Các tác động đến môi trường của ngành sản xuất sữa nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải thiện môi trường cho ngành sản xuất sữa nước-trường hợp điển hình tại công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam (Trang 45)

7. Ý nghĩa của đề tài

1.2.3.5. Các tác động đến môi trường của ngành sản xuất sữa nước

Hoạt động sản xuất dù ít nhiều đều làm phát sinh các chất thải dưới các dạng rắn, lỏng, khí và tác động đến 3 môi trường đất, nước và không khí. Như đã nêu các nguồn gây ô nhiễm như trên, các vấn đề tác động đến môi trường chính bao gồm:

 Các tác động đến môi trường nước:

Nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất đối với môi trường nước là nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, khí thải và chất thải rắn cũng góp phần làm giảm chất lượng nguồn nước nếu các nguồn thải này không được quản lý một cách hợp lý.

Ô nhiễm của nước thải chủ yếu là các chất hữu cơ gồm: đường, mỡ, protein và các chất hữu cơ khác thể hiện chỉ tiêu BOD5 của nước thải. Trong nước thải chỉ tiêu phôtpho tổng cho thấy nước thải có tiềm năng gây phú dưỡng nguồn tiếp nhận. Thêm vào đó, sự có mặt các hợp chất lưu huỳnh sẽ làm tăng mức độ gây mòn đường ống thoát nước.

Nước thải này mang vào môi trường nhiều chất hữu cơ dễ bị lên men, carbonhydrat, một phần protein, các chất béo… khi phân hủy bốc mùi hôi thối khó chịu, gây độ màu cao, pH thấp, hàm lượng cặn lơ lửng cao, sự phân hủy các chất ô nhiễm này sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước.

Nước bị ô nhiễm kéo theo nó là vùng không khí và kể cả những vùng đất nơi mà dòng nước đi qua cũng bị ô nhiễm theo.

 Các tác động đến môi trường không khí:

Môi trường không khí xung quanh nhà máy sữa chịu ảnh hưởng chủ yếu do các nguồn khí thải từ hoạt động sản xuất, như đã trình bày. Trong đó phần ảnh hưởng lớn nhất và đáng xem xét nhất đó là lò hơi.

Các khí SOx, NOx, CO, CxHy, tùy theo nồng độ có mặt trong không khí sẽ gây tác hại cho động thực vật và cả con người. Hàm lượng các khí SO2, NOx là nguyên nhân gây ăn mòn các đường ống, cũng như các công trình xung quanh nguồn thải do có tính axit khi tiếp xúc với hơi nước trong không khí, không những thế chúng còn làm úa vàng cây cối, ngăn cản quá trình quang hợp của cây xanh. Hàm lượng CO, CO2 gây thiếu oxy trong không khí và tác động trực tiếp đến quá trình hô hấp của con người.

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI

CÔNG TY TNHH FRIESLAND CAMPINA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải thiện môi trường cho ngành sản xuất sữa nước-trường hợp điển hình tại công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)