Với từng mục tiêu, đề tài sẽ được sử dụng các phương pháp phân tích số liệu khác nhau để đưa ra nhận xét đánh giá, tổng hợp thành kết quả.
-Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi, giai đoạn 2011- nửa đầu năm 2014. Tác giả sẽ sử dụng phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối để thấy sự biến động, sự chênh lệch của các chi tiêu; đồng thời cũng sử dụng phương pháp so sánh số liệu tương đối để cho thấy tốc độ phát triển của từng chỉ tiêu; từ đó đưa ra nhận định, đánh giá về
tình hình xuất khẩu của công ty, những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế của công ty.
+Phương pháp so sánh số tuyệt đối:
Phương pháp so sánh tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. So sánh tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ kế hoạch và thực tế, giữa những khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, qui mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế đó
∆y = y1 – y0 (2.1)
Trong đó: ∆y là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế y1 là chỉ tiêu năm sau
y0 là chỉ tiêu năm trước +Phương pháp so sánh số tương đối:
Phương pháp so sánh số tương đối là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch (2.2) hoặc tỷ lệ của các số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng (2.3). t1 100 0 1 y y (%) (2.2) t2 100 0 0 1 y y y (%) (2.3)
Trong đó: t1 là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch t2 là tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu +Phương pháp tính phần trăm trên tổng thể:
Phương pháp này dùng để tính phần trăm của mỗi chỉ tiêu trong tổng thể, xác định tỷ trọng của chỉ tiêu đó trong cơ cấu chung, thường dùng để lập biểu đồ, minh họa cụ thể. pi n i i i a a 1 (2.4)
Trong đó: pi là tỷ trọng của chỉ tiêu thứ i trong tổng thể ai là chỉ số của chỉ tiêu thứ i
n là số lượng các chỉ tiêu
Đồng thời kết hợp với sử dụng đồ thị và biểu đồ để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích.
-Mục tiêu 2 và 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty; Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của UTXICO.
Tác giả sử dụng ma trận SWOT để phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty so với đối thủ cũng như ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Từ đó rút ra được các chiến lược hoạt động quan trọng cho doanh nghiệp do phân tích kết hợp các yếu tố: Bảng 2.1: Mô hình SWOT:
Ma trận SWOT
Opportunities (Cơ hội) -…
-
Threats (Đe dọa) -… - Strengths (Điểm mạnh) -… - Chiến lược SO Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Chiến lược ST Vượt qua những bất trắc bằng tận dụng các điểm mạnh Weaknesses (Điểm yếu) -… - Chiến lược WO Hạn chế các yếu điểm để lợi dụng các cơ hội
Chiến lược WT
Tối thiểu hóa điểm yếu và tránh khỏi các đe dọa
Nguồn:Quản trị học (năm 2011, trang 166)
- Chiến lược SO: các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường.
- Chiến lược WO: các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường.
- Chiến lược ST: các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh nguy cơ của thị trường.
- Chiến lược WT: các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.
Chiến lược hiệu quả là những chiến lược tận dụng được các cơ hội bên ngoài kết hợp sức mạnh bên trong doanh nghiệp nhằm vô hiệu hóa hoặc giảm thiểu được những nguy cơ bên ngoài và hạn chế hoặc vượt qua được những yếu kém của bản than doanh nghiệp. Từ đó, dựa vào những tiềm lực có sẵn và các tận dụng thời cơ thị trường để đưa doanh nghiệp vươn lên ngày càng phát triển.