Nhật Bản là quốc gia ngoài khơi Đông Á. Nhật Bản có khí hậu ôn hòa tạo nên một thảm thực vật phong phú, tuy nhiên tài nguyên khoáng sản ở quốc gia này rất nghèo nàn. Người dân Nhật Bản có nhu cầu rất cao về các sản phẩm thủy sản. Thị trường Nhật Bản là thị trường có nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao. Hằng năm, mỗi hộ gia đình Nhật Bản chi khoảng 37.000 yên cho thực phẩm thuỷ sản, chiếm khoảng 13% tổng chi tiêu cho thực phẩm[12]. Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất sang Nhật Bản (theo VASEP). Ngoài Việt Nam, các nhà cung cấp thủy sản khác cho Nhật Bản là Trung Quốc , Thái Lan, Hoa Kỳ, Nga, Chi Lê, Inđônêxia, Na Uy, Hàn Quốc, Đài Loan, …
Hiệp định thương mại Việt - Nhật (VJEPA) đã có hiệu lực vào ngày 01/10/2009 tạo động lực mạnh mẽ, khoảng 86% sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi, trong đó tôm được giảm thuế nhập khẩu xuống còn 1 – 2% ngay thời điểm VJEPA có hiệu lực. (Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2012, trang 215). Điều này là một thuận lợi cho ngành thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu vào Nhật.
Tuy nhiên, đây cũng là thị trường khó tính với nhiều tiêu chuẩn chất lượng cao, chính sách điều tiết nhập khẩu phức tạp như Luật vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm, Luật thúc đẩy việc thu gom rác
thải đã phân loại và tái chế container và bao gói, Luật về các giao dịch thương mịa đặc biệt, Thuế quan,…
Người tiêu dùng Nhật hiện nay ưa chuộng tôm chế biến sẵn hơn là tôm nguyên con, các sản phẩm tôm tươi hơn tôm đã hấp chín. Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản khá đa dạng nhưng rất tinh tế, vừa mang nhiều nét văn hoá Á Đông truyền thống, vừa có tính hiện đại nên họ chú ý nhiều về hình thức sản phẩm và đưa ra những quy định ngặt nghèo về chất lượng, kích cỡ, cách đóng gói, hình thức bao bì. Bao gói hàng cần nhỏ, phù hợp với túi tiền người tiêu dùng và bữa ăn hàng ngày của gia đình ít người.
Bảng 4.5 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của UTXICO sang thị trường Nhật Bản, giai đoạn 2011- nửa đầu năm 2014.
Năm Sản lượng (Tấn) Kim ngạch (Triệu USD)
Năm 2011 1.373,48 19,343
Năm 2012 1.253,73 18,140
Năm 2013 1.105,70 14,947
Nửa năm 2013 475,92 5,875
Nửa năm 2014 354,24 6,684
Nguồn: Phòng Kinh doanh – xuất nhập khẩu công ty
Qua bảng 4.5, ta thấy sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của UTXICO đều giảm qua các năm. Nguyên nhân chính là do rào cản thương mại gắt gao của Nhật. Trong giai đoạn này, các sản phẩm tôm của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật đều bị kiểm tra chất lượng, dư lượng kháng sinh, hàm lượng hóa chất.
Năm 2011, Nhật Bản yêu cầu dư lượng Enrofloxacin phải ở mức cho phép thấp hơn 10 lần so với EU[13]. Sang năm 2012, Nhật vẫn tiếp tục kiểm tra dư lượng Enrofloxacin đối với tôm Việt Nam với giới hạn cho phép là 0,01 ppm (10ppb) nhưng không kiểm tra chất này đối với tôm của Indonesia, Thái Lan, … Ở những thị trường khác thì mức cho phép cao hơn nhiều, như EU ở mức 150ppb, Hoa Kỳ ở mức 75ppb. Điều này gây khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Sản lượng xuất khẩu của công ty sang Nhật năm 2012 vì thế sụt giảm 8,7% (từ 1.373,5 xuống còn 1.253,7 tấn) so với năm 2011.
Năm 2013, Nhật Bản vẩn kiểm tra nghiêm ngặt đối với tôm Việt Nam. Theo VASEP, tháng 5 năm 2013, Nhật Bản đã bỏ quy định kiểm tra Trifluralin đối với tôm nhập từ Việt Nam. Tuy nhiên, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty sang Nhật vẫn tiếp tục giảm, sản lượng giảm 11,81% (148,03 tấn), kim ngạch giảm 17,6% (3,193 triệu USD).
13 Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản phập phồng lo ngại rào cản mới,
Sang năm 2014, tình hình xuất khẩu sang Nhật vẫn không mấy khả quan hơn. Từ giữa tháng 3, Nhật Bản quy định kiểm tra kháng sinh Oxytetracycline
[14]. Trong 6 tháng đầu năm 2014, sản lượng xuất khẩu của công ty sang Nhật giảm 25,57% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, nguồn cung tôm từ Thái Lan suy giảm nên giá tôm tăng cao [15], kim ngạch xuất khẩu sang Nhật tăng 13,77% (so với cùng kỳ năm 2013), đạt 6,68 triệu USD.
Ngoài rào cản kỹ thuật, tại thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam còn gặp phải cạnh tranh lớn về giá cả. Những quốc gia khác có kỹ thuật tiên tiến hơn nên giảm rất nhiều chi phí và có giá cạnh tranh hơn, đặc biệt là Ấn Độ.