Khủng hoảng nợ công tại các nước châ uÁ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại Châu Âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở Việt Nam (Trang 25)

Tại Đông Á và Đông Nam Á, khủng hoảng tài chính đến ngay sau thời kỳ

tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Nguyên nhân là do sự bùng nổ tín dụng từ các nguồn vốn nước ngoài được sử dụng thiếu kiểm soát khi phần lớn nguồn vốn đổ vào bất

động sản và chứng khoán.

Khủng hoảng tài chính Đông Á chính thức bắt đầu từ tháng 7/1997 với sự

sụp đổ của đồng bath Thái Lan do các dòng vốn ồ ạt rút mạnh khỏi quốc gia này. Tại thời điểm đó, Thái Lan đã có gánh nặng nợ nước ngoài lớn khiến quốc gia này lâm vào tình trạng vỡ nợ, phá sản trước khi đồng bath sụp đổ. Hiệu ứng lan tỏa khiến nhà đầu tư phương Tây bất ngờ rút mạnh vốn, tiền tệ các quốc gia khác trong khu vực lần lượt bị phá giá. Hàng loạt tập đoàn và công ty bị vỡ nợ, đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực bất động sản. Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những quốc gia bịảnh hưởng nặng nề nhất.

Khủng hoảng tài chính nhanh chóng chuyển sang suy thoái kinh tế trầm trọng. Đồng tiền các quốc gia bị phá giá, lạm phát gia tăng, các tổ chức tài chính và công ty phá sản, nợ xấu lên kỷ lục, tăng trưởng kinh tế suy giảm và thất nghiệp gia tăng. GDP của Indonesia giảm tới 15% trong vòng một năm, Thái Lan và Malaysia cũng giảm xấp xỉ 10%, trong khi Hàn Quốc giảm 3,8% trong quý đầu của năm 1998.

Tổ chức IMF đã phải khởi động chương trình cứu trợ trị giá 36 tỷ USD cuối năm 1997 để ổn định đồng tiền của các nước bị tác động mạnh nhất bởi khủng hoảng. Đổi lại, các nước thắt chặt tiền tệ, tái cấu trúc hệ thống tài chính hoặc giảm can thiệp vào kinh tế thị trường. Đến năm 1999, khu vực này mới dần hồi phục trở

lại.

Khủng hoảng nợ công luôn để lại hậu quả nghiêm trong với các nền kinh tế. Có thể thấy điểm chung nhất của các cuộc khủng hoảng nợ công là các Chính phủ đã vay nợ quá mức để chi tiêu trong giai đoạn phát triển mạnh nhất của nền kinh tế.

Đến khi nền kinh tế gặp khủng hoảng tại một nước nào đó, đã xảy ra phản ứng dây chuyền gây đổ vỡ hàng hoạt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tóm lại, nợ công và khủng hoảng nợ công là hai vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau; chúng tác động rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia, một khu vực hoặc trên toàn thế giới. Sử dụng nợ công để đầu tư giúp tăng trưởng kinh tế là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ công như thế nào cho hiệu quả và không làm khối lượng nợ ngày càng tăng mới là vấn đề đáng bàn. Do vậy, bất kỳ

một quốc gia nào cũng cần quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực này và giới hạn an toàn của nó. Đểđảm bảo an toàn nợ công, cần phải chú ý đến các vấn đề

như: vay nợ và sử dụng nợ công, phân loại rõ các khoản nợ công, tình hình trả nợ

công, các nguyên nhân làm gia tăng nợ công... Việc theo dõi các vấn đề này sẽ giúp cho Chính phủ một quốc gia nắm bắt được tình hình sử dụng nợ công; có các giải pháp quản lý kịp thời, ngăn ngừa được các rủi ro đối với nợ công và thúc đẩy sự

Chương II: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2009-2011 VÀ BÀI HỌC

KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại Châu Âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở Việt Nam (Trang 25)