Những cơ hội cho công ty

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến thủy sản út xi (utxico) (Trang 86)

5.3.1 Hội nhập kinh tế quốc tế

Kinh tế Việt Nam hội nhập vào kinh tế quốc tế là một cơ hội lớn cho các công ty xuất nhập khẩu. Mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước có những tiến triển tốt. Gia nhập WTO và sau đó là những hiệp định song phương, đa phương với các nước lại càng khẳng định hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Từ đây, quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài sẽ được mở rộng và thuận lợi hơn. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam càng dễ dàng thâm nhập vào thị trường quốc tế, đặc biệt là mức thuế nhập khẩu thấp vào các nước thành viên của WTO. Điều này tạo thuận lợi lớn cho công ty về giá canh tranh so với các sản phẩm cùng loại.

5.3.2 Chính sách của Nhà nước

Chính sách của Nhà nước có tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước.

Khi chính phủ khuyến khích xuất khẩu thì công ty sẽ được hưởng nhiều ưu đãi như quy định mức thuế suất xuất khẩu là 0%, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các doanh nghiệp xuất khẩu còn 12 – 15 %. Tại Quyết định 2011/QĐ-TTg ngày 5/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, được xem là giải pháp an toàn về tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, chính phủ đã đưa ra những đề án cụ thể nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi, nguồn vốn huy động cho vay 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ cho vay sau khi giao hàng,… (theo quy định số 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước)

5.3.3 Sự hỗ trợ từ VASEP

Với vai trò hỗ trợ cho hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, VASEP đã và đang tiến hành những hoạt động đa dạng[16]:

-Tăng cường phát triển và xây dựng mối quan hệ hệ hội viên.

-Xây dựng mối liên kết với nông, ngư dân sản xuất nguyên liệu.

-Thành lập các ủy ban ngành hàng và tăng cường hoạt động các ủy ban đi sâu vào chuyên ngành...

-Làm cầu nối giữa doanh nghiệp hội viên với các cơ quan quản lý Nhà nước. Xử lý kịp thời các kiến nghị của hội viên, phổ biến và hướng dẫn hội viên thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước

-Xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế thông qua việc tham gia các hội nghị, hội thảo và diễn đàn quốc tế. Xuất bản ấn phẩm đối ngoại: Bản tin tiếng Anh: VASEP News và tạp chí tiếng Anh Vietfish International.

-Cung cấp thông tin thương mại kịp thời cho hội viên thông qua việc phát hành đều đặn Bản tin Thương mại Thuỷ sản hàng tuần, Tạp chí Thương mại Thủy sản hàng tháng, Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản hàng quý và cập nhật thông tin trên cổng thông tin điện tử của Hiệp hội: www.vasep.com.vn

-Cung cấp thông tin về doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản thông qua các việc phát hành cuốn Danh bạ Hội viên hàng năm và Bản đồ các nhà máy chế biến thuỷ sản và các ấn phẩm khác.

-Xây dựng cơ sở dữ liệu: xây dựng và thường xuyên nâng cấp cổng thông tin điện tử của Hiệp hội nhằm hỗ trợ hội viên và các đối tác tra cứu thông tin nhanh nhất, cập nhật nhất và dễ dàng nhất, cổng thông tin điện tử của Hiệp hội là diễn đàn của doanh nghiệp.

-Phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan và đối tác, tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước bàn các biện pháp hữu hiệu để kiểm soát chất lượng, tạo nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất và xuất khẩu.

-Phối hợp với đối tác, tổ chức các Hội thảo, diễn đàn tại các hội chợ nước ngoài nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm thủy sản Việt Nam.

-Tổ chức công tác xúc tiến thương mại và phát triển thị trường

-Tổ chức Hội chợ Quốc tế Thủy sản VIETFISH trong nước hàng năm.

-Tổ chức công tác đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp hội viên xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.

