Khả năng tạo cơ hội tiếp cận thu hút khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 61)

Biểu 2.13 Mạng lưới truyền thống của một số NHTM tính đến 31/12/2012

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên 2012 của các NHTM

Có thể thấy mạng lưới chi nhánh là một trong những lợi thế cạnh tranh khá lớn và được duy trì lâu dài của các NHTM NN.

Mạng lưới BIDV đến 31/12/2012 có 667 điểm mạng lưới gồm 117 chi nhánh, 432 PGD và 113 QTK, tăng 26% tổng số điểm mạng lưới so với thời điểm năm 2009, Số lượng mạng lưới BIDV hiện đứng thứ 3 trên thị trường (sau Agribank với hơn 2.280 điểm mạng lưới và Vietinbank với 1.100 điểm mạng lưới).

Mạng lưới hoạt động của BIDV được phân bố khá hợp lý, tập trung ở những khu vực có tiềm năng về hoạt động bán lẻ, nơi đông dân cư, siêu thị, trung tâm thương mại của các tỉnh/thành phố lớn như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Tỷ trọng các mặt hoạt động bán lẻ về cơ bản phù hợp với tỷ trọng phân bổ mạng lưới theo khu vực.

Về mạng lưới ATM, POS, Agribank đứng đầu về thị trường ATM, chiếm 15,4% thị phần, Vietcombank đứng thứ hai chiếm 12,5% thị phần. BIDV hiện đứng thứ 4 hệ thống NHTM về số lượng ATM, chiếm thị phần 9.2%.

Về mạng lưới POS, Vietcombank hiện đang là ngân hàng có mạng lưới POS lớn nhất cả nước, với số đơn vị chấp nhận thẻ là 32,178 máy được phân bổ trên khắp

các tỉnh thành lớn toàn quốc, chiếm 29% thị phần. Số lượng POS của BIDV năm 2012 là trên 6.840 máy, vươn lên vị trí thứ 3 trên thị trường với 8% thị phần. Tuy nhiên, doanh số thanh toán trung bình/POS của BIDV chỉ đạt 176 triệu đồng, tuy đã có sự tăng trưởng lớn so với năm 2011 (tăng 47% so với năm 2011) song vẫn còn một khoảng cách rất xa so với Vietcombank 1 tỷ đồng/máy và mức trung bình của thị trường là trên 500 triệu đồng/máy.

 Về hoạt động marketing bán lẻ

Trong 3 năm từ 2010 đến 2012, BIDV đã triển khai khoảng 125 chương trình marketing (trong đó 90 chương trình marketing bán lẻ và khoảng 35 chương trình thẻ). Hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực do các kênh quảng bá của từng chương trình đã được cá biệt hóa để hướng tới các phân đoạn khách hàng cụ thể một cách tốt hơn. Công tác quảng bá được kết hợp một cách hợp lý giữa quảng cáo và PR. Các chương trình quảng bá được thiết kế hấp dẫn do việc nghiên cứu thông tin về khách hàng được thực hiện kĩ lưỡng; quà tặng cho khách hàng đa dạng và phong phú hơn, phù hợp với sở thích của phần lớn khách hàng. Cơ cấu giải thưởng theo từng chương trình hấp dẫn, phù hợp với thị trường và truyền thông quảng bá kết quả trao giải sau chương trình.

Ứng dụng nhiều kênh quảng bá mới, hiện đại vào hoạt động marketing ngân hàng bán lẻ, tăng khả năng tiếp cận sát khách hàng mục tiêu của BIDV như: quảng bá trên trang tìm kiếm Google, quảng bá qua kênh SMS marketing, quảng bá qua kênh Email marketing, quảng bá khung ảnh điện frame media tại các khu vực trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng…

Cách thức triển khai chương trình xúc tiến bán hàng, kích cầu khách hàng thường xuyên được đổi mới như: chương trình Tiết kiệm tặng thẻ cào, chương trình Xúc tiến bán hàng tổng thể đối với các sản phẩm, dịch vụ NHBL, chương trình Xúc tiến bán hàng tổng thể đối với các sản phẩm tín dụng bán lẻ. Đặc biệt công tác marketing trực tiếp đến khách hàng được triển khai mạnh mẽ với lực lượng cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân, giao dịch viên được đào tạo tốt về kỹ năng mềm. Công tác tiếp thị sản phẩm, chính sách khách hàng VIP, khách hàng thân thiết được Chi

nhánh quan tâm, chú trọng triển khai, phân giao cụ thể cho cán bộ khách hàng…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)