Xác định tổn thất và nguyên nhân gây lãng phí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải thiện môi trường cho ngành sản xuất sữa nước-trường hợp điển hình tại công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam (Trang 84)

7. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2.1.Xác định tổn thất và nguyên nhân gây lãng phí

 Lãng phí nguyên liệu và bán thành phẩm sữa:

Hiện tại thì nguyên liệu và bán thành phẩm sữa nước vẫn còn bị thất thoát khá nhiều trong khâu chế biến và đóng gói, tỉ lệ thất thoát là 1,78 % (tính trên tổng sản lượng), gồm những nguyên nhân sau:

+ Nguyên liệu sản xuất sữa nước bị thất thoát trong quá trình chuẩn bị phối trộn và phối trộn do các nguyên nhân như rơi vãi nguyên liệu tại khu đổ nguyên liệu vào hố trộn, và nguyên liệu bị dính, nghẹt tại máy phối trộn, do nguyên liệu bị vón cục, kém chất lượng và gây hư hỏng sản phẩm, phải thải bỏ.

+ Bán thành phẩm sữa còn bị thất thoát nhiều trong quá trình thanh trùng, chuẩn hóa, tiệt trùng sữa và đóng gói do sự cố máy.

+ Bán thành phẩm sữa còn xót lại trong thiết bị, đường ống ở cuối mỗi chu kỳ, nhưng chưa được thu hồi triệt để.

+ Bán thành phẩm sữa xả bỏ ở đầu và cuối mỗi chu kỳ để sản phẩm không bị lẫn nước khi đi qua máy tiệt trùng, lượng sữa này cũng chưa được thu hồi triệt để. + Bán thành phẩm sữa còn thất thoát một phần do phòng kiểm tra chất lượng lấy

mẫu để kiểm tra, sau đó xả bỏ mà không thu hồi lại để tái sử dụng.

+ Ngoài ra, còn bị thất thoát do máy rót đóng dư trọng lượng quy định. Điều này không làm ảnh hưởng đến môi trường, nhưng làm công ty thiệt hại một phần đáng kể.

Lượng nguyên liệu và bán thành phẩm sữa này sẽ thất thoát theo nước thải gây ra gây lãng phí, tốn kém chi phí xử lý và gây ô nhiễm môi trường.

 Vấn đề lãng phí nước:

Lượng nước bị lãng phí chủ yếu do nhiều nguyên nhân như nhận thức chưa phù hợp, sử dụng thiết bị máy móc chưa hiệu quả (đường ống dẫn nước bị rò rỉ, hệ thống bơm nước vận hành bằng tay, không tự động ngắt…). Ngoài ra, một lượng lớn nước được thải ra sau quá trình chạy tiệt trùng hệ thống, mà lượng nước này hoàn toàn có thể thu hồi và tái sử dụng mà không cần qua xử lý. Nhưng hiện nay

nhà máy chưa có biện pháp nào để thu hồi lượng nước này.

Ngoài ra, đáng quan tâm nhất là nước thải. Sau khi được xử lý, lượng nước này thải hoàn toàn ra môi trường. Trong khi lượng nước này hoàn toàn có thể tái sử dụng vào các mục đích khác (nếu qua một số phương xử lý đơn giản), có thể là để pha hóa chất thay cho nước sạch, vệ sinh nhà xưởng, thiết bị. Nguyên nhân là do nhận thức của lãnh đạo công ty chưa triệt để trong vấn đề quản lý nguồn nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải thiện môi trường cho ngành sản xuất sữa nước-trường hợp điển hình tại công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam (Trang 84)