Một số quy định về tiêu chuẩn xuất khẩu mặt hàng thủy sản

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến thủy sản út xi (utxico) (Trang 40)

2.1.6.1 Một số tiêu chuẩn quốc tế

Người tiêu dùng trên thế giới luôn hướng tới những sản phẩm an toàn, đáp ứng được chất lượng cũng như yếu tố môi trường, xã hội. Thủy sản Việt Nam cần phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu để xuất khẩu ra thế giới, đặc biệt như thị trường Hoa Kỳ, EU, Liên bang Nga, Nhật Bản,… .

Tiêu chuẩn ISO 9001

ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO - International Organization for Standardization) ban hành, có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cho mọi quy mô hoạt động.

ISO 9001 đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lượng, không phải là tiêu chuẩn cho sản phẩm. Việc áp dụng ISO 9001 vào doanh nghiệp đã tạo được cách làm việc khoa học, tạo ra sự nhất quán trong công việc, chuẩn hóa các quy trình hoạt động, loại bỏ được nhiều thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian và giảm chi phí phát sinh do xảy ra những sai lỗi hoặc sai sót trong công việc, đồng thời làm cho năng lực trách nhiệm cũng như ý thức của cán bộ công nhân viên nâng lên rõ rệt.

Các Tiêu chuẩn Quốc tế mà ISO đã ban hành rất hữu ích cho nền công nghiệp, các tổ chức kinh tế, các chính phủ, các tổ chức thương mại, các cơ sở kinh doanh quốc hữu và tư nhân và cuối cùng là cho con người bao gồm cả người cung cấp và người sử dụng. Các Tiêu chuẩn của ISO đảm bảo cho các

sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho con người được an toàn, sạch sẽ và hiệu quả, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh trong thương mại giữa các nước với nhau.

Tiêu chuẩn HACCP

Theo định nghĩa của CAC - Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm CODEX: HACCP (Hazard Analysis & Critical Control Points - Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và các điểm kiểm soát tới hạn) là một hệ thống giúp nhận diện, đánh giá, và kiểm soát các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. HACCP được giới thiệu như là một hệ thống kiểm soát an toàn khi mà sản phẩm hay dịch vụ đang được tạo thành hay quy trình sản xuất hơn là cố gắng tìm ra các sai sót ở sản phẩm cuối. Các điểm đặc biệt trong quá trình được xác định nhằm kiểm soát các nguy cơ an toàn thực phẩm.

- Các đặc trưng của HACCP

+ Tính hệ thống: HACCP xem xét và kiểm soát tất cả các bước trong việc vận hành sản xuất, chế biến hay cung cấp thực phẩm. Giúp nhận diện các mối nguy hại, xây dựng và áp dụng các biện pháp kiểm soát, thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống nhằm đảm bảo tính an toàn luôn được duy trì.

+ Cơ sở khoa học: Các mối nguy về an toàn cho một loại thực phẩm và việc kiểm soát chúng được xác định dựa trên bằng chứng/ cơ sở khoa học.

+ Chuyên biệt: Tùy vào đặc trưng của loại thực phẩm, HACCP giúp xác định các mối nguy thường gặp ở loại thực phẩm đó và xây dựng biện pháp kiểm soát thích hợp.

+ Phòng ngừa: HACCP hướng tới việc phòng ngừa hơn là kiểm tra khi sản phẩm đã hoàn tất.

+ Luôn thích hợp: Khi có sự thay đổi về cơ sở vật chất, công nghệ, con người, thông tin về an toàn thực phẩm, hệ thống luôn được xem xét và điều chỉnh cho phù hợp.

Lưu ý: HACCP không phải là một hệ thống giúp triệt tiêu hoàn toàn các nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Nó là một hệ thống giúp quản lý các mối nguy nhằm giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm.

Tiêu chuẩn SSOP và GMP

SSOP (Sanitation Standard Operating Procedures) là tiêu chuẩn về Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh.

GMP là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Good manufacturing practice. Dịch đầy đủ theo nghĩa Tiếng Việt là “Thực hành tốt sản xuất”

SSOP cùng GMP, kiểm soát tất cả những yếu tố liên quan đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng. Song, GMP là Quy phạm sản xuất, là các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ nhằm đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nghĩa là GMP quy định các yêu cầu vệ sinh chung và biện pháp ngăn ngừa các yếu tố ô nhiêm vào thực phẩm do điều kiện vệ sinh kém. Còn SSOP là Quy phạm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh, nghĩa là các quy phạm vệ sinh dùng để đạt được các yêu cầu vệ sinh chung của GMP.

Tiêu chuẩn ASC

ASC là chữ viết tắt của Aquaculture Stewaship Council (Hội đồng Quản lý nuôi trồng Thủy sản). Đây là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 2009 bởi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững Hà Lan (IDH) nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm. ASC xây dựng bộ tiêu chuẩn ASC dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm.

Chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động.

ASC đang có những bước tiến bộ vượt bậc trong việc hướng đến mục tiêu để trở thành chương trình chứng nhận và dán nhãn hàng đầu thế giới đối với các loài thủy sản nuôi có trách nhiệm. ASC đưa sản phẩm thủy sản an toàn từ các trại nuôi ra thị trường, đồng thời hạn chế tối đa các tác động về môi trường và xã hội.

2.1.6.2 Những chính sách, quy định trong nước

Ngày 31/10/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 2654/QĐ-BNN-QLCL về việc Ban hành biện pháp kiểm tra tăng cường về chất lượng, an toàn thực phẩm lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Canađa và Nhật Bản. Cụ thể:

-Thực hiện kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm đối với 100% lô hàng tôm nuôi, cá tra, ba sa và sản phẩm chế biến từ các loại thủy sản này xuất khẩu vào Canađa về chỉ tiêu dư lượng Enrofloxacin + Ciprofloxacin (quy định mức giới hạn phát hiện cho phép =1ppb)

-Thực hiện kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm đối với các lô hàng tôm, mực, cá tra, ba sa và sản phẩm chế biến từ các loại thủy sản này xuất khẩu vào Nhật Bản theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

Ngày 12/11/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã ban hành Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT quy định kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.

-Phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT bao gồm: +Quy định hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền kiểm tra, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản có xuất khẩu.

+Quy định hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào các thị trường mà Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu yêu cầu lô hàng xuất khẩu được kiểm tra, cấp chứng thư của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.

Hàng hóa xuất nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm

Ngày 20 tháng 11 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

Quy định tại Điều 7 về việc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch, kiểm tra về an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng và quy định cửa khẩu. Theo đó, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật. Căn cứ quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật có liên quan, các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng quản lý công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan và hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra, xác nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Kiểm tra chặt thủy sản xuất khẩu yêu cầu chứng thư

Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành. Theo đó, nội dung kiểm tra gồm: Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất (trang thiết bị, nhân lực), thủ tục truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm, lấy mẫu phân tích an toàn thực phẩm...

Phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT bao gồm việc quy định hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền kiểm tra, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận

cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản có xuất khẩu.

Thông tư này còn quy định hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào các thị trường mà Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu yêu cầu lô hàng xuất khẩu được kiểm tra, cấp chứng thư của NAFIQAD (Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản).

Việc cấp chứng thư là thuộc thẩm quyền của các đơn vị thuộc NAFIQAD được cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu thủy sản Việt Nam đánh giá đủ năng lực thực hiện các hoạt động kiểm tra, cấp chứng thư cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu.

Một phần của tài liệu thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần chế biến thủy sản út xi (utxico) (Trang 40)