7. Ý nghĩa của đề tài
3.1.4. Phân tích các lợi ích đã đạt được
3.1.4.1. Lợi ích kinh tế
Tái sử dụng nước góp phần giảm chi phí nước do nhu cầu giảm, do giảm giá thành khai thác, vận chuyển bằng bơm, xử lý nước cấp.
Giảm chi phí xử lý nước thải, phí thải bỏ nước thải.
Tái sử dụng nước mang lại cơ hội cải thiện tại các vấn đề môi trường khác, như giảm nhu cầu sử dụng nước đồng nghĩa với việc tiết kiệm điện trong quá trình bơm, giảm các hoá chất sử dụng cho xử lý nước cấp...
Ngoài ra còn giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải.
Ít xảy ra hư hỏng hệ thống nước thải do nguyên nhân quá tải.
3.1.4.2. Lợi ích môi trường
Tái sử dụng nước sẽ làm giảm lượng nước thải và do đó có thể giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Giảm nhu cầu về năng lượng trong quá trình xử lý nước thải.
Giảm sử dụng quá nhiều nước mặt và nước ngầm.
Giảm lượng nước sạch tiêu thụ gíup tiết kiệm tài nguyên, giảm việc khai thác nước, từ đó giảm các vấn đề sụt lún do khai thác.
Giảm áp lực xả nước thải vào các dòng sông .
3.1.4.3. Lợi ích xã hội
Khi giảm được ô nhiễm môi trường thì sức khỏe của người dân sẽ tốt hơn, đời sống xã hội sẽ được nâng cao.
Hình ảnh của công ty ngày càng được nâng cao, góp phần nâng cao doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của công ty.
Như là hiệu ứng, góp phần tạo thêm cơ hội việc làm cho xã hội…
3.1.5. Những khó khăn và thuận lợi khi áp dụng SXSH tại công ty 3.1.5.1. Khó khăn 3.1.5.1. Khó khăn
Các rào cản thái độ:
Khái niệm SXSH vẫn còn là khái niệm rất mới với doanh nghiệp lẫn công nhân tại nhà máy. Hầu hết công nhân tại nhà máy đều không biết đến khái niệm SXSH. Do đó, khi đề cập đến việc áp dụng SXSH, đa số nhân viên đều không muốn thực hiện vì ngại thay đổi do sợ thất bại hoặc do không hiểu biết. Do đó để áp dụng SXSH tại nhà máy cần phải có thời gian phổ biến thông tin và thuyết phục ban quản lí cũng như công nhân tham gia, đặc biệt là công nhân, vì đây là lực lượng nòng cốt tham gia chương trình SXSH.
Khi áp dụng SXSH, doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi những thay đổi, phải trang bị thêm nhiều phương tiện hỗ trợ liên quan về mặt kinh tế và tập quán sản xuất của công nhân. Vì vậy lãnh đạo công ty có thể miễn cưỡng trong việc sẽ thay đổi.
Các rào cản hệ thống:
Nhà máy không thực hiện đầy đủ công tác ghi chép hồ sơ tiêu thụ nước, năng lượng, nguyên liệu.
Ngoài ra, các ghi chép về môi trường cũng không được ghi chép lại đầy đủ.
Các rào cản kỹ thuật:
Các công nhân viên trong nhà máy chỉ có khả năng vận hành máy móc theo thói quen chứ không có trình độ kỹ thuật đủ để kiểm soát, cải tiến công nghệ sản xuất.
ảnh hưởng đến việc thu thập dữ liệu nền.
Các rào cản kinh tế:
Một vài giải pháp đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, do đó ban quản lý sẽ rất cân nhắc trong việc đồng ý thực hiện các giải pháp này. Mặc dù giải pháp đó có thể là tối ưu, mang lại nhiều lợi nhuận sau một thời gian hoàn vốn không cao.
Các nhà máy thường tập trung vào việc sản xuất sao cho đạt doanh thu cao nên không chú trọng đến việc phải đầu tư các giải pháp mà một thời gian sau mới thấy lợi nhuận.
3.1.5.2. Thuận lợi
Sự nhận thức tốt từ phía ban lãnh đạo về những lợi ích đạt được sẽ giúp việc áp dụng SXSH được thực hiện, duy trì và phát triển hơn. Khi trình bày về kế hoạch thực hiện giải pháp SXSH, lãnh đạo khá nhiệt tình trong công tác tiếp thu và hỗ trợ rất lớn trong việc điều tra nghiên cứu.
