Đánh giá sơ bộ các cơ hội SXSH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải thiện môi trường cho ngành sản xuất sữa nước-trường hợp điển hình tại công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam (Trang 86)

7. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2.3.Đánh giá sơ bộ các cơ hội SXSH

Bảng 3.11 mô tả các phương pháp thực hiện các nhóm giải pháp SXSH đã đề xuất và trình bày sơ bộ về các lợi ích đạt được của các nhóm giải pháp đó.

Bảng 3.11: Phân tích sơ bộ lợi ích của các giải pháp đề nghị

Giải pháp SXSH Phương pháp thực hiện Lợi ích dự kiến

Gii pháp 1: Mở khóa tập

huấn nâng cao nhận thức của công nhân trong việc sử dụng tài nguyên nước, hóa chất và nguyên liệu trong sản xuất.

- Kết hợp với các chuyên gia về SXSH thực hiện các đợt tập huấn ngay tại nhà máy.

- Chỉ định rõ ràng, chi tiết về định mức nước, nguyên liệu, hóa chất. Có thể in dưới dạng sách hướng dẫn vận hành, và phân phát cho công nhân. - Thường xuyên tổ chức các đợt thi đua nhằm kiểm tra kiến thức của công nhân trong việc tiếp thu và thực hiện các chỉ định trong sản xuất.

- Nâng cao nhận thức công nhân về tiết kiệm trong sản xuất.

- Giảm tiêu hao nước sạch, nguyên liệu, giảm dòng thải.

Gii pháp 2: Phổ biến thông

tin hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng về số liệu sản xuất và tiêu thụ tài nguyên cho công nhân biết tại từng phân xưởng cùng với ý kiến nhận xét của lãnh đạo.

- Ban quản lý phải thường xuyên đi kiểm tra mỗi cuối ngày để ghi nhận các số liệu này.

- Đặt bảng thông báo trước mỗi phân xưởng.

- Đối với phân xưởng có mức sử dụng vượt định mức quy định, cần lập tức thông báo và nhắc nhở, chỉ ra lượng vượt mức, và buộc phải có biện pháp giảm thiểu ngay lập tức.

- Nâng cao nhận thức công nhân về tiết kiệm trong sản xuất.

- Nâng cao trách nhiệm của người quản lý.

- Giảm tiêu hao nước sạch, nguyên liệu, giảm dòng thải.

Gii pháp 3: Giám sát, động viên, nâng cao nhận thức của công nhân trong sử dụng nguyên liệu, nước, điện, vận hành thiết bị tránh gây lãng phí.

- Giao nhiệm vụ cho tổ trưởng/người chịu trách nhiệm của từng khâu sản xuất trong việc giám sát và khuyến khích việc sử dụng tài nguyên của công nhân trong quá trình sản xuất.

- Nhắc nhở hoặc có biện pháp xử lý khi công nhân có hành vi không tuân thủ nguyên tắc sản xuất, cố ý gây lãng phí.

- Giảm định mức tiêu hao nước, điện, và nguyên liệu.

- Giảm lưu lượng nước thải.

- Công nhân sẽ ý thức hơn trong việc sử dụng nguyên nhiên liệu và nước sạch.

Gii pháp 4: Có chế độ khen

thưởng phù hợp cho những cá nhân, bộ phận thực hiện tốt các biện pháp mà nhà máy đưa ra.

- Khen thưởng định kỳ cho những cá nhân, bộ phận thực hiện tốt các biện pháp tiết kiệm nguyên nhiên liệu và nước trong quá trình sản xuất. - Nên kết hợp với việc cảnh cáo và xử phạt các hành vi gây lãng phí.

- Tạo động lực khuyến khích công nhân nâng cao nhận thức về tiết kiệm trong sản xuất.

Gii pháp 5: Thu hồi lượng

nước khi vận hành hệ thống máy tiệt trùng UHT

- Lắp đặt hệ thống đường ống, van, và bồn chứa để thu hồi lượng nước khi vận hành hệ thống máy tiệt trùng UHT. - Lượng nước này được sử dụng tuần hoàn cho việc vệ sinh nhà xưởng và một số thiết bị máy móc.

