Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 25)

Theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: “Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Khái niệm này được coi là phù hợp nhất vì nó được sử dụng kết hợp cho cả doanh nghiệp, ngành, quốc gia, phản ánh được mối liên hệ giữa cạnh tranh quốc gia với cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và mức sống nhân dân.

Cạnh tranh có vai trò rất to lớn và quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của bản thân mỗi doanh nghiệp nói riêng. Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng cần thiết phải duy trì sự cạnh tranh.

Cạnh tranh giữa các NHTM là sự ganh đua, giành giật khách hàng dựa trên tất cả những khả năng mà ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có đặc trưng riêng của mình so với các NHTM khác trên thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tạo được uy tín, thương hiệu và vị trí trên thương trường

Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng có những đặc điểm sau:

- NHTM cần thiết kế một hệ thống sản phẩm đa dạng, mạng lưới chi nhánh rộng, liên thông với nhau để phục vụ mọi đối tượng khách hàng và ở bất kỳ vị trí địa lý nào. Đồng thời cần xây dựng được uy tín cho ngân hàng mình, tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng vì bất kỳ một sự khó khăn nào của NHTM cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều chủ thể có liên quan.

- Kinh doanh của ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ có liên quan đến tiền tệ. Đây là một lĩnh vực nhạy cảm nên cần đáp ứng được một số tiêu chí sau về: Năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng; Dịch vụ của ngân hàng phải nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, bảo mật và đặc biệt quan trọng là có tính an toàn cao; Ngoài ra, do dịch vụ tiền tệ ngân hàng có tính nhạy cảm nên để khách hàng chọn lựa sử dụng dịch vụ của mình, ngân hàng phải xây dựng được uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu theo thời gian.

- Với đặc thù kinh doanh tiền tệ, NHTM đóng vai trò tổ chức trung gian tài chính trong nền kinh tế. Nguồn vốn để kinh doanh của ngân hàng chủ yếu từ vốn huy động được và chỉ một phần nhỏ từ vốn tự có của ngân hàng. Do đó yêu cầu ngân hàng phải có trình độ quản lý chuyên nghiệp, năng lực tài chính vững mạnh cũng như có khả năng kiểm soát và phòng ngừa rủi ro hữu hiệu để đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả.

- Chất liệu kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, mà tiền tệ là một công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế. Do đó, hoạt động của các

NHTM được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Hoạt động kinh doanh của NHTM vừa phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật vừa chịu sự chi phối bởi hệ thống luật pháp điều chỉnh riêng cho NHTM và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)