-Tham gia tư vấn và phản biện xã hội trong quá trình xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách của nhà nước.

-Giới thiệu khách hàng cho hội viên....

Sự hỗ trợ này là rất cần thiết, cũng là một cơ hội lớn mà doanh nghiệp nên tận dụng để phát triển mạnh hơn.

5.4 NHỮNG THÁCH THỨC CHO CÔNG TY 5.4.1 Các rào cản thương mại, kỹ thuật 5.4.1 Các rào cản thương mại, kỹ thuật

Để bảo vệ nền sản xuất trong nước, các nước nhập khẩu lập ra hàng loạt các hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm hạn chế sản phẩm doanh nghiệp ngoài nước.

Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Út Xi nói riêng đều gặp những khó khăn riêng về thị trường, về kiện tụng bán chống phá giá, chống trợ cấp cũng như rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm (dư lượng kháng sinh, hàng hóa cấm,…). Đối với thị trường yêu cầu cao như Nhật Bản, sản phẩm đòi hỏi phải được truy xuất rõ nguồn gốc, phải đảm bảo theo tiêu chuẩn HACCP,… . Thêm vào đó, Nhật Bản tiến hành tang cường kiểm tra hàm lượng Ethoxyquin, Trifluraline đối với các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam, với mức quy định rất cao. Nhật đã bổ sung thêm 100 chất cấm và hạn chế sử dụng cho các sản phẩm thủy sản làm cho doanh nghiệp xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn.[17] Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị tôm Việt Nam nói chung và sản phẩm tôm của công ty nói riêng sang thị trường này.

5.4.2 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là thách thức rất lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam - đa phần là vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính yếu - đều gặp phải khi hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

Nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng, tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản ngày càng nhiều nên đối thủ hiện tại và tiềm ẩn cũng rất nhiều. Các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,… đều có điều kiện địa hình, khí hậu thuận lợi giống như Việt Nam; vì vậy, các doanh nghiệp ở những quốc gia này sẽ trở thành mối đối thủ lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và UTXICO nói riêng. Với Út Xi, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty trong thời điểm này là các doanh nghiệp của Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long như Phương Nam Seafood, Kim Anh, Camimex, Agrifish, Cafatex, Công ty cổ phần thủy sản 404,…. Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau gay gắt từ chất lượng đến giá cả sản phẩm.

Không chỉ vậy, UTXICO còn gặp phải canh tranh về nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến. Ngoài các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn như công ty Trách nhiệm hữu hạn Khánh Sủng, Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng, Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam,… Út Xi còn phải cạnh tranh với các thương lái Trung Quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.4.3 Nguồn nguyên liệu kém chất lượng

Đối với UTXICO thì nguồn nguyên liệu là một yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu. Nguồn nguyên liệu phải đầy đủ, đạt chất lượng mới có khả năng tạo ra sản phẩm chất lượng sản lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như người tiêu dùng.

Thời gian gần đây, dịch bệnh trên tôm ngày càng hoành hành; trong đó, phải kể đến như bệnh phát sáng, bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy,… .Trong khi, hầu hết các hộ nuôi tôm ở nước ta đều tự phát mà không được đào tạo bài bản về khoa học kỹ thuật phòng và trị bệnh cho tôm. Việc nuôi và chăm sóc tôm đều do kinh nghiệm truyền nhau, mà những kinh nghiệm đó không có cơ sở khoa học chắc chắn. Điều này ảnh hưởng rất lớn sản lượng cũng như chất lượng của tôm. Vì thế, công ty phải kiểm tra nghiêm ngặt, kỹ lưỡng, đảm bảo sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng lớn nguyên liệu của công ty. Ngành nuôi trồng thủy sản phụ thuộc nhiều vào các yếu tố thời tiết. Mặc dù biết rõ giá cả và lợi nhuận sẽ rất cao nếu tiến hành nuôi và thu hoạch tôm trái vụ nhưng thời điểm này dịch bệnh rất cao, đầy rủi ro nên đa phần nông dân đều chọn cho mình giải pháp an toàn là thả tôm giống và thu hoạch theo thời vụ. Nguồn tôm nguyên liệu của công ty vì thế cũng phụ thuộc vào thời vụ thu hoạch tôm.

