Thông qua các động lực thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam từ 2001 - 2011, có thể khẳng định đầu tư có vai trò cực kỳ quan trọng, trong đó có vai trò của
đầu tư công thông qua việc phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ an sinh xã hội và ổn
định kinh tế vĩ mô. Trong 10 năm qua, tỷ lệ nợ công của Việt Nam so với GDP ngày càng có xu hướng gia tăng. Tổng số dư nợ công tính đến năm 2011 bằng 54,6% GDP. Trong cơ cấu nợ công thì nợ Chính phủ chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp
đến là nợ được Chính phủ bảo lãnh. Quy mô nợ của chính quyền địa phương chiếm tỷ trọng tương đối thấp, dưới 1% GDP. Hiện tại, nợ công của Việt Nam vẫn đang trong giới hạn an toàn, phần lớn các khoản vay nước ngoài của Chính phủ có kỳ hạn dài, lãi suất cốđịnh và ưu đãi.
Bảng 3.2: Số liệu nợ công của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012
Bảng 3.2 cho thấy, nợ công của Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2006, nợ công của Việt Nam là 417.960 tỷ đồng, chiếm 42,9% GDP, năm 2007, nợ công lên tới 521.536 tỷđồng, chiếm 45,6% GDP, năm 2008 là 651.933 tỷ đồng... Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính đến ngày 31/12/2008, tổng dư nợ nội địa của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 287.000 tỷ đồng. Nếu tính cả nợ nước ngoài thì đến cuối năm 2008, tổng nợ của khu vực DNNN xấp xỉ 23,9% GDP, mà tổng dư nợ này lại càng tăng đáng kể trong năm 2009 do chính sách kích cầu của Chính phủ. (xem bảng 3.3)
Bảng 3.3: Gói kích thích kinh tế năm 2009
STT Danh mục Giá trị (tỷđồng)
1 Hỗ trợ lãi suất 4% 17.000 2 Tạm hoãn thu hồi vốn ứng trước năm 2009 3.400
3 Các khoản vốn ứng trước 37.200
4 Chuyển vốn đầu tư từ năm 2008 sang năm 2009 30.200 5 Phát hành bổ sung TPCP 20.000
6 Thực hiện chính sách miễn giảm thuế 28.000 7 Các khoản kích cầu khác 7.200
8 Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 17.000
Tổng 160.000(~9 tỷ USD)
(Nguồn: Bộ Tài chính)
So với các nước trong khu vực, tín dụng từ nguồn hệ thống tín dụng nội địa ở
Nam còn ở mức thấp (bảng 3.4). Dựa vào tín dụng thay vì vốn tự có để phát triển kinh tế dễđẩy nền kinh tếđến chỗ bong bóng.
Bảng 3.4: Tỷ lệ tổng dư nợ hệ thống tín dụng trên GDP. Tổng dư nợ nội địa trên GDP Trung Quốc 145.9% Ấn Độ 75.1% Indonesia 38.5% Malaysia 132.1% Philippines 51.8% Singapore 93.6% Thái Lan 150.0% Việt Nam 120.9%
Nguồn: Asian Development Bank (ADB), Key Indicators for Asia and the Pacific 2012
Theo định nghĩa quốc tế nợ công bao gồm nợ theo định nghĩa của Việt Nam và nợ của các DNNN. Rõ ràng nợ công theo định nghĩa quốc tế là phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay hơn. Chính vì Nhà nước làm chủ sở hữu của các DNNN do
đó Nhà nước không thể khoanh tay nhìn chủ nợ đòi bán tài sản thu nợ theo đúng luật phá sản, như thực tế đã diễn ra, nợ của Vinashin đã được chính quyền dồn cho các DNNN khác phải trả.
