Cho vay nhà ở năm 2011 tăng 186%, năm 2012 tăng 19%.
2.1.3 Dịch vụ thẻ
Bảng 2.2 Hoạt động kinh doanh thẻ giai đoạn 2010 – 2012
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết NHBL 2012 của BIDV
. Về số lượng thẻ phát hành
Hoạt động phát hành thẻ ghi nợ nội địa giai đoạn 2010-2012 duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 22,5%/năm, thấp hơn giai đoạn 2008-2010 (24%).
Đến cuối năm 2012, BIDV đã phát hành trên 3,53 triệu thẻ ghi nợ nội địa. Bên cạnh các tính năng tiện ích cơ bản, sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa của BIDV còn mang lại cho khách hàng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng như nạp tiền điện thoại, thanh toán vé máy bay, phí bảo hiểm, thanh toán hóa đơn tiền điện, điện thoại,... qua ATM và thanh toán trực tuyến. Nguồn khách hàng của BIDV tương đối ổn định và tăng trưởng đều qua các năm, với tốc độ bình quân 39%/năm
Thẻ ghi nợ Thẻ tín dụng Chỉ tiêu Số lượng thẻ luỹ kế Doanh số (tỷ đồng) Phí thu (tỷ đồng) Số lượng thẻ luỹ kế Doanh số (tỷ đồng) Phí thu (tỷ đồng) 2010 2.337.564 51.984 30,3 19.093 448 10,3 2011 2.891.087 65.911 51,4 34.554 965 23,2 2012 3.535.661 84.718 62,8 46.021 1.428 33,8
Tính đến cuối năm 2012, BIDV đã phát hành trên 46.000 thẻ tín dụng, tốc độ tăng trưởng bình quân 57%/năm trong giai đoạn 2010-2012.
Về doanh số thẻ
Tổng doanh số thẻ ghi nợ năm 2012 đạt 84.700 tỷ đồng. Doanh số thẻ ghi nợ giai đoạn 2010-2012 đạt mức tăng trưởng bình quân 27%, thể hiện một sự suy giảm đáng kể so với mức tăng trưởng bình quân 46% của giai đoạn 2008-2010.
Tổng doanh số thẻ tín dụng năm 2012 đạt 1.428 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng bình quân 81% trong giai đoạn 2010-2012.
Về phí dịch vụ
Thu phí thẻ ghi nợ năm 2012 đạt 62,8 tỷ đồng (chưa bao gồm thu phí in hóa đơn), gần gấp hai lần so với năm 2010. Tăng trưởng thu phí bình quân giai đoạn 2012-2010 đạt 45%, cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân 35% của giai đoạn 2008-2010 do BIDV đã đa dạng hóa các nguồn thu thẻ ghi nợ như thu phí thường niên, thu phí chuyển khoản.
Thu phí thẻ tín dụng năm 2012 đạt 33,8 tỷ đồng, tăng trưởng thu phí năm 2012 ở mức thấp (45%) so với năm 2011 (125%). Việc suy giảm tốc độ thu phí thẻ tín dụng là do tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ phát hành mới và doanh số chi tiêu đều ở mức thấp so với các năm trước
2.1.4 Dịch vụ ngân hàng điện tử
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động dịch vụ IBMB
BIDV Online BIDV Mobile BIDV Business Online Tổng số khách hàng 83.950 3.777 1.775
Doanh thu phí lũy kế (triệu đồng)
907 12,4 943
% hoàn thành kế hoạch về SL khách hàng 2012
75% 28% 499%
Dịch vụ IBMB cho khách hàng doanh nghiệp đã có 1.775 doanh nghiệp sử dụng. Dịch vụ BIDV Online cho khách hàng cá nhân đạt 83.950 khách hàng.
Về doanh thu phí, trong vòng gần 7 tháng cuối năm, doanh thu phí dịch vụ IBMB đạt 1,86 tỷ đồng, trong đó BIDV Online đạt 907 triệu đồng, Business Online đạt 943 triệu đồng. BIDV mobile mới đạt mức thu phí thấp (12,4 triệu đồng) do số lượng khách hàng còn hạn chế. 2.1.5 Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác Bảng 2.4 Thu dịch vụ bán lẻ theo các dòng sản phẩm (Đvt: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng thu Dịch vụ bán lẻ 210 258 268 Dịch vụ bán lẻ 167.03 187.41 167,2 Dịch vụ thanh toán 120 124 79 Dịch vụ ngân quỹ 7,75 6,1 6,3 Dịch vụ WU 12,9 18,35 19,3 Dịch vụ BSMS 23,3 33,8 56,3 Phí HHBH 3,08 5,16 6,3 Thu thuần Dịch vụ thẻ 43,6 71 101 Tỷ lệ thu Dịch vụ bán lẻ/ Tổng thu Dịch vụ 10% 12% 16%
Nguồn: Báo cáo tổng kết NHBL 2012 của BIDV
Về dịch vụ thanh toán và BSMS
Trong cơ cấu thu dịch vụ bán lẻ khác, thu dich vụ thanh toán và dịch vụ BSMS là 2 sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong giai đoạn 2009-2012, số lượng khách hàng BSMS tăng gấp 4 lần, thu phí tăng 3,7 lần: Đến hết năm 2012, số lượng khách hàng đã tăng lên trên 1,04 triệu khách hàng, thu phí đạt 56,3 tỷ đồng. Chương trình BSMS được nâng cấp với nhiều tính năng tiện ích cho khách hàng.
Về dịch vụ WU và ngân quỹ
Sản phẩm WU, ngân quỹ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu dịch vụ bán lẻ.