Doanh nghiệp có tổ chức quản lí tốt, phân công nhiệm vụ ở các phòng ban rõ ràng. Điều này sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi khi thực hiện và giám sát việc thực hiện các giải pháp SXSH.
Có quản lí số liệu về việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, điện, nước… nên thuận lợi cho việc đánh giá.
Hiện nay, việc thực hiện SXSH tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất được Nhà nước quan tâm hỗ trợ nhiều. Việc tư vấn, đào tạo SXSH được thực hiện miễn phí tại các trung tâm SXSH. Do đó, nhà máy sẽ giảm được chi phí đào tạo nhân lực trước khi triển khai chương trình SXSH. Đây cũng là nguồn đáng tin cậy khi doanh nghiệp tham khảo ý kiến khi tìm ra những giải pháp mới.
Đa số giải pháp đề xuất có kỹ thuật khá đơn giản, dễ thực hiện và chi phí đầu tư thấp.
Nhà máy đang cố gắng cải thiện hình ảnh doanh nghiệp nhằm thu hút thêm vốn đầu tư từ các đối tác bên ngoài nên việc hợp tác thực hiện khá thuận lợi và dễ dàng.
3.2. Các biện pháp tổng hợp khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường tại công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam tại công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam
3.2.1. Xử lý nước thải
Tính chất nước thải của Nhà máy được theo dõi sau khi áp dụng sản xuất sạch hơn. Lưu lượng nước thải sản xuất 1.220 m3/ngày. Sau đây là kết quả đặc trưng của nước thải sản xuất.
Bảng 3.19: Thành phần và tính chất nước thải sản xuất sau khi áp dụng sản xuất sạch hơn
Mẫu Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 40:2011/BTNMT QCVN
(cột B)
pH 6,7 7,1 7,0 7,6 7,2 5,5 đến 9
Nồng độ COD
(mg/l) 874 1022 975 1015 925 150
Tải lượng COD
(kg/ngày) 1066 1245 1190 1238 1128 -
Nồng độ SS
(mg/l) 115 88 87 90 127 100
Tải lượng SS
(kg/ngày) 140 108 106 110 155 -
(Nguồn: Công ty TNHH Friesland Campina Viêt Nam, năm 2014)
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất sau khi thực hiện SXSH vẫn còn khá cao và vượt giá trị giới hạn của quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (nguồn tiếp nhận loại B), nhưng so với trước khi thực hiện SXSH thì tải lượng các chất ô nhiễm sau khi thực hiện SXSH đã giảm, như tải lượng COD giảm 17 % khối lượng, tải lượng SS giảm 5 % khối lượng.
Hình 3.5: Biểu đồ so sánh tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải trước và sau khi thực hiện SXSH
Quy trình xử lý nước thải của nhà máy chế biến sữa có chất lượng nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B được trình bày trong hình 3.6.
Hình 3.6: Quy trình xử lý nước thải Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam
Nước thải Hố ga có lưới chắn rác 1mm Hầm thu nước 100 m3/h (V 16 m3) Bể tiếp xúc 100 m3/h (V 150 m3) Bể cân bằng 100 m3/h (V 190 m3) Bể tách béo 100 m3/h (V 30 m3) Máy ly tâm bùn 4 m3/h Bể hồi bùn 70 m3/h (V 24 m3) Bể hồi bùn dự phòng (V 36 m3) Bể xử lý vi sinh 2 (Vb 3240 m3) (Vvs 2430 m3) Bể xử lý vi sinh 1 (Vb 1200 m3) (Vvs 1000 m3) Sân phơi bùn 14 bể (V 24 m3/bể) Bể dự phòng (V 190 m3) Bể xả tràn luân chuyển 100 m3/h (V 190 m3) Bể lắng (V 540 m3) Bể tuyển nổi 100m3/h (V 222 m3) Bể khử trùng 100 m3/h
Nước thải loại B (QCVN
Công nghệ xử lý nước thải nhà máy sữa hiện tại đang áp dụng là công nghệ xử lý sinh học hiếu khí. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động của vi sinh vật. Quá trình hoạt động của chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hóa, trở thành những chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước.
Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý bằng bể tự hoại sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý nước tập trung chung với nước thải sản xuất. Nước thải từ bể gom được thu gom và bơm vào các bể sinh học hiếu khí 1 và 2 để xử lý hiếu khí. Tại đây, các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ bị phân hủy bởi các vi sinh vật hiếu khí, tồn tại ở dạng bùn hoạt tính. Để cho hoạt động của vi sinh hiếu khí đạt hiệu quả, không khí được cấp liên tục từ máy thổi khí cho 2 bể sinh học hiếu khí [6].
