Tình hình sử dụng nợ công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại Châu Âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở Việt Nam (Trang 56)

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh, nhu cầu về vốn

đầu tư vào các chương trình, dự án trọng điểm của quốc gia là rất lớn. Nguồn vốn chủ yếu được sử dụng tập trung vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn của các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. Về mặt lý thuyết, mục tiêu của các dự án được đánh giá rất cao, có tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế vùng, miền; tuy nhiên, thực trạng triển khai của các dự án này lại rất khác nhau, nhìn chung là không mang lại hiệu quả như mong đợi. Đa số

các dự án được triển khai rất chậm, hoặc nếu đúng tiến độ thi công thì chất lượng không đảm bảo. Thực trạng trên được biểu hiện cụ thể qua hai khía cạnh:

Thứ nhất, tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn: có nhiều nguyên nhân làm chậm trễ trong vấn đề này, các nguyên nhân này xuất phát từ cả hai phía Việt Nam và các quốc gia chủ nợ.

Về phía Việt Nam: Nguyên nhân là do thiếu vốn đối ứng, giải phóng mặt bằng chậm, năng lực, cách thức điều hành của ban quản lý dự án ở Trung ương và

địa phương, nhất là các địa phương hay thay đổi. Điển hình việc sử dụng nguồn vốn ODA hiện nay; ODA là nguồn vốn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nợ của Việt Nam, với tỷ lệ 75% tổng số nợ 5, ODA có vai trò to lớn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của quốc gia. Tuy nhiên, ở Việt Nam một dự án ODA phải mất ít nhất một năm, kể từ thời điểm cam kết rót vốn cho đến lúc chính thức giải ngân 6.

5Nguồn: TS. Ngô Thị Tuyết Mai, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 12/2012 .

6Nguồn: Hội thảo: Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tếở Việt Nam (2011).

Sự chậm trễ này rõ ràng là không làm hài lòng các nhà tài trợ quốc tế, bởi nó sẽảnh hưởng đến hiệu quả của các khoản vay. Theo ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia của ADB, các dự án ODA tại Việt Nam rất ít được giải ngân trong hai năm đầu do những sự chậm trễ trong khâu chuẩn bị và lên kế hoạch dự án. Tính đến cuối năm 2011, mức giải ngân chỉ chiếm khoảng 47% tổng số vốn cam kết, thấp hơn mức giải ngân ODA bình quân của các nước trong khu vực; đồng thời, tỷ lệ giải ngân chỉđạt 72% so với tổng vốn ký kết.

Ngoài ra, việc phân bổ vốn đầu tư từ NSNN còn dàn trải, số vốn bình quân phân bổ

cho các dự án hàng năm thấp. Việc phân bổ vốn dàn trải dẫn tới việc nhiều dự án bị

kéo dài tiến độ, chậm đưa vào sử dụng, làm gia tăng chi phí đầu tư.

Về phía các quốc gia chủ nợ: vì những thuận lợi và quyền lợi cho họ, nhiều dự án tài trợ không nhất thiết phải phù hợp với nhu cầu kinh tế và xã hội của Việt Nam. Chẳng hạn, việc đa số các dự án tập trung vào một số ngành mà các quốc gia chủ nợ cho rằng có thể mang lại lợi ích kinh tế cao, điều này làm cho các dự án ở

nhiều địa phương có xu hướng phát triển giống nhau, không phát huy được lợi thế

so sánh của từng địa phương trong cả nước. Hay như việc phân bổ nguồn vốn không đồng đều, thường tập trung ở những khu vực phát triển (bảng 3.9).

Bảng 3.9: Phân phối ODA theo vùng.

Vùng %vốn ODA $/ đầu người

Trung du và miền núi Bắc Bộ 8.07 33.98

Đồng bằng sông Hồng 13.69 18.42

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 12.82 52.46

Tây Nguyên 4.43 21.86

Đông Nam Bộ 15.62 25.4

Đồng bằng Sông Cửu Long 9.36 11.19

Liên vùng 36.01

(Bộ Tài chính: Báo cáo đánh giá các chương trình dự án ODA gđ 2000- 2007)

Bảng thống kê cho thấy, các vùng được xem là nghèo và cần có hỗ trợ thì nhận ODA thấp như: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Ngược lại, những vùng giàu có như Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ lại thu hút ODA đổ vào nhiều hơn. Đây là một trong những nguyên nhân

chính gây ra tình trạng quá tải trong việc quản trị các dự án ở một số nơi bên cạnh việc thiếu vốn để triển khai dự án ở những nơi khác.