Tổng doanh số kiều hối của BIDV đạt 1,25 tỷ USD, xếp thứ 5 về doanh số kiều hối trên thị trường, sau NH Đông Á (1,65 tỷ USD), Vietcombank (1,4-1,5 tỷ USD), Vietinbank (1,3 tỷ USD) và Công ty kiều hối Sacomrex (1,6 tỷ) và vẫn duy trì vị trí này từ năm 2009.
Về thu phí dịch vụ Western Union năm 2012 đạt 19,3 tỷđ, năm 2011 là 18,35 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68% tổng thu phí dịch vụ kiều hối. Tăng trưởng thu phí WU 2010 đạt 26%, năm 2011 đạt 42%, so với tốc độ tăng trưởng chung của thị trường là 11% thì tăng trưởng dịch vụ WU của BIDV đạt mức tăng trưởng khá tốt.
Về dịch vụ Bảo hiểm
Doanh thu bảo hiểm giai đoạn 2009 - 2012 tăng trưởng bình quân 48,7%/năm. Năm 2012, doanh thu bảo hiểm đạt 405 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2011.
Hoa hồng bảo hiểm: Năm 2012, hoa hồng bảo hiểm toàn hệ thống đạt 9,79 tỷ đồng, trong đó, hoa hồng bảo hiểm bán lẻ đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011. Trong các sản phẩm Bancas trực tuyến, doanh thu sản phẩm BIC -Bình An chiếm tỷ trọng cao nhất (73,1%).
Nhìn vào bảng 2.4, ta có thể thấy tỷ lệ thu dịch vụ bán lẻ/ Tổng thu dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều này cho thấy BIDV vẫn dựa vào nguồn thu nhập từ cho vay là chính, chiếm hơn 80 tổng thu nhập toàn hệ thống. Do đó, việc nâng cao năng lực canh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV là rất cần thiết để BIDV có thể thay đổi tỷ trọng thu phí dịch vụ bán lẻ theo chiều hướng tích cực hơn.
2.1.6 Tăng trưởng quy mô khách hàng cá nhân
Nguồn: Báo cáo tổng kết NHBL 2012 của BIDV
Giai đoạn năm 2008 – 2012, quy mô khách hàng cá nhân tại BIDV tăng dần đều qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 23,4%/năm. Năm 2012, số lượng khách hàng cá nhân đã tăng thêm hơn 1,0 triệu khách hàng so với 2011, bình quân 1 tháng toàn hệ thống tăng thêm 85.400 khách hàng, bình quân 1 điểm giao dịch trong 1 tháng của BIDV có 128 khách hàng cá nhân mới mở tài khoản.
Theo thống kê, ước tính hết tháng 12/2012, Việt Nam có khoảng 20% người dân mở tài khoản tại Ngân hàng (khoảng hơn 18 triệu người). Như vậy, số khách hàng cá nhân mở tài khoản tại BIDV chiếm khoảng 19% thị phần và chiếm 3,7% dân số Việt Nam
Khách hàng cá nhân của BIDV tập trung chủ yếu tại khu vực động lực phía Bắc và khu vực động lực phía Nam (chiếm hơn 50% tổng số khách hàng),đây cũng là các khu vực động lực đem lại nguồn thu chủ yếu của hoạt động NHBL. Khu vực Đồng bằng sông Hồng và khu vực Miền núi Tây Nguyên là các khu vực tập trung khách hàng ít nhất (chiếm lần lượt 4,9% và 6,4% số lượng khách hàng tại BIDV).
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV
Hiện nay, thị trường bán lẻ của Việt Nam chứng kiến sự cạnh tranh của gần 100 tổ chức, gồm hơn 40 NHTM và hơn 50 chi nhánh NHTM nước ngoài. Trong đó, các ngân hàng trong nước chiếm khoảng 90% thị phần trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam, trong đó chủ yếu tập trung vào 12 ngân hàng TMCP Việt Nam lớn. Các NHTM Nhà nước và NHTM CP có sở hữu nhà nước chiếm thị phần đáng kể trên thị trường bán lẻ, khoảng 50% thị phần. Tiếp sau đó là khối NHTM cổ phần với hơn 40% thị phần. Các NHTM liên doanh, NH con 100% vốn nước ngoài và chi nhánh NHTM nước ngoài do mới thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam, mặc dù có uy tín và chất lượng dịch vụ vượt trội, song gặp nhiều hạn chế về mạng lưới, chi phí và mức độ am hiểu thị trường, nên hiện tại chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ tập trung khảo sát lợi thế cạnh tranh của một số NHTM cụ thể gồm có 4 NHTM NN (Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV) và 4 NHTM CP (ACB, Sacombank, Eximbank, MB).
Như đã nói ở trên, NHTM NN chiếm một thị phần bán lẻ rất lớn trên thị trường, do đó, BIDV cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ trong nhóm này để củng cố vị trí và thị phần của riêng mình. Mặt khác, nhóm các NHTM CP, số lượng nhiều, tuy thị phần mỗi ngân hàng chưa lớn, nhưng khả năng cạnh tranh cũng ngày một nâng cao, điển hình những ngân hàng đạt được thành tích tốt nhất trong phát triển lĩnh vực bán lẻ gần đây phải kể đến: ACB, Sacombank, Eximbank, MB, Sea Bank, Techcombank…
2.2.1 Năng lực tài chính đáp ứng cho phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại BIDV
2.2.1.1 Mức độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn
Quy mô vốn CSH
Biểu 2.6 Quy mô Tổng tài sản, Vốn chủ sở hữu của một số NHTM tại 31/12/2012
Đvt: nghìn tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất theo VAS của các ngân hàng tại 31/12/2012
Tính đến 31/12/2012, BIDV là ngân hàng có tổng tài sản lớn thứ ba và