Bảng 3.5. Nợ công của Việt Nam năm 2011
Tỷđồng Tỷ US So với GDP Nợ công theo định nghĩa Việt Nam 1,391,478 66.8 55%
Nợ của Chính phủ 1,085,353 52.1 43%
Nợ Chính phủ bảo lãnh 292,210 14.0 12%
Nợ chính quyền địa phương 13,915 0.7 1% Nợ công theo định nghĩa quốc tế 2,683,878 128.9 106% Nợ công theo định nghĩa Việt Nam 1,391,478 66.8 55%
Nợ của DNNN (trong và ngoài nước) 1,292,400 62.1 51%
Nguồn và chú thích: Vương Đình Huệ, Bộ Tài chính. Trong nợ nước ngoài của DNNN có thể có một phần do Chính phủ bảo lãnh cho nên tổng nợ có tính trùng, phải trừđi khỏi nợ DNNN, cao nhất là 14 tỉ. 4
Từ bảng 3.4 cho thấy là tổng nợ công theo định nghĩa quốc tế vào cuối năm 2011 đã là 128.9 tỷ USD bằng 106% GDP (121.7 tỷ USD). Tổng số nợ của DNNN là 62.1 tỷ USD bằng 55% GDP. Mức trần tỷ lệ nợ công trên GDP không quá 65% GDP vào năm 2015 mà Chính phủ đề nghị Quốc hội đã bị vượt qua, nếu chúng ta vẫn không thừa nhận điều này thì chính sách trong tương lai sẽ không thể phù hợp.
Đồng thời theo nguyên tắc tính nợ công, phần nợ trong nước cần phải tính cả
nợ phải trả những người đã và sẽ về hưu, Việt Nam chưa làm điều này. Số nợ sẽ cao hơn rất nhiều khi lương được trả phù hợp với thực tế. Từ năm 2009, nhà nước phải chi trả cho 3 triệu người về hưu và có công với cách mạng, và trong vài năm tới đây con số này sẽ tăng thêm 3,1 triệu người. Việc số lao động nhà nước tăng mạnh trong nhiều năm qua (bảng 3.6) đã làm chậm khả năng tăng lương cho các đối tượng này. Nếu số lao động không tăng quá nhiều như thời gian qua, đưa tổng số lao động ăn lương ngân sách tăng gấp đôi thì lương đã có thể tăng gấp đôi. Và tất nhiên số lao
động mà nhà nước phải trả lương hưu, khi lương được tăng đúng mức, chắc chắn sẽ
là gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia, vì thế không thể không tính nó vào nợ công.
Bảng 3.6: Lao động hành chính, an ninh và sự nghiệp ăn lương và hưởng hưu trí của nhà nước.
1999 2009 Tốc độ tăng Tổng lao động trong hoạt động nhà nước 1539.3 3163.3 106% Sự nghiệp (giáo dục, y tế, ...) 1190.2 1672.2 40% Quản lý, quốc phòng, an ninh 349.1 1491.1 327% GDP (ngàn tỷ theo giá năm 1994) 256272 516568 102%
Nguồn: Tổng cục thống kê
Như vậy, có thể nói chưa có số liệu về nợ công để đánh giá vì phần nợ trong nước chưa đầy đủ. Mặc dù vậy vẫn có thểđánh giá tình hình nợ công thông qua các khoản nợ nước ngoài bởi những tác động của nó đến nền kinh tế quốc gia là rất lớn.
Nợ nước ngoài bao gồm cả nợ của Chính phủ, nợ của doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Luận văn chỉ tập trung vào nợ của Chính phủ và nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh. Tuy thế, có thểước lượng số nợ của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh (gồm cả nợ của doanh nghiệp quốc doanh
và ngoài quốc doanh); nợ không có bảo lãnh được tính dựa trên cơ sở lấy tổng số nợ
nước ngoài trừđi số nợ của Chính phủ như phần trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Nợ nước ngoài của Chính phủ (kể cảđược Chính phủ bảo lãnh)
Đơn vị tính: Tỷđồng USD
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng nợ nước ngoài 16.4 18.3 22.1 25.9 36.0 44.1 49,4
Nợ doanh nghiệp không
có bảo lãnh 2.2 2.7 2.9 4.1 8.1 11.6 12.6 Nợ của Chính phủ 14.2 15.6 19.2 21.8 27.9 32.5 36,8 Tổng nợ nước ngoài của Chính phủ/GDP 27.8% 26.7% 28.2% 25.1% 30.2% 31.1% 30,9% Tổng nợ nước ngoài của nền kinh tế/GDP 32.2% 31.4% 32.5% 29.8% 39.0% 42.1% 41.5% Nợ phải trả hàng năm (tỷ US) 0.698 0.764 0.886 1.104 1.291 1.672 2.1
Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài số 7, Bản tin nợ công số 1.
