Xuất các giải pháp SXSH cho các công đoạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải thiện môi trường cho ngành sản xuất sữa nước-trường hợp điển hình tại công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam (Trang 85)

7. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2.2.xuất các giải pháp SXSH cho các công đoạn

Sau khi phân tích các nguyên nhân gây tổn thất và lãng phí, tham khảo ý kiến cùng một số nhân viên phụ trách các bộ phận có liên quan tại nhà máy, các giải pháp SXSH sau đây được đề xuất và chia thành 4 nhóm với mục tiêu chính là nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, tiết kiệm nguyên liệu cho nhà máy.

Quản lý nội vi - Nâng cao nhận thức cho nhân viên

Giảm lượng nước sạch tiêu thụ và lượng nước thất thoát.

Nâng cao hiệu quả thu hồi lượng nguyên liệu và bán thành phẩm bị thất thoát trong các công đoạn chế biến.

Thay đổi công nghệ.

Mỗi nhóm giải pháp bao gồm các giải pháp cụ thể sau:

A. Quản lý nội vi - Nâng cao nhận thức cho nhân viên.

Giải pháp 1: Mở khóa tập huấn nâng cao nhận thức của công nhân trong việc sử dụng tài nguyên nước, hóa chất và nguyên liệu trong sản xuất.

Giải pháp 2: Phổ biến thông tin hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng về số liệu sản xuất và tiêu thụ tài nguyên cho công nhân biết tại từng phân xưởng cùng với ý kiến nhận xét của lãnh đạo.

Giải pháp 3: Giám sát, động viên, nâng cao nhận thức của công nhân trong

sử dụng nguyên liệu, nước, điện, hóa chất và vận hành thiết bị tránh gây lãng phí.

Giải pháp 4: Có chế độ khen thưởng phù hợp cho những cá nhân, bộ phận

B. Giảm lượng nước sạch tiêu thụ và lượng nước thất thoát.

Giải pháp 5: Thu hồi lượng nước khi vận hành hệ thống máy tiệt trùng UHT. Giải pháp 6: Bảo dưỡng đường ống dẫn nước và bán thành phẩm sữa nước,

khắc phục ngay những chỗ rò rỉ nhằm tránh thất thoát khi vận chuyển trong hệ thống.

Giải pháp 7: Lắp đặt đồng hồ nước cho các khu vực tiêu thụ nước khác nhau. Như vậy sẽ giúp nhân viên vận hành luôn kiểm soát được mức sử dụng nước theo mục tiêu và phát hiện sớm sự cố để báo cáo cấp trên xử lý kịp thời.

Giải pháp 8: Sử dụng vòi áp lực để vệ sinh máy móc, thiết bị, nhà xưởng.

C. Nâng cao hiệu quả thu hồi, giảm lượng nguyên liệu và bán thành phẩm sữa bị thất thoát trong các công đoạn chế biến.

Giải pháp 9: Khắc phục các nguyên nhân gây thất thoát nguyên liệu và bán thành phẩm sữa trong quá trình chế biến.

Giải pháp 10: Thu hồi triệt để lượng sữa dư để tái sử dụng.

D. Thay đổi công nghệ.

Giải pháp 11: Tự động hóa toàn bộ dây chuyền sản xuất, hoặc thay thế những thiết bị cũ kỹ, để nâng cao năng suất thiết bị, giảm được hư hỏng trong quá trình vận hành.

Dựa vào tính toán cân bằng vật chất, và phân tích hệ thống, có thể nhận thấy các giải pháp đề xuất ở trên có thể áp dụng cho hầu hết các nhà máy sữa có công nghệ tương tự như nhà máy Friesland Campina VN. Tùy vào quy trình mà một số giải pháp có thể thay đổi sao cho phù hợp. Có thể có thêm một vài giải pháp trong các nhóm hoặc bớt đi một vài giải pháp đã đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải thiện môi trường cho ngành sản xuất sữa nước-trường hợp điển hình tại công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam (Trang 85)