5.4.4 Những thách thức khác

Văn hóa khác biệt

Sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh của Việt Nam với các thị trường nước ngoài, làm cho công ty gặp phải một số khó khăn trong vấn đề văn hóa khi xuất khẩu. Mặt khác là sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực của các thị trường nhập khẩu cũng là thách thức của công ty trong việc thỏa mãn tốt nhu cầu khách hàng.

Nhiều sản phẩm thay thế

Bên cạnh sản phẩm tôm, những thị trường như Hoa Kỳ, Nhật Bản còn ưu chuộng các sản phẩm cá tra, cá basa, cá ngừ, cá hồi, bạch tuột,…và giá của các mặt hàng thủy sản này có phần rẻ hơn tôm rất nhiều. Thách thức này buộc Út Xi phải đa dạng hóa sản phẩm cũng như nâng cao kỹ thuật để giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng.

Đối thủ tiềm ẩn

Thủy sản là ngành có tiềm năng phát triển tốt ở Việt Nam và nhiều nước châu Á. Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới không ngừng tăng cao. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp có xu hướng và mở rộng sang lĩnh vực này

5.5 PHÂN TÍCH SWOT

Bảng 5.1. Ma trận SWOT của UTXICO

SWOT

Điểm mạnh (S)

1. Cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến

2. Nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo kỹ lưỡng

Điểm yếu (W)

1. Hoạt động marketing, nghiên cứu thị trường 2. Tài chính

Cơ hội (O)

1. Hộp nhập kinh tế quốc tế 2. Chính sách của Nhà nước 3. Sự hỗ trợ từ VASEP SO -S1+S2+O1+O2+O3 -> Tận dụng tốt những chính sách của Nhà nước, sự hỗ trợ của VASEP, yếu tố kỹ thuật và nhân lực để mở rộng thị trường.

WO

-W1+O1+O2+O3 -> Xây dựng thương hiệu nhờ vào sự giúp đỡ của hiệp hội, nhà nước

-W2+O2+O3-> Kiến nghị thay đổi chính sách về hỗ trợ vốn, tăng cường nguồn vốn từ sự giúp đỡ của hiệp hội

Thách thức (T)

1. Rào cản thương mại, kỹ thuật

2. Đối thủ cạnh tranh 3. Nguồn nguyên liệu 4. Sản phẩm thay thế 5. Khác biệt văn hóa

ST

-S1+T1-> Nâng cao chất lượng sản phẩm, thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-S1+S2+T2+T3+T4-> Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ vào yếu tố kỹ thuật, cải tiến sản phẩm mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. -S2+T3-> Duy trì những đại lý cung cấp nguyên liệu cũ, tìm kiếm nguồn liệu mới, xây dựng mô hình liên kết phù hợp để ổn định nguồn nguyên liệu WT -W1+T1+T2+T4+T5-> Cần đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên về Marketing, nghiên cứu tốt thị trường.

5.6 TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Chương này cho thấy ưu điểm của công ty là đã có những đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nguồn nhân lực của công ty được lựa chọn và đào tạo bài bản. Tuy nhiên, tình hình tài chính vẫn gặp nhiều khó khăn và chưa xây dựng bộ phận chuyên biệt trong nghiên cứu thị trường và marketing là hai nhược điểm lớn của công ty.

Qua phân tích môi trường bên ngoài, tác giả cho thấy công ty có nhiều cơ hội từ việc hội nhập kinh tế quốc tế và sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước và hiệp hội nhưng rào cản thương mại, đối thủ cạnh trạnh, nguồn nguyên liệu kém chất lượng đang là thách thức rất lớn đối với công ty.