Thứ hai, hiệu quả đầu tư thấp nhìn từ hệ số ICOR (Incremantal Capital Output Ratio):ai cũng biết ICOR là chỉ số biểu hiện cụ thể nhất về hiệu quảđầu tư

của nền kinh tế, nó được tính dựa trên lượng vốn bỏ ra để đạt được một đơn vị sản lượng. Ở Việt Nam, các nhà quản lý vĩ mô thường lấy chỉ số ICOR để đánh giá hiệu quảđầu tư vào các dự án.

Trong mười năm trở lại đây, ICOR của Việt Nam có xu hướng tăng lên và luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Nếu như hệ số ICOR của giai đoạn 1996 – 2000 tính theo giá hiện hành là 4,7 thì sang giai đoạn 2001 – 2005 hệ số này trung bình là 5,1 và giai đoạn 2006 – 2010 là 6,1. Có thể so sánh với các quốc gia

đã trải qua giai đoạn phát triển tương đồng thì hệ số ICOR của Việt Nam hiện nay là rất cao (bảng 3.10). Nguyên nhân của việc gia tăng một phần là do Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế thị trường; đa số vốn được tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, bao gồm cả cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa và

đầu tư cho xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, việc đầu tư

không đem lại hiệu quả kinh tế cao, không gia tăng được sản phẩm tạo ra ở mức tương xứng; điều này đã đẩy nền kinh tế Việt Nam tới chỗ phát triển chủ yếu dựa vào vốn đầu tư hay nói đúng hơn là phát triển không bền vững.

Bảng 3.10: ICOR của một số nước trong khu vực

Quốc gia Giai đoạn GDP (%)Tăng trưởng tTưỷ/GDP (%) lệ đầu ICOR Hàn Quốc 1961-1980 7,9 23,3 3,0

Đài Loan 1961-1980 9,7 26,3 2,7 Indonesia 1981-1996 6,9 25,7 3,7 Thái Lan 1981-1995 8,1 33,3 4,1 Trung Quốc 2001-2006 9,7 38,3 4,0

Nguồn: Trích lại từ “Đổi mới đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, TS Vũ Nhữ Thăng, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ tài chính.

Việc tăng trưởng quá dựa vào vốn đầu tư, mà chủ yếu là đầu tư công như

hiện tại sẽđặt nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thử thách trong thời gian tới. Nhất là khi kinh tế trong nước cũng như thế giới có những bất ổn vẫn đang diễn ra; các nhà đầu tư có thể rút vốn bất cứ lúc nào để bảo đảm sự an toàn cho họ, lúc đó việc duy trì mức đầu tư cao cho tăng trưởng GDP chắc chắn sẽ gặp khó khăn.

Không phủ nhận việc sử dụng nợ công để đầu tư đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội cho Việt Nam như tỷ lệ dân số nghèo đói đã giảm bớt, tỷ lệ lao động thất nghiệp giảm, Việt Nam đã phát triển một số hạ tầng cơ sở mới phục vụ cho hoạt động kinh tế… Nhưng cũng phải nói rằng những thành quảđó còn hạn chế so với số nợ quá cao mà các thế hệ tương lai của Việt Nam phải trả. Như đã nói nguyên nhân của sự kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư là do nhiều yếu tố. Với nguồn lực hạn chế nhưng lượng đầu tư quá dàn trải, thiếu tính toán nên dẫn đến hậu quả là lãng phí vốn đầu tư, làm giảm hiệu quảđầu tư và thậm chí không còn đạt hiệu quả đầu tư như mục tiêu đặt ra. Nhìn vào thực tế nhiều năm qua cho thấy tỉnh nào cũng xây dựng cảng biển, tỉnh nào cũng đệ trình kế hoạch làm sân bay, tỉnh nào cũng làm đặc khu kinh tế… Không chỉ có thế, các hạng mục này đã thu hút nhiều thành phần tham gia đấu thầu như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài và cả các DNNN. Kết quả của chiến dịch này là các tỉnh ven biển, tỉnh nào cũng có cảng, tỉnh nào cũng có khu công nghiệp; nhưng đa số đều là những dự án dở dang và đang trong giai đoạn thi công. Từ thực tế này, khỏi cần tính toán cũng có thể

nhận ra rằng một nguồn lực rất lớn, không chỉ có tiền bạc mà còn đất đai, con người