Sau khi chất hữu cơ có trong nước thải bị vi sinh vật phân hủy hết, nước thải chảy vào bể lắng nhằm lắng lại các bông bùn họat tính sinh ra từ bể Aerotank. Bùn họat tính từ bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn về bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn hoạt tính. Nước thải sau khi qua xử lý đạt quy chuẩn về môi trường một phần sẽ được tái sử dụng trong mục đích tưới cây, rửa đường, phần còn lại sẽ được thải thẳng ra đường thoát nước mưa.
Trạm xử lý nước thải của của Công ty Friesland Campina vận hành tương đối ổn định, chất lượng nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B. Chất lượng nước thải sau xử lý của Công ty Friesland Campina được trình bày trong bảng 3.20.
Bảng 3.20: Chất lượng nước thải sau xử lý của Công ty Friesland Campina Việt Nam
STT Thông số Đơn vị Kết quả thử
nghiệm QCVN 40:2011/BTNMT cột B; Kq=0,9; Kf=0,9 1 pH - 7,7 5,5 đến 9 2 SS mg/l 5 100 3 Tổng Nitơ mg/l 2,2 40 4 Tổng Phốt pho mg/l 2,59 6 5 BOD5 mgO2/l 10 50 6 COD mgO2/l 24 150
(Nguồn: Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam, năm 2014)
Như vậy, với chất lượng nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B, các doanh nghiệp trước mắt đã hướng đến tái sử dụng vào các mục đích có yêu cầu chất lượng thấp như tưới cây, rửa đường. Nếu thật sự chú trọng và được quan tâm nhiều hơn, việc tuần hoàn và tái sử dụng sẽ hướng đến các công đoạn có yêu cầu cao hơn:
Dùng cho mục đích giải nhiệt máy móc.
Vệ sinh nhà xưởng.
Vệ sinh thiết bị máy móc.
Nước dội bồn cầu.
Nước cấp phòng cháy chữa cháy.
Phương án đề xuất tuần hoàn, tái sử dụng nước cho ngành chế biến sữa nước được trình bày trên hình 3.7.
Hình 3.7: Quy trình tái sử dụng nước thải đề xuất
3.2.2. Biện pháp hạn chế tiếng ồn và rung
Nhằm giảm ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn tới các khu vực xung quanh cũng như bảo vệ sức khỏe cho những người công nhân trực tiếp sản xuất.
Một vài biện pháp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm:
Cách ly hợp lý các nguồn ồn với khu vực xung quanh;
Bố trí những thiết bị gây ồn tại những vị trí ít người qua lại
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc hoạt động tốt
Bố trí thiết bị gây ồn trên những hệ đệm nhằm giảm chấn động lan truyền
Hệ thống xử lý nước thải
Xử lý hóa lý
Bao gồm các công đoạn
sau: + Keo tụ
+ Tạo bông
Tách cặn, khử mùi Bao gồm các công đoạn
sau: + Lắng
+ Lọc thô
+Lọc than hoạt tính
Lọc tinh Nước thải sau các hệ xử
lý hiện hữu Vi lọc 10 – 5 µm Vi lọc 1 µm Khử trùngbằng tia UV + Tưới cây + Rửa đường + Vệ sinh nhà xưởng + Dội bồn cầu
+ Giải nhiệt thiết bị
+ Cấp cho nồi hơi
+ Cấp cho PCCC
+ Vệ sinh thiết bị, máy
Các giải pháp cục bộ bảo vệ công nhân: phương tiện chống ồn cho công nhân, mũ bịt tai, bông gòn...
Công nhân làm việc tại các nơi gây ồn nhiều sẽ được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và bố trí ca, kíp luân phiên hợp lý bảo đảm điều kiện làm việc tốt.
Đối với nguồn phát ra từ máy phát điện: sử dụng biện pháp cách ly và cách âm cho buồng máy phát điện.
Ngoài ra, để giảm thiểu tiếng ồn và khói bụi, Nhà máy đã dành một diện tích đất nhất định để trồng cây xanh xung quanh khuôn viên Nhà máy. Ước tính tỉ lệ chiếm đất của cây xanh vào khoảng 15% tổng diện tích mặt bằng khu đất.
