“Thị trường là một quá trình mà qua đó tất cả các quyết định của hộ gia đình về tiêu dùng các hàng hóa khác nhau, các quyết định của doanh nghiệp về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của người lao động về làm việc cho ai, làm việc bao nhiêu được cân bằng thông qua sự điều chỉnh của giá cả” (Begg, Fischer and Dornbusch, 2005, biên dịch: nhóm giảng viên Kinh tế học, Đại học kinh tế quốc dân, trang 7, 2008)
Thị trường xuất khẩu là tổng thể các mối quan hệ tác động qua lại giữa các thương nhân ở các quốc gia khác nhau nhằm mục đích mua bán hàng hoá và dịch vụ.
Có nhiều thị trường xuất khẩu trên thế giới nhưng phải chọn lọc một số thị trường chủ yếu, trọng điểm. Qua các thống kê xuất khẩu/nhập khẩu từng nước, doanh nghiệp có thể đánh giá tiềm năng nhập khẩu của từng nước như sản lượng nhập từng chủng loại hàng năm và nhập từ nước nào, diễn tiến nhập 4-5 năm để dự đoán triển vọng tương lai của thị trường đó.
+ Phân biệt toàn bộ thị trường (total market) hoặc phân khúc thị trường xuất khẩu (market segment) có đủ lớn để xuất khẩu hay không.
+ Thị trường đó có triển vọng trong tương lai hay không, tức là mức nhập khẩu có gia tăng theo thời gian hay không.
+ Phải nghiên cứu các kênh phân phối sản phẩm trong thị trường đó. + Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, họ chiếm bao nhiêu phần trăm thị phần và có chỗ đứng cho sản phẩm của chúng ta không.
+ Công nghệ chế biến của công ty hiện đại hay lac hậu so với các đối thủ vì nếu lạc hậu, chất lượng sản phẩm sẽ không tốt và tiêu hao nhiều nguyên liệu.