Nợ công của Việt Nam tăng liên tục trong những năm qua, có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này; sau đây là một số nguyên nhân làm gia tăng nợ công ở
Việt Nam:
Thứ nhất là vấn đề đầu tư bao gồm hiệu quảđầu tư phản ánh chủ yếu qua chỉ
số ICOR, năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) và chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm. Chỉ số ICOR là chỉ số phản ánh hiệu quả đầu tư của nền kinh tế. Theo các con số
thống kê ở phần 3.2 hệ số ICOR của Việt Nam liên tục tăng. Một điều đặc biệt ở đây là chỉ số ICOR của khối DNNN trong đầu tư công lại tăng vọt, trong khi đây chính là thành phần chủđạo của nền kinh tế. So với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần gấp đôi, có nghĩa là hiệu suất đầu tư chỉ bằng một nữa.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 3.2: Hiệu quả của nền kinh tế qua chỉ số ICOR giai đoạn 2001-2010
Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) được tính từ phương pháp ước lượng nguồn tăng trưởng từ hàm sản xuất. Sau khi trừ đi các yếu tố đóng góp về lượng (lao động và vốn) cho tăng trưởng, phần còn lại của tăng trưởng là do đóng góp về
sự gia tăng hiệu quả của nền kinh tế, gọi là năng suất nhân tố tổng hợp. Chỉ tiêu này hàm chứa sự gia tăng của việc thay đổi quy trình công nghệ trong sản xuất, quy trình quản lý, năng suất lao động… Hệ số này càng cao chứng tỏ nền kinh tế càng hiệu quả và ngược lại.
Theo số liệu được đưa ra trong “Báo cáo Năng suất Việt Nam” do Trung tâm Năng suất Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học Thống kê biên soạn và công bố
trong tháng 2.2012, trong giai đoạn 2003-2010, tốc độ tăng TFP của Việt Nam là 1,42% và đóng góp của tăng TFP vào tăng GDP là 19,6%, so sánh với một số nước
đã và đang phát triển ở châu Á, tốc độ tăng TFP của Việt Nam chậm và đóng góp vào tăng GDP tương đối thấp. Điều này nói lên hiệu quả sử dụng vốn của Việt Nam là thấp, không dựa vào yếu tố công nghệ mà chủ yếu dựa vào vốn. Nó đã tạo ra sức ép về vốn, trong trường hợp vốn trong nước không đáp ứng đủ thì Chính phủ sẽ vay nước ngoài làm cho nợ công tăng thêm. Bên cạnh đó là sự mất cân đối giữa đầu tư
và tiết kiệm, chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư liên tục âm và khoảng chênh lệch ngày càng lớn kể từ năm 2002 trở đi. Năm 2010 chênh lệch này ở mức -11%. Việt
Nam là một nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn, sự mất cân đối giữa tiết kiệm so với đầu tưđã làm thiếu hụt nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế, chính vì thế
vay nợ nước ngoài đểđầu tư là điều tất yếu.
Thứ hai là bội chi NSNN: nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách một phần là do chênh lệch giữa thu và chi của NSNN. Nguồn thu giảm trong những năm gần
đây một phần là do thất thu thuế. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện tiến trình giảm thuế đối với các mặt hàng của các thành viên trong tổ
chức; đồng thời bước vào sân chơi lớn, các công ty, tập đoàn lớn với nhiều thủ đoạn, mánh khóe đã tìm cách trốn thuế, lách thuế làm tổn thất không ít nguồn thu ngân sách của nhà nước. Một phần trong thời gian qua do khủng hoảng tài chính nên nhà nước đã giảm nhiều loại thuế, cũng như lập quỹ bình ổn giá do lạm phát. Trong khi đó nguồn chi để xây dựng cơ sở hạ tầng làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế lại tăng liên tục. Việc tập trung đầu tư cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Việc đầu tư tăng nhanh nhưng kém hiệu quả
gây sức ép lạm phát và đặt gánh nặng lên vai của chính sách tiền tệ, chính vì thế
trong những năm qua Chính phủ luôn phải vay nợđể bù đắp NSNN.
Ngoài ra trong thời gian tới các nguồn thu quan trọng từ dầu thô và thuế
ngoại thương được dự kiến sẽ giảm do lượng dự trữ dầu thô giảm và quá trình tự do hóa thương mại sau khi gia nhập WTO. Các trái phiếu quốc tế Chính phủ phát hành phải trả mức lãi suất cao hơn do mức độ rủi ro cao hơn. Cùng với đó là việc Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, các khoản vay quốc tếưu đãi sẽ giảm dần, thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn nhiều.