3.2.3. Quản lý chất thải rắn 3.2.3.1. Chất thải sinh hoạt 3.2.3.1. Chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt bao gồm giấy văn phòng phẩm thực phẩm, rau quả dư thừa, bọc nilon, giấy, lon, chai ... Trong từng phân xưởng và nhà ăn đều có trang bị hai loại giỏ đựng rác có nắp đậy: một loại giỏ đựng rác loại cứng khó xử lý (vỏ đồ hộp, vỏ lon bia, các loại chai lọ thủy tinh, nhựa) một loại giỏ đựng rác loại mềm, dễ xử lý (thức ăn thừa, các chất hữu cơ…). Rác được thu gom lại hàng ngày. Công ty kết hợp với Công ty dịch vụ vệ sinh địa phương trong khu vực thu gom mỗi ngày chở về tập trung tại bãi rác qui định.
Qui trình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trong Nhà máy như sau:
Hình 3.8: Sơ đồ xử lý rác sinh hoạt tại nhà máy
3.2.3.2. Chất thải công nghiệp
Rác thải công nghiệp: Bao bì rách, giấy vụn, thùng gỗ, thùng nhựa hóa chất, nhựa vụn PE… thu gom tập trung, phân loại thành các thành phần:
Phần bao bì, thùng gỗ… còn giá trị sử dụng lưu giữ lại để sử dụng tiếp.
Phần bao bì, thùng gỗ, giấy bỏ không còn giá trị sử dụng bán cho những nơi có nhu cầu hoặc tập kết chung cùng rác thải công nghiệp, thuê đội vệ sinh môi trường trong khu vực chuyển về bãi rác tập trung xử lý.
Ngòai ra, các loại cặn bùn lắng từ các hố gas và hệ thống xử lý nước thải chỉ mang tính định kỳ, Công ty thuê đội vệ sinh môi trường trong khu vực hoặc các đơn vị chuyên trách xử lý.
Rác sinh hoạt
Vận chuyển và xử lý Các giỏ rác
Quét dọn vệ sinh
Tập trung ở khu xử lý chất thải rắn
3.2.3.3. Chất thải nguy hại
Các chất thải được xem là chất thải nguy hại như được mô tả ở bảng 4.9 ở chương 4 không xử lý và thải ra trong khu vực Nhà máy và cũng không bán ra ngoài cho các mục đích sử dụng khác. Công ty sẽ thu gom tập trung theo định kỳ và xin ý kiến chỉ đạo của Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Bình Dương cho ý kiến xử lý hoặc thuê các cơ quan dịch vụ chuyên trách được nhà nước cấp phép để xử lý như Công ty Môi Trường Đô Thị TP. HCM, Công ty Môi Trường Việt - Úc, Công ty xử lý chất thải Tân Đức Thảo…
3.2.4. Vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động
Đây là một vấn đề Nhà máy luôn quan tâm vì với môi trường lao động nóng bức, độ ẩm cao, cường độ bức xạ lớn và cường độ ồn cao, sức khỏe công nhân sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Những biện pháp giải quyết như sau:
3.2.4.1. Các biện pháp chống nóng, ẩm đảm bảo vi khí hậu môi trường làm việc
Nhiệt thừa phát sinh trong quá trình sản xuất của Nhà máy là không nhỏ, cùng với điều kiện khí hậu Nam bộ khá nóng bức, do đó việc thực hiện các biện pháp chống nóng trong nhà xưởng là hết sức cần thiết:
Trong quá trình vận hành sản xuất, Công ty luôn quan tâm đến các giải pháp thông gió tự nhiên, triệt để lợi dụng hướng gió chủ đạo để bố trí hướng nhà hợp lý, tăng cường diện tích cửa mái, cửa chóp và cửa sổ.
Bố trí quạt thổi mát cục bộ ở các khu vực tập trung nhiều máy móc và nơi công nhân làm việc tập trung.
Bố trí các chụp hút trên trần, mái để được thông thoáng trong khu vực sản xuất.
3.2.4.2. Các biện pháp an toàn lao động
An toàn lao động luôn là mối quan tâm lớn của công ty. Các qui định về an toàn lao động trong nhà xưởng, bao gồm:
Từng máy móc thiết bị có nội qui vận hành sử dụng an toàn lập thành bảng gắn tại vị trí hoạt động và thường xuyên huấn luyện cho công nhân thực thi đầy đủ và kiểm tra không để xảy ra tai nạn lao động do không thực hiện đúng