- Lượng nước sạch thu hồi được khoảng 60 m3/ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiết kiệm được khoảng 200 triệu/năm

- Giảm tiêu hao tài nguyên nước sạch

Gii pháp 6: Bảo dưỡng đường ống dẫn nước, và bán thành phẩm sữa nước, khắc phục ngay những chỗ rò rỉ nhằm tránh thất thoát khi vận chuyển trong hệ thống.

- Bảo dưỡng lại toàn bộ hệ thống ống dẫn. Nếu quá cũ và hư hỏng nặng gây rò rỉ nhiều thì thay mới.

- Giảm thất thoát nước, và bán thành phẩm sữa nước.

- Giảm tiêu hao tài nguyên nước, và nguyên liệu.

Gii pháp 7: Lắp đặt đồng hồ

nước cho các khu vực tiêu thụ nước khác nhau.

- Bổ sung thêm các đồng hồ đo lưu lượng nước tại các khu vực tiêu thụ.

- Báo cáo định kỳ lượng nước sử dụng.

- Giảm định mức tiêu thụ nước sạch.

- Đề phòng sự cố gây ảnh hưởng đến môi trường.

Gii pháp 8: Sử dụng vòi áp

lực để vệ sinh máy móc, thiết bị, nhà xưởng.

- Thay thế các ống vòi dẫn nước đường kính lớn như hiện nay bằng các vòi rửa áp lực

- Giảm tiêu hao tài nguyên nước sạch

Gii pháp 9: Khắc phục các

nguyên nhân gây thất thoát nguyên liệu và bán thành phẩm sữa trong quá trình chế biến

- Bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị phối trộn, thanh trùng, tiệt trùng, chiết rót đóng gói.

- Chỉnh sửa các thông số chạy máy cho phù hợp.

- Giám sát vận hành chặt chẽ.

- Giảm tỷ lệ thất thoát nguyên liệu và bán thành phẩm sữa được khoảng 0,3% (tính trên tổng sản lượng).

- Tiết kiệm nguyên liệu sản xuất, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Giảm lưu lượng nước thải ra môi trường

Gii pháp 10: Thu hồi triệt để lượng sữa dư để tái sử dụng

- Trang bị đầy đủ các dụng cụ và điều kiện lưu trữ thật tốt để phục vụ cho việc thu hồi sản phẩm tái chế (như dụng cụ chứa, phòng lưu trữ, nhiệt độ lưu trữ…)

- Giám sát chặt chẽ việc thu hồi lượng sữa dư để tái sử dụng

- Giảm tỷ lệ thất thoát bán thành phẩm sữa. - Giảm lưu lượng nước thải ra môi trường

Giải pháp 11: Tự động hóa

toàn bộ dây chuyền sản xuất, hoặc thay thế những thiết bị cũ kỹ, để nâng cao năng suất máy, giảm được hư hỏng trong quá trình vận hành.

- Tự động hóa toàn bộ dây chuyền sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thay thế những thiết bị cũ kỹ, lạc hậu bằng thiết bị mới, hiện đại.

- Giảm được những thất thoát bán thành phẩm sữa do sự cố thiết bị.

- Giảm được lưu lượng nước thải ra môi trường.

Đánh giá phân tích sơ bộ

 Hầu hết các giải pháp không đòi hỏi cao về công nghệ nên tính khả thi về mặt kỹ thuật là rất lớn.

 Các giải pháp SXSH được thực hiện sẽ giúp các nhà máy tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng mỗi năm trên cơ sở giảm lượng tiêu thụ và thất thoát nước sạch cũng như nguồn nguyên liệu sản xuất sữa nước.

 Bên cạnh lợi nhuận kinh tế, các giải pháp SXSH còn đem lại nhiều lợi ích đối với môi trường như tiết kiệm được nguồn nước, tiết kiệm được nguồn nguyên liệu, giảm thất thoát nguyên liệu từ đó làm giảm đáng kể lượng nước thải gây ô nhiễm môi trường.