Từ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trên, tác giả lập ma trận SWOT.

CHƯƠNG 6

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU

6.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

6.1.1 Định hướng trong tương lai của công ty

6.1.1.1 Mục tiêu

“Đa dạng hoá sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao là chiến lược kinh doanh của Công ty” (Báo cáo thường niên 2013 của công ty). Ngoài những sản phẩm hiện có và được sản xuất thường xuyên để đưa ra thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ, … như tôm tươi, tôm hấp chín, tôm xiên que, Nobashi, Sushi…; công ty cơ bản hoàn thành lập trình chế biến và thống nhất quy cách với khách hàng để giới thiệu một số mặt hàng mới ra thị trường như:

-Thị trường EU: Công ty tiếp tục nghiên cứu một số mặt hàng có gia vị và phối trộn: Tôm xẻ bướm tẩm bột dừa, Tôm xiên que tẩm gia vị với nhiều vị khác nhau (vị hương tỏi, vị hương chanh,v.v…)

-Thị trường Hoa Kỳ: Bánh tôm bao bột kiểu Châu Á, Tôm bao bánh tráng rế, Bắp cải cuộn nhân tôm, Khổ qua nhồi tôm.v.v…

-Thị trường Hồng Kông: Hoành thánh nhân tôm, Nấm đông cô nhồi tôm, v.v..

Công ty cũng đang phối hợp với khách hàng Ai Cập, T&T cùng nghiên cứu giới thiệu thêm một số mặt hàng mới khác cho các thị trường này.

6.1.1.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn

Đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng chuỗi sản phẩm phẩm tinh chế có giá trị cao vào các thị trường Nhật, Hoa Kỳ, EU, v.v… tăng tính cạnh tranh mang lại doanh thu và lợi nhuận cho Đơn vị.

Tiếp tục cung cấp sản phẩm giá trị gia tăng cho các thị trường truyền thống, đồng thời kết hợp với các nhà phân phối lớn nghiên cứu sản phẩm đáp ứng theo thị hiếu tiêu dùng từng thị trường và vùng miền trên thế giới.

Thông qua Công ty T&T International Seafood, xây dựng, phát triển mạng lưới phân phối chuỗi siêu thị, nhà hàng ở Hoa Kỳ.

Đầu tư và mở rộng vùng muôi tôm theo mô hình GAP, vừa tạo nguồn nguyên liệu sạch cung ứng cho công tác chế biến, vừa bảo vệ môi trường.

6.1.2 Những phân tích ở chương 5

Từ những phân tích trong chương 5, bảng phân tích SWOT cho công ty (Bảng 5.1), tác giả đưa ra những đề xuất sau:

-Tận dụng tốt những chính sách của Nhà nước, sự hỗ trợ của VASEP, yếu tố kỹ thuật và nhân lực để mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu.

- Kiến nghị thay đổi chính sách về hỗ trợ vốn, tăng cường nguồn vốn từ sự giúp đỡ của hiệp hội

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ vào yếu tố kỹ thuật, cải tiến sản phẩm mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Duy trì những đại lý cung cấp nguyên liệu cũ, tìm kiếm nguồn liệu mới, xây dựng mô hình liên kết phù hợp để ổn định nguồn nguyên liệu

- Cần đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên về Marketing, nghiên cứu tốt thị trường.

Từ những định hướng của công ty và phân tích ở trên, tác giả đề ra những giải pháp cụ thể sau.

6.2 CÁC GIẢI PHÁP

6.2.1 Ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong điều kiện khó khăn về nguồn nguyên liệu thì các công ty phải tự xây dựng vùng nuôi tôm của riêng mình để tránh rủi rỏ trong tương lai. Công ty hiện có vùng tự nuôi 200 ha, công ty còn có 800 – 1.000 ha vùng nuôi liên kết

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến thủy sản út xi (utxico) (Trang 86)