Để giải quyết những mục tiêu đã đặt ra nên trong đề tài có sử dụng một số phƣơng pháp sau:
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Sử dụng phƣơng pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế đã đƣợc lƣợng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tƣơng tự để xác định xu hƣớng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp đƣợc những nét riêng của các hiện tƣợng kinh tế đƣa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá đƣợc các mặt phát triển hay mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp nhằm quản lý tối ƣu trong mỗi trƣờng hợp cụ thể. Vì vậy, để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau:
Lựa chọn chỉ tiêu so sánh
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu đƣợc lựa chọn để làm căn cứ so sánh, đƣợc gọi là kỳ gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:
- Tài liệu của năm trƣớc (kỳ trƣớc hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu hƣớng phát triển của các chỉ tiêu.
- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự định, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự đoán và định mức.
- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh, nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng,... nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu.
Các chỉ tiêu của kỳ đƣợc chọn để so sánh với kỳ gốc đƣợc gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả kinh doanh đã đạt đƣợc.
Điều kiện so sánh
Để thực hiện phƣơng pháp này có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu đƣợc sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta
20
cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh đƣợc giữa các chỉ tiêu kinh tế.
Về thời gian: là các chỉ tiêu đƣợc tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau:
- Phải phản ánh cùng một nội dung kinh tế.
- Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phƣơng pháp tính toán. - Phải cùng một đơn vị đo lƣờng.
Khi so sánh về mặt không gian: yêu cầu các chỉ tiêu đƣa ra phân tích cần phải đƣợc quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tƣơng tự nhƣ nhau.
Kỹ thuật so sánh
So sánh bằng số tuyệt đối
- Số tuyệt đối: là số biểu hiện qui mô, khối lƣợng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó ta thƣờng gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế. Nó là cơ sở để tính toán các loại số liệu khác.
- So sánh số tyệt đối: là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lƣợng, quy mô của các hiện tƣợng kinh tế.
Tăng hay giảm số tuyệt đối = Chỉ tiêu kỳ thực hiện – Chỉ tiêu kỳ gốc
So sánh bằng số tương đối
Trong phƣơng pháp so sánh này có nhiều loại số tƣơng đối và trong đề tài này áp dụng đến phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối động thái và số tƣơng đối kết cấu.
- Số tƣơng đối động thái là chỉ tiêu phản ánh biến động theo thời gian về mức độ của chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Số tƣơng đối này tính đƣợc bằng cách so sánh hai mức độ của chỉ tiêu đƣợc nghiên cứu ở hai thời gian khác nhau. Mức độ của thời kỳ đƣợc tiến hành nghiên cứu thƣờng gọi là mức độ của kỳ báo cáo, còn mức độ của một thời kỳ nào đó đƣợc dùng làm cơ sở so sánh thƣờng gọi là mức độ kỳ gốc.
Trong hai mức độ đó, mức độ tử số (yI) là mức độ cần nghiên cứu (hay còn gọi là mức độ kỳ báo cáo), mức độ ở mẫu số (y0) là mức độ kỳ gốc (hay mức độ dùng làm cơ sở so sánh).
21
+ Nếu y0 cố định qua các kỳ nghiên cứu ta có kỳ gốc cố định: dùng để so sánh một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ tƣơng đối xa nhau. Thông thƣờng ngƣời ta chọn năm gốc là năm đầu tiên của dãy số.
+ Nếu y0 thay đổi theo kỳ nghiên cứu ta có kỳ gốc liên hoàn: dùng để nói lên sự biến động của hiện tƣợng liên tiếp nhau qua các kỳ nghiên cứu.
Chỉ tiêu kỳ phân tích (yI)
Số tương đối động thái = x 100 Chỉ tiêu kỳ gốc (y0)
- Số tƣơng đối kết cấu là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của mỗi bộ phận chiếm trong tổng thể, tính đƣợc bằng cách đem so sánh mức độ tuyệt đối của từng bộ phận với mức độ tuyệt đối của toàn bộ tổng thể. Số tƣơng đối kết cấu thƣờng đƣợc biểu hiện bằng số phần trăm.
Số tuyệt đối từng bộ phận
Số tương đối kết cấu = x 100 Số tuyệt đối của tổng thể
2.2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là các phƣơng pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.
Có rất nhiều kỹ thuật hay đƣợc sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này nhƣ sau:
- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;
- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
- Thống kê tóm tắt (dƣới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Chương này trình bày một số nội dung sau:
- Giới thiệu khái quát về khái niệm du lịch và nguồn nhân lực trong du lịch.
- Trình bày khái niệm, vai trò, ý nghĩa, chức năng và một số nội dung trong quản trị nguồn nhân lực, các chỉ số để đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực.
- Các phương pháp được sử dụng để phục vụ cho việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình quản trị nguồn nhân lực.
22
CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DU LỊCH VIETRAVEL CHI NHÁNH CẦN THƠ