Tổng số nợ nước ngoài năm 2009 là 36 tỷ USD, trong đó 27.9 tỷ là nợ của Chính phủ (gồm cả nợ do Nhà nước bảo lãnh) và 8,1 tỷ là nợ doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân không được Nhà nước bảo lãnh. Như vậy nợ của Vinashin, 700 triệu US bán trái phiếu là nằm trong nợ Chính phủ theo định nghĩa của Việt Nam. Cần để ý là số nợ 8,1 tỷ không được bảo lãnh có lãi suất rất cao so với phần nợ của Chính phủ, tuy nhiên bản tin không có thông tin về số nợ này.
Tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam tăng rất nhanh (trung bình 22%/ năm), cao hơn nhiều so với mức tăng danh nghĩa của GDP (trung bình 17%/năm). Nhưng quan trọng hơn là nợ nước ngoài đang tăng tốc, vào năm 2009 tăng ở mức khủng 39% hơn hẳn mức 17% năm 2008 (bảng 3.8). Và đặc biệt quan trọng là nợ của doanh nghiệp không có bảo lãnh là các khoản nợ có lãi suất thị trường tăng mạnh hơn nhiều, ở mức 98% năm 2009 so với 39% năm 2008.
2006 2007 2008 2009 2010 2011 Trung bình năm Tổng nợ nước ngoài 12% 21% 17% 39% 23% 12% 20.67% Nợ doanh nghiệp không có
bảo lãnh 22% 7% 39% 98% 43% 8,6% 36,3% Nợ của Chính phủ 10% 23% 14% 28% 17% 13% 17.5% Nợ phải trả của Chính phủ 9% 16% 25% 17% 30% 25.6% 20,4%
Nguồn: tính toán của tác giả từ số liệu bảng 3.7
Từ biểu 3.8, việc tăng loại nợ của doanh nghiệp (kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh, có bảo lãnh hay không bảo lãnh của Chính phủ) tới mức gần 12 tỷ
(8,1+3,8) và đang tăng nhanh là điều đáng lo ngại. Số nợ này có thể nói gần như
toàn bộ là nợ của doanh nghiệp quốc doanh vì chỉ có doanh nghiệp quốc doanh mới có thể vay mượn được, dù Chính phủ chính thức đứng ra bảo lãnh hay không; lý do là các ngân hàng và các nhà đầu tư nước ngoài cho vay hay mua trái khoán doanh nghiệp chỉ vì họ biết rằng chúng là của DNNN do đó Chính phủ có trách nhiệm chi trả. Việc Chính phủ ký tuyên bố một số tập đoàn nhà nước như Than - Khoáng sản và Vinashin là công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ xảy ra vào ngày 25 tháng 6 năm 2010 khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thay mặt Thủ tướng ký quyết định QĐ- TTg 984 và 989. Có lẽ quyết định này ký sau khi công ty Vinashin vay mượn ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng trong nước.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến cuối năm 2011, nợ công chiếm 54,6% GDP, trong đó nợ Chính phủ là 43,6% GDP còn nợ nước ngoài chiếm 41,5% GDP, tương đương 50 tỉ USD, dự kiến đến hết năm 2012, nợ công khoảng 58,4% GDP,
đến 2015, tổng số nợ công sẽ khoảng 60 - 65% GDP.
Các chuyên gia kinh tế trong nước cũng như các tổ chức quốc tế cho rằng quy mô nợ của Việt Nam gia tăng nhanh trong giai đoạn 2006 - 2010, và tiếp đà tăng này trong giai đoạn 2011 - 2015. Theo như IMF dự báo tới năm 2015, nợ công của Việt Nam sẽ tăng lên 86,2 tỷ USD, nợ nước ngoài cũng tăng tương ứng từ 41,7 tỷ USD lên 73,8 tỷ USD. Rõ ràng là nợ công của Việt Nam đang rất cao mặc dù các số liệu thống kê vẫn chưa đầy đủ so với thực tế.
Nợ công cao nhưng những thành quả do nó mang lại là chưa tương xứng, cần
để ý rằng những đầu tư hôm nay phải được tạo ra bằng các sản phẩm ngày mai thì sựđầu tưđó mới hiệu quả. Tuy nhiên, từ thực tế sử dụng nợ công hiện nay của Việt Nam đã lộ ra rất nhiều vấn đề bất cập, thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam là rất
đáng lo ngại bởi những rủi ro do sự biến động của các yếu tố trong nền kinh tế.