Khí thải lò hơi và máy phát điện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải thiện môi trường cho ngành sản xuất sữa nước-trường hợp điển hình tại công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam (Trang 62)

7. Ý nghĩa của đề tài

2.2.1.2.Khí thải lò hơi và máy phát điện

* Khí thải lò hơi:

Hoạt động sản xuất của Nhà máy có sử dụng một lượng nhiên liệu dầu DO để cấp cho lò hơi. Các thông số của lò hơi như sau:

 Tổng năng suất hơi: 10 tấn/h

 Áp suất làm việc: 10 – 12 kg/cm2

 Loại dầu sử dụng: Dầu DO với hàm lượng lưu huỳnh bằng 0,5%

 Lưu lượng khí thải: 7.290 m3/h

Bảng 2.8: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu

Các chất ô nhiễm đặc trưng

Tải lượng ô nhiễm (kg/h) Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/m3) QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) SO2 2,68 367 500 NO2 2,86 392 850 CO 0,15 20 1.000 Bụi 0,85 112 200

(Nguồn: Công ty TNHH Friesland Campina Viêt Nam, năm 2013)

Nhận xét: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm vối QCVN 19:2009/BTBMT (cột B), có thể đưa ra các nhận xét rằng, nồng độ các chất ô nhiễm đều đạt quy chuẩn. * Khí thải máy phát điện:

Ngoài ra lò hơi, Nhà máy cũng sử dụng một lượng dầu DO để chạy các máy phát điện, các thông số của máy như sau:

 Tổng công suất phát: 2.500 KVA.

 Nhiên liệu: Dầu DO có hàm lượng S = 0,50 %

Bảng 2.9: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện

Các chất ô nhiễm đặc trưng

Tải lượng ô nhiễm (kg/h) Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/m3) QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) SO2 4,5 360 500 NO2 4,8 384 850 CO 0,25 20 1000 Bụi 1,38 110 200

(Nguồn: Công ty TNHH Friesland Campina Viêt Nam, năm 2013)

Nhận xét: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm vối QCVN 19:2009/BTBMT (cột B), có thể đưa ra các nhận xét rằng, nồng độ các chất ô nhiễm đều đạt quy chuẩn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải thiện môi trường cho ngành sản xuất sữa nước-trường hợp điển hình tại công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam (Trang 62)