Thứ ba là sự biến động tỷ giá hối đoái: một trong những nguyên nhân quan trọng làm tăng số nợ công lên đáng kể đó là tỷ giá hối đoái giữa VND so với các
đồng tiền chính trong nợ công của Việt Nam. Sau khi gia nhập WTO thì dòng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam ngày càng nhiều đòi hỏi cần phải có chính sách tiền tệ sao cho nền kinh tế Việt Nam không bị thiệt khi cạnh tranh với dòng vốn ngoại. Và trong năm 2011, ngân hàng nhà nước đã có những biện pháp điều chỉnh tỷ giá
tương ứng với tỷ giá đang giao dịch trên thị trường và những chính sách hạn chế
giao dịch đồng ngoại tệ và vàng để tạo niềm tin vào đồng nội tệ. Trong tháng 2 năm 2011, ngân hàng nhà nước đã phá giá USD ở mức 9,3% và thu hẹp biên độ giao dịch tỷ giá giữa USD và VND từ ±3 xuống còn ±1. Cùng với việc điều chỉnh giá, ngân hàng nhà nước còn hạn chế việc giao dịch ngoại tệ ngoài thị trường chợđen và
đặc biệt trong đầu tháng 4 năm 2011 ngân hàng nhà nước bắt đầu tăng tỷ lệ dự trữ
bắt buộc cho ngoại tệ lên 2% và trần lãi suất huy động USD là 3%. Việc làm này
đồng thời cũng làm tăng khoản nợ nước ngoài đang vay của Chính phủ tính theo VND.
Mặt khác, mối quan ngại về sự già hóa dân số sẽ làm cho nợ công tăng vọt trong những thập kỷ tới. Nguyên nhân là do lực lượng lao động bị thu hẹp sẽ làm cho nguồn thu thuế của Chính phủ bị sụt giảm, trong khi đó số người nghỉ hưu tăng lên sẽ gây áp lực cho việc tăng chi tiêu Chính phủ trong các khoản lương hưu và chăm sóc sức khỏe…
Từ những nguyên nhân trên có thể thấy, kinh tế Việt Nam hiện đang có những đặc điểm giống với PIIGS 8 (các nước châu Âu có tỷ lệ nợ cao, bao gồm các nước Hy Lạp, Ailen, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý) khi lâm vào khủng hoảng nợ
công, đó là:
Tăng trưởng GDP giảm kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2007
đến nay.
Thâm hụt ngân sách và nợ công lớn, tăng mạnh từ năm 2006 đến năm 2011. Lạm phát luôn có xu hướng tăng mạnh, luôn cao trên 8% kể từ năm 2006 đến nay. Đặc biệt năm 2009 là thời kỳ khó khăn của Việt Nam khi tỷ lệ lạm phát đạt mức phi mã 24,4% (biểu đồ 3.3). Đến năm 2010, dưới một loạt các chính sách thắt chặt tiền tệ, tỷ lệ lạm phát đã được đưa về mức 11,8%, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn ở
mức cao. Năm 2011, lạm phát lại tiếp tục tăng mạnh trở lại; việc kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu của Việt Nam trong giai đoạn này.
Nguồn: Moody’s Investors Service..
Hình 3.3: Tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2006-2012
Tỷ lệ tiết kiệm ròng đã được điều chỉnh thấp chỉ 12-14% GNI mỗi năm, thấp hơn 5% so với trung bình của châu Á (không kể các nước Trung Đông).
Ngoài những đặc điểm giống với PIIGS về kinh tế, thì nợ công của Việt Nam còn có hai vấn đề khác cần đặc biệt quan tâm, đó là:
Cơ cấu nợ nước ngoài trong tổng nợ công của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn và đang tăng nhanh (bảng 3.13), trong khi hiệu quả đầu tư của các dự án sử dụng vốn từ các khoản nợ lại thấp.
Việt Nam sẽ dần dần giảm đi các khoản vay ưu đãi vì đã trở thành nước có thu nhập trung bình; thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn, thời gian ngắn hơn. Điều này đòi hỏi việc sử dụng vốn phải hiệu quả nhiều hơn nữa, nếu không áp lực trả nợ ngày càng lớn hơn và tác động ngay đến ngưỡng an toàn của nợ công.
Từ những so sánh trên cho thấy Việt Nam có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ công giống như các nước EU nếu không có những thay đổi cần thiết và
tích cực về tình hình kinh tế và tình hình quản lý nợ công; nhất là sau suy thoái kinh tế toàn cầu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, để phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam cần lượng vốn rất lớn cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Với nguồn nội lực còn yếu thì việc huy động từ các nguồn vốn vay nợ trong và ngoài nước là cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc huy động vốn vay và trả nợ vay phải nằm trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn về nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Vấn đề nợ công của Việt Nam đã được Chính phủ
quan tâm nhiều trong thời gian qua, tại các kỳ họp Quốc hội luôn nhắc tới vấn đề
này. Theo “Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và triển vọng 2030”, đến năm 2030, nợ công Việt Nam sẽ không quá 60% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài không quá 45% GDP. Song song với việc đảm bảo tỷ lệ vay an toàn thì việc sử dụng vốn cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu của chiến lược nợ công. Việc sử dụng vốn đúng mục
đích và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ sẽ góp phần làm giảm bội chi ngân sách và thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững.
Chương IV: GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
Nhưđã phân tích ở phần trên, với tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay thì nguy cơ xảy ra khủng hoảng là rất cao, Chính phủ cần phải nhanh chóng quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi nguy cơ này và tạo tiền
đề cho sự phát triển bền vững. Có rất nhiều giải pháp được các nhà kinh tế đưa ra trong thời gian qua; tuy nhiên, điều quan trọng là Chính phủ sẽ chọn những giải pháp nào cho phù hợp. Bởi chỉ có Chính phủ mới biết chính xác được tình trạng nợ
nần của mình như thế nào? Dưới đây là một số giải pháp nhằm ngăn ngừa khủng hoảng nợ công xảy ra ở Việt Nam :