Năng lực về tài chính đáp ứng cho phát triển hoạt động NHBL

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 29)

Mức độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn

Mức độ an toàn vốn: phản ánh sức mạnh tài chính của một NH và khả năng chống đỡ rủi ro của NH đó. Mức độ an toàn vốn thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như:

- Quy mô vốn chủ sở hữu:

Vốn điều lệ của NH: là số vốn ban đầu, được hình thành từ khi thành lập NH và được ghi vào trong điều lệ của mỗi NH. Đây là số vốn tối thiểu bắt buộc phải có đủ để được NHNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Vốn điều lệ được bổ sung không ngừng trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH. Vốn điều lệ của NH tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ. Vốn điều lệ là bộ phận chủ

yếu trong nguồn vốn chủ sở hữu của NH. Vốn điều lệ nhiều hay ít thể hiện năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của NH đó với các đối thủ. Các NH luôn có kế hoạch tăng vốn điều lệ để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường tiền tệ. Đối với NHTM nhà nước vốn điều lệ được cấp một lần ban đầu và được cấp bổ sung khi cần thiết. Đối với NHTMCP vốn điều lệ do các cổ đông góp vốn cổ phần khi thành lập, đồng thời được tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung khi được phép.

Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn có: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định, thặng dư vốn cổ phần, cổ phiếu quỹ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận để lại.

Quy mô vốn chủ sở hữu của NH lớn thể hiện tiềm lực tài chính và khả năng chống đỡ rủi ro của NH cao.

- Hệ số an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - CAR):

Là tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản “có“ rủi ro quy đổi - còn gọi là hệ số kiểm soát tín dụng. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để phản ánh năng lực tài chính của NHTM. Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng của NH. Theo thông lệ quốc tế, CAR được tính theo Hiệp ước Basel về vốn (có Basel I ban hành năm 1988 có hiệu lực chính thức ở các nước thuộc G-10 vào 1992 và Basel II ban hành vào tháng 6/2004) thì hệ số an toàn vốn tối thiểu của NH phải đạt từ 8%.

Ở Việt Nam, ngân hàng Nhà nước (NHNN) có ban hành các quyết định từ 2005 và nhiều lần bổ sung, sửa đổi. Hiện nay, văn bản đang có hiệu lực là thông tư 13/2010/TT- NHNN ban hành 20/05/2010 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng (TCTD) và có một số điều được sửa đổi trong thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 và thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011. Theo ý kiến của các quan chức NHNN thì “Quy định này tuy chưa phải là những chuẩn mực hay thông lệ quốc tế tốt nhất, cao nhất được áp dụng ở các ngân hàng tiên tiến, hàng đầu trên thế giới nhưng quy định này được

xây dựng trên những chuẩn mực và thông lệ quốc tế chung nhất, được lựa chọn kỹ lưỡng và vận dụng phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam”. Trong phạm vi luận văn này, để phù hợp với điều kiện Việt Nam, cơ sở tính toán hệ số an toàn vốn tối thiểu sẽ căn cứ trên quy định nêu trên của NHNN. Theo đó, TCTD, trừ chi nhánh NH nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng.

Khả năng huy động vốn: Cách thức mà một NH có khả năng huy động

thêm vốn, cơ cấu huy động cũng là khía cạnh phản ánh tiềm lực về vốn của một NH. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của một NH vì nguồn vốn dồi dào là tiền đề để NH có thể mở rộng kinh doanh cho vay, đầu tư.

 Chất lượng tài sản có

Hoạt động kinh doanh tiền tệ bao giờ cũng hướng đến hiệu quả tài chính cuối cùng là lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh NH có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi đối tượng xã hội, các ngành nghề và các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hôi. Chất lượng tài sản có của NH liên quan mật thiết đến việc tạo ra hiệu quả và đảm bảo an toàn của NH. Chất lượng tài sản có phản ánh sức khỏe của một NH. Cơ cấu tài sản có của NH bao gồm: tiền mặt, tiền gửi, đầu tư trực tiếp, cho vay khách hàng, tài sản cố định, tài sản khác. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành NH ở Việt Nam thì chất lượng dư nợ cho vay là đáng quan tâm nhất. Chất lượng dư nợ cho vay tốt phụ thuộc một phần vào việc chấp hành đúng các quy định về giới hạn sử dụng vốn:

- Tổng dư nợ cho vay của một KH ≤ 15% vốn tự có của NH

- Tổng dư nợ và tổng mức bảo lãnh cho một KH ≤ 25% vốn tự có của NH - Tổng du nợ cho vay nhóm KH ≤ 50% vốn tự có của NH

- Tổng dư nợ và tổng mức bảo lãnh cho một nhóm KH ≤ 60% vốn tự có của NH

Chất lượng dư nợ cho vay được thể hiện các chỉ tiêu cơ bản sau :

độ nghiêm trọng. Nợ xấu cần được theo dõi để không gây tác động bất lợi cho hoạt động kinh doanh của NH. Mức độ lập dự phòng và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu cũng là vấn đề cần quan tâm của NH; nợ xấu bao gồm nợ nghi ngờ, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ khó thu hồi tùy theo quy định của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng tại từng thời kỳ.

