Phải thay đổi tư duy một cách triệt để về nợ công và DNNN nếu muốn đất nước phát triển lành mạnh. Những nghiên cứu quốc tế và trong nước gần đây cung cấp bằng chứng đầy thuyết phục cho sự không thể đứng vững của quan điểm "khu vực kinh tế nhà nước là chủđạo". Báo cáo kinh tế Việt Nam 2012 của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội dẫn số liệu của Bộ Tài chính cho thấy nợ nước ngoài của Việt Nam đến năm 2011 là rất cao (41,5% GDP), cứ theo đà này thì 4-5 năm nữa, nợ nước ngoài sẽđến ngưỡng nguy hiểm giành cho các nền kinh tế mới nổi. Trong khi đó, tổng nợ
công từ năm 2009 đến 2011 cũng tăng lên mức báo động. Đấy là những số liệu chính thức được công bố, số liệu thực tế có thể cao hơn nhiều. Đó là chưa nói đến nợ của các DNNN, mà cuối cùng cũng sẽ làm tăng đáng kể nợ công. Cả lý thuyết và thực tiễn quốc tế cũng như Việt Nam cho thấy khu vực kinh tế nhà nước chính là vấn đề của nền kinh tế, chứ không thể giữ vai trò chủđạo. Để thực hiện được vấn đề
này cần phải tách bạch hai chức năng là quản lý và sở hữu nhà nước. Giảm quy mô và số lượng DNNN đồng thời tăng cường quản trị và tính công khai, minh bạch cũng như trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ công. Để thực hiện được vấn đề
này, nợ công cần phải được tính toán, xác định đầy đủ trong quyết toán NSNN và phải được cơ quan chuyên môn xác nhận. Các DNNN cần được đặt mục tiêu giảm dần số lượng và tỉ trọng thông qua quá trình cổ phần hóa triệt để.
4.11. Cần có sự kế thừa trong quản lý và sử dụng nợ công giữa các nhiệm kỳ của các nhà lãnh đạo:
Xây dựng chiến lược về vay nợ công phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, kế hoạch thu chi NSNN trong từng thời kỳ là nhiệm vụ của các nhà lãnh
đạo. Tuy nhiên, cần phải có sự kế thừa và phát huy được thế mạnh của các nhiệm kỳ trước đề làm tăng thêm sức mạnh, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Ở Việt Nam, việc kế thừa có thể nói là còn hạn chế so với các quốc gia phát triển trên thế giới, đây có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến cho các kế
hoạch phát triển kinh tế, xã hội bị chậm lại. Để làm tốt được điều này, cần phải xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển lâu dài, áp dụng ở nhiều thời kỳ xuyên suốt để khi có sự thay đổi về con người thì định hướng phát triển kinh tế xã hội vẫn không bịảnh hưởng.
4.12. Khuyến khích đầu tư tư nhân tham gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng để
giảm gánh nặng cho NSNN:
Đầu tư của Nhà nước chỉ nên đóng vai trò định hướng trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với việc tập trung vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế thiết yếu, không có khả năng thu hồi vốn hoặc mức độ thu hồi vốn thấp, rủi ro cao, dịch vụ công quan trọng, một số ngành sản xuất then chốt, đóng vai trò chủ đạo và những lĩnh vực mà tư nhân không thể hoặc chưa thể thực hiện được. Cần phải tạo hành lang pháp lý đẩy mạnh mô hình quỹ đầu tư phát triển địa phương để góp phần huy động và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội địa phương. Song song với đó là phải đẩy mạnh việc thực hiện chính sách “xã hội hóa” đầu tư trong một số
lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao để tăng thêm nguồn vốn đầu tư, và tăng tính cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm dịch vụ.
4.13. Hệ thống thuế cần được cải cách đảm bảo các tiêu chí tạo nguồn thu bền vững, hiệu quả và công bằng:
Gánh nặng thuế cần phải được điều chỉnh giảm một cách hợp lý, có lộ trình rõ ràng. Kể từ khi Việt Nam gia nhập (WTO), Chính phủ đã có những cam kết cho
lộ trình giảm thuế theo yêu cầu của các đối tác. Việc giảm thuế trong thời gian qua
đã có những tác động nhất định đến nền kinh tế nội địa. Chính phủ cần cải cách hệ
thống thuế bảo đảm định hướng ưu tiên, thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực kinh tế có khả năng cạnh tranh; các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế có thể tồn tại và phát triển nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Như vậy sẽ tạo
được sự công bằng và khuyến khích phát triển kinh tế theo định hướng trên cơ sở
tạo được nguồn thu bền vững.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Tóm lại, có rất nhiều giải pháp được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng nợ
công tăng thêm của Việt Nam. Trong các giải pháp này có những giải pháp cấp bách và giải pháp lâu dài. Đối với giải pháp cấp bách cần được thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thểđể kịp thời kìm hãm tốc độ tăng nợ công, đồng thời phải xây dựng lộ trình cụ thể, từng bước thực hiện đối với các giải pháp lâu dài để tạo được tính bền vững, an toàn trong nợ công. Tuy nhiên, có thể nói ngọn nguồn của tất cả
các vấn đềđó là sự minh bạch trong quản lý nợ; nợ công là vấn đề của quốc gia, của toàn dân vì vậy người dân có quyền được nghe, được biết về nó. Nếu Chính phủ
làm được điều này thì đây chính là bước ngoặc lớn trong quản lý nợ công và nó sẽ đem lại nhiều thay đổi có lợi cho nền kinh tế, tạo động lực phát triển đất nước.
