7. Ý nghĩa của đề tài
3.1.3.2. xuất các bước thực hiện SXSH cho công ty
Từ những giải pháp đã phân tích, lựa chọn và những khó khăn, thuận lợi được nhận định, chương trình thực hiện SXSH cho công ty Friesland Campina VN nói riêng và các nhà máy sữa có công nghệ cùng tổ chức hệ thống tương tự nói chung gồm 4 giai đoạn với những nhiệm vụ chính như sau:
Giai đoạn 1: Tuyên truyền
Phổ biến kiến thức, thông tin về SXSH đến toàn bộ công nhân nhân viên bằng những buổi nói chuyện, tập huấn, hay dưới dạng áp phích, bảng tin nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác của mỗi người.
Tổ chức công tác phát động thực hiện SXSH với quy mô lớn nhằm thu hút sự tham gia của mọi người.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị
Thành lập đội SXSH gồm đủ đại diện từ các đơn vị sản xuất, quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của đội.
Gửi những nhân viên nòng cốt có chuyên môn và kiến thức cao đi tập huấn đào tạo về SXSH, đặc biệt tập trung vào nhân viên phòng kĩ thuật và các khu vực sản xuất.
Xem xét và tiến hành việc thực hiện các giải pháp có thể thực hiện ngay đã được đề xuất.
Lên kế hoạch thực hiện các giải pháp đã phân tích tính khả thi: về thời gian tiến hành, tình hình kinh tế hiện tại, người chịu trách nhiệm giám sát, thực hiện giải pháp.
Giai đoạn 3: Triển khai
Phổ biến kế hoạch tiến hành và phân bố công việc rõ ràng xuống từng khu vực, bộ phận.
Giám sát việc thực hiện các giải pháp SXSH trong nhà máy.
Ghi nhận và lưu trữ số liệu, tài liệu liên quan đến việc thực hiện các giải pháp ở từng bộ phận một cách chi tiết và chính xác.
Giai đoạn 4: Đánh giá
Từ số liệu, tài liệu ghi nhận được từ quá trình triển khai, cần định kì (hàng tháng, hàng quý, hàng năm) đánh giá kết quả đạt được bằng cách so sánh kết quả trước và sau thực hiện giải pháp SXSH, cũng như mức sai lệch so với kết quả dự kiến.
Rút ra bài học kinh nghiệm và xác định việc làm cần thiết để duy trì hoặc phát huy kết quả tốt hơn nữa, đồng thời khắc phục những kết quả không tốt.
Xem xét, tìm trọng tâm kiểm toán mới.