Nguyên nhân nhìn từ quá khứ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại Châu Âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở Việt Nam (Trang 36)

Mỗi khi nền kinh tế suy thoái thì nợ công bắt đầu tăng vọt. Và mỗi khi có bầu cử nợ công lại leo thang. Lý do vì Chính phủ không nhìn nhận và tìm giải pháp lâu dài cho vấn đề nợ công, mà chỉ chú tâm vào những giải pháp tạm thời, miễn sao qua khỏi kỳ bầu cử là được.2

Năm 1973, các nước OPEC ngưng xuất khẩu dầu sang các nước ủng hộ

Israel trong cuộc chiến tranh Yom kipper chống lại Ai Cập và Syria (gồm Mỹ, Nhật, Tây Âu), tạo nên cuộc khủng hoảng dầu mỏ đẩy nền kinh tế Âu Mỹ chìm vào suy thoái. Đó cũng là lúc Âu Mỹ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển hướng từ sản xuất công nghệ sang tài chính dịch vụ, và nhường lĩnh vực phát triển công nghiệp cho những nước châu Á mới nổi.

Năm 1990, ngành tài chính dịch vụ phát triển mạnh mẽ nhưng hầu hết đều dựa trên kẽ hở của thị trường, thiên vềđầu cơ tài chính làm thổi phồng những “bong bóng tài sản”, tạo ra viễn cảnh giàu có “ảo”, cho nền kinh tế Âu Mỹ. Hậu quả làm nảy sinh nhiều bất ổn trong cơ cấu ngành nghề, phân khúc giàu nghèo và số người thất nghiệp tăng lên, phải sống nhờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ. Kết quả là tình trạng nợ công ngày càng chồng chất, và tiếp theo là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Chính phủ đành vay tiền để mua thời gian, cầm chừng qua cơn hấp hối.

Năm 2008, thế giới lại khủng hoảng, và Chính phủ các nước lại tiếp tục áp dụng chính sách cũ: huy động tiền để hỗ trợ các hoạt động tín dụng, doanh nghiệp và trợ giúp khối lao động thất nghiệp. Trong khi đó, trái phiếu của các lần phát hành trước đó đã đến hạn phải trả cả vốn lẫn lãi, khiến cho gánh nặng nợ nần tích tụ mấy chục năm qua tiếp tục chồng chất.

Thêm vào đó các hoạt động đầu cơ bằng các công cụ tài chính cực kỳ nguy hiểm như credit default swaps (hợp đồng hoán đổi nợ xấu) diễn ra sôi nổi, nhằm

đánh cược cho một sự sụp đổ tài chính rất có khả năng xảy ra. Những kẻđầu cơ lớn

nhất hiện nay lại chính là các Ngân hàng Trung ương, họ đã vượt qua các quỹ

phòng hộ Hedge funds về quy mô giao dịch tiền tệ.

Dù nhận thức được bất hợp lý trong việc chuyển sang mô hình kinh tế thiên về tài chính dịch vụ, nhưng các Chính phủ vẫn “ngựa quen đường cũ” với nền kinh tế ảo, chỉ giải quyết tạm thời bằng cách vay nợ mới gối đầu trả nợ cũ và ném phao cứu hộ cho những ngân hàng đang sắp chết đuối.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại Châu Âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)