- Cơ cấu dư nợ cho vay: là mức độ tập trung và đa dạng hóa của danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn phát sinh trong trường hợp NH tập trung vốn vay cho một số KH, cho vay quá nhiều KH là doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, trong cùng một khu vực địa lý hoặc cùng loại hình cho vay có rủi ro cao…

- Năng lực quản trị rủi ro: cũng là yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng tài sản có vì quản trị rủi ro tốt giúp NH hạn chế tối đa được phát sinh nợ xấu với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Năng lực quản trị rủi ro thể hiện ở các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng của NH như thực hiện đúng các quy định của pháp luật và NHNN về cho vay, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, quản lý tín dụng bằng hạn mức cho vay, xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, cho vay dựa trên chấm điểm tín dụng, tăng cường kiểm tra giám sát.

Chất lượng tài sản “Có“ tốt đảm bảo cho NH là đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của NH.

 Mức sinh lợi

Là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của NH, đồng thời cũng phản ánh một phần kết quả cạnh tranh của NH. Chỉ tiêu mức sinh lời có thể được phân tích thông qua những chỉ tiêu cụ thể như giá trị tuyệt đối của lợi nhuận; tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, cơ cấu của lợi nhuận (cho biết lợi nhuận được hình thành từ nguồn nào, từ hoạt động kinh doanh thông thường hay từ các khoản thu nhập bất thường);

Để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của NH người ta thường đánh giá qua hai chỉ số:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng so với vốn tự có bình quân của NH.

Tỷ suất này cho biết trong kỳ kinh doanh của một NH, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, qua đó đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng đồng vốn của NHTM. Chỉ số này còn được gọi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời vì nó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của NH. Khả năng sinh lời của một đồng vốn của NH càng lớn chứng tỏ hiệu suất và hiệu quả sử dụng đồng vốn của NH càng cao. Hệ số này càng lớn, khả năng sinh lời tài chính càng lớn. Chỉ tiêu này không những để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH mà còn để so sánh hiệu quả sử dụng vốn giữa các NH với nhau. Phân cấp ROE như sau để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:

- ROE từ khoảng dưới 10% thì hiệu quả sử dụng vốn thấp - ROE từ 10% đến 20% thì hiệu quả sử dụng vốn trung bình - ROE từ 20% đến 30% thì hiệu quả sử dụng vốn tốt

- Từ 30% trở lên thì hiệu quả sử dụng vốn rất cao

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có (ROA): là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng so với tổng tài sản Có trung bình của một NH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ suất này cho biết một đồng tài sản Có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, qua đó đánh giá chất lượng tài sản có trong NH. Chỉ số ROA cho biết chất lượng của công tác quản lý tài sản Có trong NHTM. Tài sản Có trong NH gồm nhiều khoản, trong đó có hai khoản tạo ra thu nhập chủ yếu đó là các khoản vay và các khoản đầu tư. Tài sản Có sinh lời càng lớn thì càng có điều kiện gia tăng các khoản thu nhập, đây cũng là biện pháp gia tăng lợi nhuận của

các NH. Các NH có cùng qui mô tài sản có thì NH nào có chỉ số ROA cao chứng tỏ NH đó có chính sách kinh doanh và đầu tư hiệu quả. ROA còn là chỉ số để so sánh hiệu quả hoạt động NH với các ngành kinh tế khác và để so sánh các NH với nhau. ROA lớn phản ánh khả năng quản trị tài sản Có tốt và được phân chia thành các cấp độ như sau:

- ROA ≤ 0,5% hiệu quả kinh doanh của NH yếu kém

- 0,5% ≤ ROA ≤ 1% hiệu quả kinh doanh của NH trung bình - 1% ≤ ROA ≤ 2% hiệu quả kinh doanh của NH ở mức độ tốt - ROA ≥ 2% hiệu quả kinh doanh của NH rất tốt

Các NH lớn trong khu vực có chỉ tiêu ROE đạt từ 13%-16%, ROA đạt từ 1,3%-1,5%. Tuy nhiên, các NH Việt Nam có đặc thù riêng gắn liền với nền kinh tế đang phát triển, NH có quy mô nhỏ và đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh của chu kỳ hoạt động NH nên thông thường các chỉ tiêu này phải đạt cao hơn, khi phân tích cần so sánh cả với với mức bình quân của ngành NH tại Việt Nam.