3.1.2.4. Sàng lọc các giải pháp SXSH

Các giải pháp SXSH đề xuất được chia ra làm 3 nhóm: các giải pháp có thể thực hiện ngay, các giải pháp cần phân tích thêm (nghiên cứu tính khả thi của dự

án), và các giải pháp bị loại bỏ.

 Những giải pháp có thể thực hiện ngay là những giải pháp thực sự cần thiết, không đòi hỏi chi phí cao, đơn giản và dễ thực hiện. Những giải pháp quản lí nội vi thường dễ áp dụng và được thực hiện ngay.

 Những giải pháp bị loại bỏ là những giải pháp có tính phức tạp, khó áp dụng trong thực tế hay đòi hỏi chi phí quá cao để thực hiện hoặc chưa thực sự cần thiết.

 Những giải pháp còn lại sẽ được nghiên cứu thêm về tính khả thi nếu thực hiện.

Kết quả sàng lọc các giải pháp SXSH đã đề xuất được trình bày trong bảng 3.12 dưới đây.

Bảng 3.12: Sàng lọc các cơ hội SXSH cho khu chế biến của nhà máy sữa Friesland Campina VN Phân loại STT Các giải pháp SXSH Thực hiện ngay Nghiên

cứu thêm Loại bỏ

1

Mở khóa tập huấn nâng cao nhận thức của công nhân trong việc sử dụng tài nguyên nước, hóa chất và nguyên liệu trong sản xuất

X

2

Phổ biến thông tin hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng về số liệu sản xuất và tiêu thụ tài nguyên cho công nhân biết tại từng phân xưởng cùng với ý kiến nhận xét của lãnh đạo

X

3

Giám sát, động viên, nâng cao nhận thức của công nhân trong sử dụng nguyên liệu, nước, điện, vận hành thiết bị tránh gây lãng phí

4

Có chế độ khen thưởng phù hợp cho những cá nhân, bộ phận thực hiện tốt các biện pháp mà nhà máy đưa ra.

X

5 Thu hồi lượng nước nóng khi chạy tiệt

trùng hệ thống máy tiệt trùng UHT X

6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảo dưỡng đường ống dẫn nước và dẫn bán thành phẩm sữa nước, khắc phục ngay những chỗ rò rỉ nhằm tránh thất thoát khi vận chuyển trong hệ thống.

X

7

Lắp đặt đồng hồ nước cho các khu vực tiêu thụ nước khác nhau. Như vậy sẽ giúp nhân viên vận hành luôn kiểm soát được mức sử dụng nước theo mục tiêu và phát hiện sớm sự cố để báo cáo cấp trên xử lý kịp thời.

X

8 Sử dụng vòi áp lực để vệ sinh máy móc,

thiết bị, nhà xưởng X

9

Khắc phục các nguyên nhân gây thất thoát nguyên liệu và bán thành phẩm sữa trong quá trình chế biến

X

10 Thu hồi triệt để lượng sữa dư để tái sử dụng X

11

Tự động hóa toàn bộ dây chuyền sản xuất, hoặc thay thế những thiết bị cũ kỹ, để nâng cao năng suất thiết bị, giảm được hư hỏng trong quá trình vận hành.

X

Như vậy, trong 11 giải pháp SXSH đề xuất có 01 giải pháp cần nghiên cứu lại tính khả thi, 09 giải pháp cần được thực hiện ngay để tránh gây tổn thất và lãng phí nước cũng như nguyên liệu trong quá trình sản xuất, có 01 giải pháp cần loại bỏ do

đòi hỏi chi phí quá cao. Giải pháp cần nghiên cứu tính khả thi là giải pháp có thể giúp tiết kiệm nguồn nước sạch sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải thiện môi trường cho ngành sản xuất sữa nước-trường hợp điển hình tại công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam (Trang 86)