đang bị lãng phí. Những nguồn lực đó đang phải gánh chịu gánh nặng là nợ nần và phát sinh lãi hàng ngày. Trong khi người nông dân thì mất đất canh tác chuyển từ

làm nông sang làm nhân công cho các nhà máy, công ty với mức lương thấp và không ổn định. Sựđánh đổi này sẽ tác động nhiều đến đời sống của dân cư trong xã hội, nó đang ngày một rõ hơn với nạn thất nghiệp của “lao động giá rẻ”, công nhân kí hợp đồng ngắn hạn không có bảo hiểm, môi trường sống không đảm bảo dễ dẫn

đến các tệ nạn…

Không có ai đem cho không ai cái gì cả, các nước đem tiền cho vay thường xuất phát từ nhu cầu của họ trước. Trên danh nghĩa thì sự giúp đỡ này nhằm đem lại lợi ích cho các nước nghèo, nhưng đồng thời nó cũng mang lại cho các nước tài trợ

những lợi ích kinh tế, chính trị trong thời gian tài trợ và sau đó. Về kinh tế, nước nhận tài trợ phải chấp nhận bỏ dần hàng rào thuế quan, ưu tiên cho hàng hóa của nước tài trợ. Trường hợp của Việt Nam là nước nhận nhiều vốn ODA từ Nhật Bản, Việt Nam phải nhập cảng ưu tiên các dụng cụ, máy móc thiết bị của Nhật, đặc biệt là trong lĩnh vực lắp ráp. Ngoài ra, khi triển khai các dự án thì phải có sự tham gia của các chuyên viên, công nhân của nước tài trợ trong các giai đoạn chuẩn bị và thực hiện; với mức lương cao ngất ngưỡng, các kỹ sư của Nhật được thuê với chi phí cao hơn giá thị trường 20 – 30% 7.

Hay như hậu quả từ các dự án trồng rừng được thực hiện trên diện rộng; những cánh rừng tự nhiên mất đi và thay vào đó là các cây công nghiệp được trồng trên đồi trọc. Lợi ích chưa thấy đâu nhưng hậu quả là đến mùa mưa bão, đồi núi không có lớp cây che phủđã bị sạt lỡ, xói mòn nghiêm trọng; lũ lụt gây thiệt hại về

tài sản, tính mạng con người…

Đầu tư công quá mức cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lấn át đầu tư

của khu vực tư; ngay cả những lĩnh vực, dự án mà tư nhân có thểđảm nhiệm tốt thì họ cũng không có nhiều cơ hội. Thay vào đó là việc đầu tư của các DNNN với hiệu quảđầu tư kém, gây thất thoát , lãng phí đã làm mất lòng tin của các chủđầu tư dẫn

đến việc đình trệ các khoản viện trợ. Xa hơn là hệ lụy đối với mức độ đánh giá tín nhiệm tín dụng của Việt Nam, theo một tác động dây chuyền, TPCP do Việt Nam phát hành ra quốc tế có thể phải chịu mức lãi suất cao hơn. Khi đó, nền kinh tế quốc nội sẽ bị ảnh hưởng đáng kể; nếu như thế thì hậu quả là rất lớn bởi giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Như vậy, việc đầu tư không hiệu quả từ các khoản nợ công đã đẩy nền kinh tế Việt Nam từ chỗđang phát triển sang trì trệ. Các khoản vay đầu tư hôm nay lẽ ra phải được trả bằng thặng dư của NSNN trong tương lai thì nay đã dần chuyển thành các khoản nợ phải trả trong tương lai của nhiều thế hệ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại Châu Âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)