Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến thủy sản út xi (utxico) (Trang 25)

2.1.3.1 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

Môi trường vĩ mô

Chính trị - Pháp luật

Chính trị - Pháp luật bao gồm các yếu tố hệ thống pháp luật; xu hướng, tình hình chính trị; chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Đây là yếu tố không chỉ ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp trong thời gian hiện tại mà còn cả tương lai. Mối quan hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên phạm vi một quốc gia mà còn trên bình diện quốc tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tuân thủ đúng pháp luật, thi hành chính sách Nhà nước nhưng cũng cần phân tích, dự báo, có những kế hoạch xuất khẩu riêng phù hợp trong tương lai.

Điều kiện kinh tế

Điều kiện gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái… đều ảnh hưởng đến kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp. Những biến động của mỗi yếu tố kinh tế đều có thể đem đến cho doanh nghiệp những cơ hội nhưng đồng thời cũng là những thách thức. Trước những biến động kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo của từng yếu tố để đưa ra những giải pháp, những chính sách tương ứng phù hợp trong từng khoảng thời gian cụ thể nhằm tận dụng tốt những cơ hội, giảm thiểu nguy cơ.

Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là yếu tố của mỗi quốc gia, vùng địa lý; nó góp phần ảnh hưởng chủng loại, chất lượng, giá thành sản phẩm xuất khẩu, vận tải hàng hóa. Đối với những doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào thiên nhiên như thủy sản thì điều kiện tự nhiên có tác động rất lớn. Để chủ động ứng phó với các yếu tố tự nhiên, các doanh nghiệp phải tìm hiểu các yếu tố có liên quan đến mình thông qua hoạt động tìm hiểu, phân tích, đánh giá của cơ quan chuyên môn.

Điều kiện văn hóa – xã hội

Điều kiện văn hóa - xã hội của thị trường xuất khẩu: nhu cầu và khả năng thanh toán, thu nhập của dân cư, … ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống người dân quốc gia nhập khẩu, khả năng nhập khẩu của thị trường đó; vì vậy, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Môi trường vi mô

Đối thủ cạnh tranh

Các công ty cùng ngành hoặc cung cấp những sản phẩm dịch vụ tương tự với nhau cho khách hàng được xem là đối thủ cạnh tranh. Lượng cung cầu sản phẩm trong ngành, giá bán, lượng tiêu thụ,… sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ đối thủ cạnh tranh; do vậy, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nghiên cứu, tìm hiểu và đề ra những đối sách phù hợp là hoạt động hết sức cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại và cả tương lai.

Khách hàng

Khách hàng là những người tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Họ và nhu cầu của họ ảnh hưởng lớn đến quyết định sản xuất, chế biến, hoạt động Marketing, định giá,… của công ty. Tìm hiểu nhu cầu khách hàng một cách kỹ lưỡng, đáp ứng thị hiếu của họ, tạo dựng lòng tin từ họ sẽ là quyết định sống còn của mỗi doanh nghiệp.

Nhà cung ứng

Các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp được cung cấp từ doanh nghiệp khác hoặc từ những hộ nông dân. Các yếu tố đầu vào này góp phần tạo nên chất lượng, giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp cần lựa chọn kỹ lưỡng nhà cung ứng cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp cũng như yêu cầu sản phẩm của khách hàng.

Đối thủ tiềm ẩn

Đối thủ mới xuất hiện trong ngành có thể làm suy giảm doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, giành thị phần cũng như cạnh tranh trong việc khai thác cái yếu tố sản xuất.

Doanh nghiệp cần tận dụng tốt những lợi thế hiện có của một doanh nghiệp đi trước trước những nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh, những lợi thế đó như: lợi thế về khách hàng lâu năm, lợi thế về nguồn cung ứng, lợi thế từ quy mô sản xuất, lợi thế về tài chính, … .; đồng thời cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.

Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế có thể thay đổi sản phẩm tương tự về công dụng, có thể có chất lượng cao hoặc thấp hơn, giá cả cao hoặc thấp hơn. Vì thế, cải tiến, đa dạng, giảm giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp.

Nguồn: Quản trị học (2011, trang 59)

Hình 2.1 Sơ đồ môi trường kinh doanh của công ty

2.1.3.2 Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

Nhân sự

Trong một tổ chức, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công.

Trình độ năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp yếu tố quyết định đến sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì trình độ và năng lực quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có được các chiến lược kinh doanh đúng đắn, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tận dụng được các cơ hội của thị trường quốc tế trên cơ sở khả năng vốn có của mình.

Trình độ và năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ kinh doanh trong doanh nghiệp - những người trực tiếp thực hiện các công việc của quá

Kỹ thuật – Công nghệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tự nhiên Khách hàng

TỔ CHỨC

trình xuất hàng hoá quyết định tới hiệu quả công việc, theo đó quyết định tới hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp.

Tài chính

Khả năng tài chính của doanh nghiệp biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Năng lực tài chính và khả năng quản lý tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng khác của doanh nghiệp, vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nghiên cứu và phát triển

Nghiên cứu và phát triển là yếu tố quan trọng giữ vững hình ảnh của doanh nghiệp, gìn giữ và mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí, cải tiến sản phẩm. Nghiên cứu thể hiện ở nhiều mặt: thay thế nguyên liệu, kiểm soát, tìm kiếm nguyên liệu phù hợp; công thức chế biến, quy trình sản xuất; bao bì, nhãn mác sản phẩm; yêu cầu, thị hiếu khách hàng;…. Chính vì vậy, doanh nghiệp nào cũng cần đầu tư mạnh về nghiên cứu và phát triển.

Trình độ công nghệ

Trình độ công nghệ góp phần trong việc cải tiến sản phẩm, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để có thể nắm bắt tốt yêu cầu của thị trường cũng như mở rộng doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần đầu tư vào đổi mới thiết bị, công nghệ.

Marketing

Marketing bao gồm sản phẩm, định giá, sự phân phối hàng hóa, hoạt động xúc tiến tiếp thị sản phẩm. Hoạt động marketing của mỗi một doanh nghiệp góp phần đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, tác động đến sự lựa chọn của khách hàng, xây dựng thương hiệu và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược marketing phù hợp với từng nhóm khách hàng, từng phân khúc thị trường.

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến thủy sản út xi (utxico) (Trang 25)