Đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu DNNN theo hướng tinh gọn, hiệu quả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại Châu Âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở Việt Nam (Trang 77)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí xác định các ưu tiên ngân sách cũng như xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả chi ngân sách. Trên cơ sởđó thực hiện phân loại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên để bảo đảm kinh phí thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Hoàn thiện khung pháp lý để xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn và kế

hoạch chi tiêu trung hạn, xem kế hoạch chi đầu tư là một phần của kế hoạch tài chính - ngân sách trung hạn, đảm bảo chi đầu tư công được giới hạn trong khả năng nguồn lực và thống nhất với các ưu tiên chính sách của Chính phủ. Qua đó, đảm bảo việc phân bổ nguồn lực hàng năm được định hướng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội trong trung và dài hạn, tăng cường tính tiên đoán, chủđộng, tính hệ thống trong phân bổ nguồn lực.

Khuyến khích nguồn lực tư nhân tham gia vào các dự án hạ tầng thông qua mô hình đối tác công - tư (PPP): Đổi mới và hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nghiên cứu mở rộng việc áp dụng hình thức bán hoặc chuyển nhượng quyền quản lý, khai thác có thời hạn một số công trình cơ sở hạ tầng để huy động nguồn vốn của xã hội cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách “xã hội hóa” đầu tư trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao để

một mặt tăng thêm nguồn vốn đầu tư, mặt khác cũng tăng tính cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm dịch vụ, xóa bỏ dần thếđộc quyền. Qua đó, người dân có cơ hội

được tiếp cận với chất lượng của dịch vụ công ngày càng cao.

4.5.2 Đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu DNNN theo hướng tinh gọn, hiệu quả quả

Thứ nhất, trước khi tiến hành cổ phần hóa các DNNN thì phải xử lý nghiêm các sai phạm và tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến các sự việc. Phải xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân gây ra sai phạm và tiến hành xử lý một cách triệt

để, sau đó mới lựa chọn các giải pháp tái cấu trúc phù hợp. Có như vậy mới có thể

nâng cao được tính kỷ luật trong tổ chức, răn đe được các thành phần có ý đồ xấu. Vì tái cấu trúc DNNN không chỉ đơn thuần là tiến hành cổ phần hóa mà còn có thể

là tái cấu trúc ngành nghề, tài chính, quản trị, quản lý,… đối với DNNN.

Thứ hai, xác định DNNN không phải là công cụ điều tiết vĩ mô. Cần tách bạch rõ giữa DNNN hoạt động vì mục đích lợi nhuận, và DNNN hoạt động vì mục

đích phi lợi nhuận. Không nên để một DNNN lại thực hiện cùng lúc hai mục đích này nhằm tránh những hạn chế phát sinh như: ít có sự thay đổi sau cổ phần hóa, thiếu các cổđông chiến lược, bất cập trong việc bán cổ phần ra bên ngoài...

Thứ ba, chế độ công bố thông tin: đa số các DNNN thường có quy mô lớn, các hoạt động sản xuất kinh doanh phức tạp, vì vậy cần quy định thực hiện chếđộ

công bố thông tin về tình hình tài chính và tình hình hoạt động như một công ty niêm yết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải công bố thông tin một cách đầy đủ, thường xuyên và công khai như công ty niêm yết để tăng cường hoạt động giám sát DNNN. Công việc kiểm toán, tiến độ công bố thông tin có thể chậm hơn so với công ty niêm yết nhưng không được chậm trễ so với quy định.

Thứ tư, tham mưu soạn thảo văn bản hướng dẫn hoạt động cổ phần hóa: Tiến trình bán cổ phần DNNN, thu hút đối tác chiến lược có thể phải kéo dài nhiều năm nhưng cũng cần phải thúc đẩy nhanh hơn nữa việc chuyển các doanh nghiệp này sang mô hình hoạt động công ty cổ phần. Tuy đến thời điểm này, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã có sự hoàn thiện hơn so với trước đây nhưng vẫn còn một số

hạn chế. Vì vậy, Chính phủ, các Bộ, ban ngành cùng các Cơ quan tham mưu phải nghiên cứu, soạn thảo các văn bản hướng dẫn để hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp được suôn sẻ và nhanh chóng, gỡ bỏ những nút thắt mà các văn bản hiện hành đang có.

Thứ năm, tăng cường vai trò của cổđông thiểu số: lâu nay việc cổ phần hóa

được xem như là vấn đề nội bộ của các DNNN, vì vậy mới có chuyện các doanh nghiệp sau cổ phần vẫn dậm chân tại chỗ. Việc tăng tỷ lệ bán cổ phần ra bên ngoài

nhằm tạo tiếng nói của cổ đông thiểu số và cơ hội cho các nhà đầu tư chiến lược thực sự tham gia vào các DNNN sau cổ phần hóa là điều hết sức quan trọng. Chỉ

bằng việc tăng cường giám sát của các cổđông bên ngoài, Chính phủ mới có thể kỳ

vọng sự thay đổi của DNNN sau cổ phần hóa.

Thứ sáu, thay đổi cách xử lý phần thặng dư vốn sau cổ phần hóa: Thay đổi quy định về sử dụng tiền thu về từ cổ phần hóa trong trường hợp phát hành tăng vốn, theo đó phần thặng dư vốn từ việc bán cổ phần ra bên ngoài phải được giữ lại hoàn toàn cho doanh nghiệp, phục vụ quyền lợi của tất cả cổđông.

Thứ bảy, quy định thời gian niêm yết sau cổ phần hóa: cùng với việc phát triển nền kinh tế mà kinh tế nhà nước nắm vai trò chủđạo, DNNN phải là những mô hình mẫu và đi đầu trong quá trình niêm yết cổ phần. Cần có chế tài trong việc niêm yết của các DNNN sau cổ phần hóa trong khoảng thời gian cụ thể, nhằm tăng cường tính minh bạch và thanh khoản cho cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại Châu Âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)