Nguyên nhân khủng hoảng hiện tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại Châu Âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở Việt Nam (Trang 38)

Bên cạnh những lý do khác biệt và diễn biến khác nhau đối với từng quốc gia cụ thể, có thể nói, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vừa qua có chung nguyên nhân chủ yếu như là hệ quả của việc tăng chi, giảm thu NSNN (do cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu khởi đầu từ Mỹ năm 2008). Thói quen "chi nhiều hơn thu" kéo dài và hệ thống phúc lợi xã hội ngày càng phình to. Ðểđối phó cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, châu Âu dễ dàng vay mượn quá mức, không tương thích tốc độ tăng trưởng kinh tế và vì thếđẩy tình trạng thâm hụt ngân sách và mức nợ công tăng chóng mặt, vượt khả năng kiểm soát.

Hơn nữa, cuộc khủng hoảng này còn có nét chung như là tác động nhân quả

của chính sách chi tiêu công thiếu kiểm soát chặt chẽ (chi tiêu thiếu hợp lý, mất kiểm soát các hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng...), khả năng quản trị công yếu kém và thiếu minh bạch trong từng quốc gia, cũng như của những khuyết tật bộc phát ngay trong cơ chế nội bộ của tổ chức liên kết kinh tế - tiền tệ khu vực vốn

được coi là lớn mạnh và thành công nhất hành tinh này.

Các nước rơi vào tình trạng khủng hoảng là do họ đã quá ảo tưởng về sức mạnh của quốc gia. Dĩ nhiên không phải Chính phủ Hy Lạp hay Ireland không lường trước được hậu quả của những khoản nợ, nhưng chính tâm lý ảo tưởng đã dẫn

đến vay nợ tràn lan, đầu tư quá trớn. Cũng vì ảo tưởng mà lơ là quản lý và thiếu kiểm soát kinh tế vĩ mô. Thái độ thiếu trách nhiệm của những người lãnh đạo không chỉ khiến các thế hệ con cháu phải oằn lưng trả nợ, mà ngay lập tức các nước này đã

phải cầu viện các khoản cứu trợ với điều kiện ngặt nghèo từ Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế. Như vậy, họ cũng đã đánh mất “chủ quyền tài chính quốc gia”.

Châu Âu luôn tự hào là những thể chế minh bạch, cho phép người dân có thể

giám sát mọi hoạt động của chính quyền, lại phải học thêm bài học về tăng cường minh bạch. Nhiều Chính phủ đã không làm tròn trách nhiệm trong chi tiêu những

đồng tiền thuế của người dân một cách hợp lý và minh bạch. Vì thiếu sự minh bạch

ấy, các cơ quan có vai trò giám sát như Quốc hội, các tổ chức xã hội, công chúng... không có đủ thông tin và không thể phản biện, hành động kịp thời. Khủng hoảng nợ

công châu Âu là do Chính phủ không minh bạch các số liệu, Chính phủ cố gắng vẽ

nên bức tranh sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách về những chính sách sắp ban hành để khắc phục những khó khăn về ngân sách hay vấn đề kinh tế vĩ mô dẫn đến hiệu lực của những chính sách đó bị hạn chế nhiều.

Ngoài ra, khủng hoảng nợ công châu Âu là một cuộc khủng hoảng bị phóng

đại bởi một số quỹ đầu tư có ý đồ xấu trên thị trường vốn quốc tế và các phương tiện truyền thông. Mục đích của ý đồ này là một mặt chống lại đồng EUR và tạo ra sự bất ổn cho toàn bộ nền kinh tế châu Âu; mặt khác muốn xoay chuyển đồng USD theo chiều hướng suy yếu trên thị trường tài chính quốc tế, nhằm bảo vệ ngôi vị bá chủ tiền tệ thế giới của đồng Mỹ kim.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại Châu Âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)