Tác động của khủng hoảng châu Âu đến Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại Châu Âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở Việt Nam (Trang 39)

Ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công châu Âu đến nền kinh tế Việt Nam là không quá lớn, được đánh giá qua một số tiêu chí sau:

+ Xuất khẩu giảm: Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu kéo theo một loạt hệ quả

tất yếu như: tốc độ phục hồi kinh tế thế giới chậm lại, châu Âu sẽ phải chứng kiến tình hình thất nghiệp và lạm phát tăng cao, đồng EUR mất giá, tăng trưởng GDP giảm sút, làm cho thu nhập thực tế người dân và cầu tiêu dùng với hàng nhập khẩu giảm mạnh.

Về vấn đề này, một số quan điểm cho rằng hàng hoá giá rẻ là ưu thế của Việt Nam, do đó cuộc khủng hoảng nợ công sẽ giúp hướng người dân châu Âu chuyển từ

hàng hoá cao và trung cấp sang hàng hoá do Việt Nam sản xuất. Tuy nhiên, những số liệu tính toán từ mô hình ước lượng cho thấy, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu sẽ có những tác động tiêu cực đến xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Việt Nam, với mức suy giảm khoảng 1,7% GDP trong năm 2010, cao thứ ba chỉ sau Trung Quốc (2,8%) và Anh (1,9%). Nếu không có những chính sách phản ứng kịp thời hỗ

trợ xuất khẩu thì triển vọng trung hạn đối với xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn.

+ Lãi suất thấp ở các nước, trong khi ở Việt Nam lãi suất cao sẽ bất lợi về chi phí cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Do lo ngại tác động tiêu cực từ khủng hoảng nợ công, nhiều Ngân hàng Trung ương các nước phát triển vẫn duy trì mức lãi suất sàn thấp lịch sử nhằm kích thích sự phục hồi kinh tế và chấp nhận lạm phát trong chừng mực nhất định. Lãi suất cơ bản tiệm cận 0% ở hầu hết các nước : FED (Mỹ): 0,25%; ECB (EU): 1%; BOE (Anh): 0,5%; Nhật Bản 0,1%. Ngược lại ở Việt Nam, lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay vẫn đứng ở mức cao. Các doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất khoảng 14-16%/năm với kỳ hạn ngắn và khoảng 14,5- 17%/năm với kỳ hạn trung, dài hạn. Nếu tính đến lạm phát ước cho năm 2010 là dưới 10%, doanh nghiệp phải đạt mức tỉ suất lợi nhuận trên 24-27%, là mức cao so với tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của các ngành trong năm 2009 (khoảng 20%).

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm: Khủng hoảng nợ công châu Âu có thể tạo ra hai tác động trái chiều hoàn toàn với luồng vốn FDI trên phạm vi toàn cầu. Những quốc gia có trình độ phát triển tương đương với các nước thuộc EU sẽ

hưởng lợi do nguồn vốn FDI dịch chuyển từ châu Âu sang các quốc gia này khi nhà

đầu tư muốn tránh thuế thu nhập doanh nghiệp đang có xu hướng tăng cao tại các quốc gia châu Âu. Ngược lại, các nước có trình độ phát triển thấp như Việt Nam lại hoàn toàn không được hưởng lợi từ việc dịch chuyển luồng vốn FDI khỏi châu Âu

do sự chênh lệch quá lớn về trình độ công nghệ, trong khi luồng vốn từ các nhà đầu tư châu Âu vào các quốc gia này giảm sút do cuộc khủng hoảng nợ.

+ Khủng hoảng nợ công châu Âu làm tăng thêm nguy cơ rủi ro tài chính cho nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng. Theo các chuyên gia kinh tế, các nhà đầu tư trên thế giới đang tìm vàng như một nơi trú ẩn an toàn trước nguy cơ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu ngày một lan rộng, làm cho giá vàng trong thời gian qua tăng mạnh, lên mức trên 1.400 USD/ounce. Điều này phản ánh nhu cầu về

dự trữ an toàn hơn so với tiền giấy, sau khi nhiều cá nhân và tổ chức ở châu Âu, châu Á đua nhau mua vàng, bạch kim và bạc. Điều này sẽ tác động xấu đến đầu tư

toàn thế giới và Việt Nam bởi một khi vàng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư của các tổ chức thì cũng đồng nghĩa với việc các danh mục khác như cổ phiếu, trái phiếu sẽ bị giảm mạnh. Như vậy, luồng vốn đầu tư gián tiếp càng trở nên hạn chế.

+ Bảo hiểm rủi ro tín dụng (CDS) xu hướng tăng lên; Vấn đề Hy Lạp đang làm cho các nhà đầu tư trên thế giới càng trở nên thận trọng hơn với các quốc gia có vấn nạn tương tự: 3 số liệu cảnh báo bao gồm: nợ quá nhiều, thể hiện ở tỉ lệ nợ trên GDP cao; chi tiêu quá mức, thể hiện ở mức thâm hụt ngân sách lớn so với GDP; và tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm. Hệ quả là Việt Nam với tỉ lệ nợ cao, thâm hụt ngân sách triển miên đang bị các tổ chức tài chính quốc tế xếp vào mục rủi ro cao, với mức CDS là 263, xếp ngay trên Hy Lạp (321) và Iceland (466). Điều này sẽ là một cản trở rất lớn trong việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp, trực tiếp và cho vay từ nước ngoài.

+ Khủng hoảng nợ công châu Âu cũng tạo ra những biến động khó lường về

tỷ giá. Đồng USD và đặc biệt là đồng JPY sẽ tiếp tục đà tăng giá mạnh so với đồng EUR do tính an toàn từ phía các đồng tiền này. Từ khi cuộc khủng hoảng có dấu hiệu nghiêm trọng, đồng EUR mất giá tương đối so với USD đã tạo ra những rủi ro nhất định trong việc vay, trả ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như cho hoạt động ngoại hối của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, đồng USD

tăng giá mạnh trong khi thâm hụt thương mại của Việt Nam đang gia tăng, cộng với thời điểm đáo hạn của các khoản vay tín dụng ngoại tệ, sẽ gia tăng sức ép tăng rủi ro hối đoái và biến động tỷ giá vào các tháng cuối năm 2010.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại Châu Âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở Việt Nam (Trang 39)