KẾT LUẬN CHUNG
Nợ công là một hiện tượng bình thường của bất kì một quốc gia nào trên thế
giới. Điều quan trọng nhất là làm thế nào để thiết lập được hệ thống quản lý và sử
dụng nợ công có hiệu quả. Trong cơ cấu nợ của một quốc gia, nợ công là khoản nợ
lớn nhất; là một cơ cấu tài chính rất phức tạp với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Nợ công tác
động rất lớn đến sự ổn định tài chính trong nước, nếu sử dụng hiệu quả thì nó sẽ
thúc đẩy sự phát triển kinh tế và ngược lại, khủng hoảng nợ công làm cho nền kinh tế bị suy thoái, trì trệ và kiềm hãm sự phát triển trong thời gian dài. Hiểu được tầm quan trọng của nợ công, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả quản lý nợ công. Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, môi trường kinh tế lành mạnh sẽ là điều kiện thuận lợi để có thể thu hút được đầu tư
từ nước ngoài vào trong nước. Chính phủ, các ban ngành có liên quan và mỗi người dân cần tự ý thức về trách nhiệm và quyết tâm làm tròn nghĩa vụ của mình để góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2011), Bản tin nợ nước ngoài, số 7. 2. Bộ Tài chính (2012), Bản tin nợ công, số 1.
3. Bộ Tư pháp (2002), Luật Ngân sách Nhà nước.
4. Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính (2009), Đề cương giới thiệu Luật Quản lý nợ công.
5. Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư công trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, tải về
từhttp://www.vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/cuoc-song-
quanh-ta46/doi-moi-co-che-quan-ly-dau-tu-cong-trong-qua-trinh-tai-co-cau-
kinh-te ngày 22/07/2012.
6. Lê Kim Sa (2012), Nợ công của Việt Nam: Những vấn đề và tác động tiềm
năng, tải về từhttp://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te-thi-truong-
XHCN/2012/16541/No-cong-cua-Viet-Nam-Nhung-van-de-va-tac-dong-
tiem.aspx. ngày 15/06/2012.
7. Mai Thanh Quế - Mai Thương Huyền – Lê Diệu Huyền (2011), Tài liệu giảng dạy Tài chính học, từ trang 109 - 125, nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 2011.
8. Mai Thu Hiền và Nguyễn Thị Như Nguyệt (2011), Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 14 (2011).
9. Ngô Thị Tuyết Mai (2012), Nợ nước ngoài của Việt Nam: Những vấn đề đáng quan ngại, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 12 (2012).
10.Nguyễn Minh Phong (2011), Nợ công ở châu Âu và bài học về quản lý nhà
nước, tải về từhttp://baodientu.chinhphu.vn/Home/No-cong-o-chau-Au-va-
bai-hoc-ve-quan-ly-nha-nuoc/201111/102928.vgp ngày 21/11/2011.
11.Nguyễn Quốc Nghi (2011), Luận bàn vấn đề nợ công ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 6 (2011).
12.Nghịđịnh số 79/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/7/2010 về nghiệp vụ
quản lý nợ công.
13.Nợ công của Việt Nam tương đương 55,4% GDP, tải về từ
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/no-cong-cua-viet-nam-tuong-
duong-554-gdp-2723663.html ngày 1/11/2012.
14.Nợ của doanh nghiệp nhà nước đe dọa nợ công Việt Nam, tải về từ
http://vov.vn/Kinh-te/No-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc-de-doa-no-cong-Viet- Nam/263707.vov, ngày 29/09/2013.
15.Phạm Thị Thanh Bình (2013), Vấn đề nợ công ở một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội 2013.
16.Thông tư 56/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 29/04/2011 hướng dẫn phương pháp tính toán các chỉ tiểu giám sát và tổ chức hoạt động giám sát nợ
công và nợ nước ngoài của quốc gia.
