Tăng cường thể chế quản lý và giám sát nợ công, hình thành cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại Châu Âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở Việt Nam (Trang 75)

quan quản lý nợ công thống nhất

Để có thể thực hiện giải pháp này, cần nghiên cứu hình thành bộ máy thống nhất chỉ đạo, quản lý và giám sát các đơn vị tham gia quản lý nợ công hiện nay.

Điều này nhằm khắc phục những bất cập trong hệ thống quản lý nhà nước về ngân sách nói chung và nợ công nói riêng. Đồng thời, cần tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc giám sát nợ công, nợ quốc gia luôn đảm bảo an toàn. Hiện nay, việc tiếp cận thông tin tổng hợp về nợ công của Đại biểu quốc hội là không đủ để thực hiện phân tích, đánh giá chính xác tình hình nợ công; song song với điều này là sự

am hiểu về nợ công của các Đại biểu cũng còn hạn chế. Một giải pháp căn cơ nhưng

đòi hỏi phải kiên trì về lâu dài là nâng cao nhận thức và kỹ năng cho Đại biểu dân cử về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Luật quản lý nợ công. Chẳng hạn, Quốc hội có thể mời các nhà khoa học trong và ngoài nước có kiến thức và kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến nợ công cùng nghiên cứu, tính toán, cân nhắc và cung cấp thông tin cho các đại biểu Quốc hội, giúp họ có thêm căn cứ trong việc biểu quyết các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia có sử dụng vốn vay.

Bên cạnh đó, để việc quản lý và giám sát nợ công được tăng cường hơn nữa, Luật Quản lý nợ công cần có một điều khoản quy định về quyền hạn và nghĩa vụ

của các tổ chức ngoài nhà nước trong việc quyết định chủ trương, phương hướng, mục tiêu vay nợ và sử dụng vốn vay, ban hành và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nợ công.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại Châu Âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)