Kiểm soát nợ công ở mức an toàn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại Châu Âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở Việt Nam (Trang 74)

Để kiểm soát được nợ công ở mức an toàn, cần phải xác định được đâu là mức an toàn (ví dụ: cần phải xác định các tỷ lệ nợ công/ GDP và nợ nước ngoài/ GDP). Ngoài ra, để tăng cường kiểm soát, cần thiết lập một hệ thống các chỉ tiêu quy định về giới hạn nợ, cảđối với khối lượng nợ và dòng chi trả nợ. Các giới hạn này vừa được thể hiện theo giá trị danh nghĩa, vừa thể hiện theo phần trăm các biến vĩ mô quan trọng. Phạm vi áp dụng giới hạn được phân chia theo từng loại nợ: tổng nợ công, nợ công nước ngoài, nợ công trong nước và tổng nợ nước ngoài. Thông thường, các giới hạn đối với tổng nợ thường được biểu diễn dưới dạng tỷ lệ phần trăm của GDP và xuất khẩu, còn giới hạn đối với nghĩa vụ nợ thường được biểu diễn theo tỷ lệ phần trăm tổng thu thuế và dự trữ ngoại hối hoặc giới hạn tỷ lệ vay nợ/chi đầu tư hàng năm.

Tuy nhiên, điều quan trọng là Quốc hội cần phải đưa ra các giới hạn này một cách hợp lý. Nếu quá thấp, chúng sẽ cản trở Chính phủ thực hiện các phương án cần thiết để phát triển đất nước, cũng như thực hiện các phản ứng kịp thời trong bối cảnh kinh tế “hậu” khủng hoảng. Bởi, Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu vốn đầu tư phát triển nói chung và phát triển kết cấu hạ tầng nói riêng là rất lớn. Ngược lại, nếu các giới hạn được thiết lập ở mức quá cao, thì chúng lại không có ý nghĩa gì cả.

Bên cạnh đó, cần phân tích rõ bản chất của nợ công. Việc đánh giá đúng nợ

công và “thực chất” nợ công của một nền kinh tế, một quốc gia là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong những thời điểm nhạy cảm. Bởi lẽ, nếu chỉ chú trọng vào con số tỷ lệ nợ công cao một cách thuần túy sẽ gây nên hiệu ứng tâm lý hoang mang, kích động, thiếu tin tưởng, làm gia tăng căng thẳng xã hội, bị giới đầu cơ lợi dụng tấn công, dễ gây rối loạn nền kinh tế, thậm chí dẫn nền kinh tếđến bên bờ vực phá sản. Ngược lại, nếu yên tâm với tỷ lệ nợ công còn trong giới hạn an toàn, mà không phân tích cẩn trọng, chú ý đúng mức đến khoản nợđó được hình thành như thế nào, bằng cách nào, thực trạng nền kinh tế ra sao và khả năng trả nợ thế nào… cũng sẽ

tác động tiêu cực đến tăng trưởng . Thực tế xảy ra trên thế giới cho thấy, những nước xảy ra khủng hoảng tài chính đều có tỷ lệ nợ/GDP khá thấp. Ví dụ: Argentina năm 2001, tỷ lệđó chỉở mức 45%; Ukraine (2007) chỉ có 13%; Thái Lan (1996) chỉ

có 15%; Venezuela (1981) chỉ có 15%; Rumania (2007) chỉ có 20%...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại Châu Âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)