17.Toàn cảnh khủng hoảng nợ châu Âu: Nguyên nhân và giải pháp, tải về từ
http://cfoviet.com/toan-canh-khung-hoang-no-chau-au-nguyen-nhan-va-giai-
phap/ ngày 06/08/2013.
18.Tổng Cục Thống kê, Niên giám thống kê (các năm).
19.Trịnh Tiến Dũng, Nợ công – đừng để cháy nhà mới lo dập lửa, tải về từ
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-05-22-no-cong-dung-de-chay-nha-
moi-lo-dap-lua ngày 23/05/2010.
20.Vũ Nhữ Thăng (2011), Đổi mới đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, Bài viết hội thảo: Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tếở Việt Nam (2011).
21.Vũ Quang Việt, Nợ công, nợ ngân hàng của Việt Nam được hé mở, tải về từ
http://www.diendan.org/viet-nam/no-cong-no-ngan-hang-cua-viet-nam-
duoc-he-mo-%28b%29 ngày 25/11/2012.
22.Vũ Quang Việt, Nợ nước ngoài và khả năng chi trả của Việt Nam, tải về từ
http://www.baomoi.com/No-nuoc-ngoai-va-kha-nang-chi-tra-cua-Viet-
Nam/126/5357053.epi ngày 11/12/2010.
23. Vụ Tổng hợp Kinh tế - Bộ ngoại giao, Nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam, Bản tin kinh tế, số 10 (2011).
PHỤ LỤC
Danh sách các nước thành viên Liên minh châu Âu
Dân số Diện tích (km²) Thủ đô lãnh thCác ổ đặc biệt
Quố
c huy
Tên thông
thường Tên chính thức Ngày gia nhập Cờ
Cộng hòa
Áo 1.1.1995 8.340.924 83.871 Viên
Áo –
Bỉ Vquươốc Bng ỉ 25.3.1957 10..666.866 30.528 Bruxelles –
Bulgaria CBulgaria ộng hòa 1.1.2007 7.640.238 110.910 Sofia –
Croatia CCroatia ộng hòa 1.7.2013 4.284.889 56.594 Zagreb –
Cyprus CCyprus ộng hòa 1.5.2004 778.700 9.251[t 1] Nicosia 3 exclude d Cộng hòa Séc Cộng hòa Séc 1.5.2004 10.403.100 78.866 Praha – Đan Mạch Vương quốc Đan Mạch 1.1.1973 5.511.451 43.094 Copenhage n 2 exclude d Estonia CEstonia ộng hòa 1.5.2004 1.340.935 45.226 Tallinn – Phần Lan CPhộầng hòa n Lan 1.1.1995 5.312.415 338.145 Helsinki 1
Pháp CPháp ộng hòa 25.3.1957 64.473.140 674.843 Paris 4 + 8 exclude
d Đức Cộng hòa Liên bang Đức 25.3.1957[t 5] 82.218.000 357.050 Berlin – Hy Lạp CHy Lộng hòa ạp 1.1.1981 11.125.179 131.990 Athens –
Hungary CHungary ộng hòa 1.5.2004 10.036.000 93.030 Budapest –
Ireland Ireland 1.1.1973 4.501.000. 70.273 Dublin –
Ý Cộng hòa Ý 25.3.1957 59.619.290 301.318 Roma –
Latvia CLatvia ộng hòa 1.5.2004 2.266.000 64.589 Riga –
Cờ Quc ố Tên thông thường Tên chính thức Ngày gia
huy nhập Dân số Diện tích (km²) Thủ đô
Các lãnh thổ đặc biệt Đại công quốc Luxembour g 25.3.1957 483.800 2.586 Luxembourg Luxembour g –
Malta CMalta ộng hòa 1.5.2004 407.810 316 Valletta –
Hà Lan Vương quốc Hà Lan[t 6] 25.3.1957 16.471.968 41.526 Amsterdam 2 exclude d
Ba Lan CBa Lan ộng hòa 1.5.2004 38.115.641 312.683 Warsaw –
BồĐào Nha Cộng hòa BồĐào Nha 1.1.1986 10.599.095 92.391 Lisbon –
Romania Romania 1.1.2007 21.538.000 238.391 Bucharest –
Slovakia CSlovakia ộng hòa 1.5.2004 5.400.998 49.037 Bratislava –
Slovenia CSlovenia ộng hòa 1.5.2004 2.025.866 20.273 Ljubljana –
Tây Ban Nha
Vương quốc Tây
Ban Nha 1.1.1986 46.063.511 506.030 Madrid –
Thụy Điển Vương quốc Thụy Điển 1.1.1995 9.253.675 449.964 Stockholm – Vương quốc Anh Vương quốc Anh và Bắc Ireland 1.1.1973 61.003.875 244.820 London 1 + 16 exclude d – EU-27 Tổng cộng Liên minh châu Âu – 498.926.165 4.456.304 –