1.2.4.2 Năng lực dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại

 Tính đa dạng của dịch vụ cung cấp

Mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp cũng là một chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của một NH. Một NH có nhiều loại hình dịch vụ cung cấp phù hợp với nhu cầu thị trường sẽ có cơ hội thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, sự đa dạng hóa của các dịch vụ tạo cho NH phát triển ổn định hơn, cho phép NH phát huy lợi thế về quy mô. Do đó, nếu danh mục sản phảm dịch vụ càng nhiều thì càng có khả năng cạnh tranh cao.

Khi đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM theo chỉ tiêu này, người ta có thể dùng các tiêu thức như:

+ Số lượng danh mục sản phẩm dịch vụ do NH cung cấp; + Chủng loại trong mỗi danh mục sản phẩm dịch vụ.

 Chất lượng dịch vụ

Chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng là một trong những tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM trong hoạt động bán lẻ.

Người ta đánh giá chất lượng thông qua:

+ Tính tiện ích của sản phẩm dịch vụ mà NH cung cấp; + Độ chính xác của sản phẩm;

+ Thời gian cung ứng sản phẩm cùng loại so với NH khác;

+ Mức độ đơn giản hay phức tạp của quy trình cung ứng sản phẩm.

Chỉ tiêu chất lượng phục vụ là một chỉ tiêu định tính thể hiện chất lượng hoạt động NHBL tại ngân hàng. Ngoài ra chất lượng dịch vụ còn được thể hiện qua thái độ phục vụ khách hàng của các cán bộ ngân hàng có nhiệt tình, niềm nở hay không, qua trụ sở giao dịch với khách hàng có đẹp, bày trí gọn gàng hay không, qua hệ thống trang thiết bị hiện đại, qua các sản phẩm, dịch vụ kèm theo. Chất lượng phục vụ là yếu tố đầu tiên dễ gây thiện cảm nhất đối với khách hàng

 Giá cả dịch vụ

Chính sách cạnh tranh bằng giá cả trong hoạt động bán lẻ được thể hiện qua lãi suất cho vay đối với tín dụng bán lẻ, lãi suất huy động vốn, các loại phí, lệ phí phát hành và sử dụng thẻ, mức phí đối với từng giao dịch cụ thể. Khi đánh giá chính sách cạnh tranh bằng giá cả cần phải so sánh mức giá của ngân hàng với các đối thủ cạnh tranh, cũng như xác định các cơ sở để ngân hàng xây dựng mức giá đó đã hợp lý hay chưa. Một chính sách giá tốt vừa phải tạo ra lợi thế nhất định cho ngân hàng so với các đối thủ cạnh tranh, nhưng cũng vừa phải đảm bảo khả năng thu lợi nhuận của ngân hàng. Giá cả tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng cũng là yếu tố quan trọng để khách hàng cân nhắc sử dụng các sản phẩm dịch vụ NHBL của ngân hàng.

. Thị phần của dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên thị trường

Thị phần hoạt động NHBL của một ngân hàng được tính toán dựa trên tổng doanh số bán lẻ (gồm tổng doanh số huy động vốn, tổng dư nợ cho vay tín dụng bán lẻ, doanh số phát hành thẻ, doanh số sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử…) của tất cả các NHTM trên cùng thị trường, nên có thể nói thị phần trong hoạt động NHBL thể hiện khá rõ vị thế và năng lực cạnh tranh của ngân hàng so với các đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, khi đánh giá về thị phần đã đạt được của một ngân hàng cũng cần phải quan tâm tới sự đầu tư các nguồn lực để có được mức thị phần ấy. Từ đó đưa ra các đánh giá xem thị phần đạt được đã tương xứng với mức độ đầu tư của ngân hàng hay chưa, các nguồn lực có phát huy tối đa hiệu quả không, để có các chính sách điều chỉnh cho hợp lý.

 Khả năng tạo cơ hội tiếp cận, thu hút khách hàng

Một NHTM được coi là có sức cạnh tranh khi có nhiều cơ hội tiếp cận dịch vụ cho khách hàng. NHTM nào tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận dịch vụ cho khách hàng sẽ có cơ hội thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM thông qua các tiêu thức sau:

+ Số lượng và chất lượng thông tin mà NH cung cấp cho khách hàng; + Cách thức và nội dung tổ chức các hoạt động Marketing của NH; + Hệ thống phân phối của NH

 Năng lực về công nghệ phục vụ hoạt động ngân hàng bán lẻ

Trong lĩnh vực dịch vụ NHBL, công nghệ đang ngày càng đóng vai trò như là một trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của mỗi ngân hàng. Công nghệ ngân hàng nền tảng của dịch vụ NHBL không chỉ bao gồm những công nghệ mang tính tác nghiệp như hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 29)