- Vấn đề đặt ra đối với nâng cao năng lực công nghệ, cập nhật công nghệ hiện đại và làm chủ sáng tạo công nghệ Việt Nam
3.2.2- Nhóm giải pháp đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn
- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi kết hợp với giao thông và bố trí lại dân cư.
Tiếp tục phát triển thuỷ lợi trên quan điểm sử dụng tối ưu, bền vững nguồn tài nguyên đất và nước, tận dụng có hiệu quả mặt tích cực, hạn chế tối đa mặt tiêu cực của lũ cho phát triển, giữ vững cân bằng sinh thái về nguồn nước, chất lượng nước và yêu cầu về vệ sinh môi trường. Tăng dần năng lực nhằm bảo đảm chủ động tưới tiêu cho 180 ngàn ha đất trồng cây hàng năm gieo trồng tử 2-3 vụ trong năm, kiểm soát lũ tháng 8 bảo vệ ăn chắc vụ hè thu, kiểm soát lũ cả năm cho trên 25 ngàn ha vườn cây ăn trái và các địa bàn nhân giống cây; kết hợp với việc xây dựng các cụm, tuyến dân cư trong vùng ngập lũ, đảm bảo nơi ở ổn định cho dân cư vùng ngập lũ trong mùa lũ.
Xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn là nhiệm vụ lớn nhất nặng nề nhất, đối với Đồng Tháp. Trước hết, phải xây dựng hệ thống giao thông gồm cả đường thủy và đường bộ nối liền các trung tâm kinh tế của Tỉnh gắn với khu vực và giữa các vùng với nhau và với Campuchia. Đây là điều kiện tích cực để người nông dân có nhiều cơ hội để rộng thị trường tiêu thụ nông sản của mình, đưa đến khả năng chuyên môn hóa trong sản xuất. Mở rộng giao thông là biện pháp mở rộng giao lưu. Để khắc phục tình trạng lạc hậu ở các vùng nông thôn, vùng sâu, không có giải pháp nào tốt hơn là mở rộng mạng lưới giao thông.
Đối với đường giao thông quốc lộ và tỉnh lộ thì cần phải vượt lũ để đảm bảo lưu thông hàng hoá và hành khách xuyên suốt trong mùa nước. Đối với đường nông thôn thì không nên đặt vấn đề vượt lũ, vì chúng là vật cản, ngăn dòng chảy khi lũ về và lũ rút. Nếu đường nông thôn cũng vượt lũ sẽ chia cắt nông thôn thành nhiều ô nhỏ chúng sẽ góp vào việc làm tăng lũ lớn cục bộ trong nội đồng và kéo dài thêm thời gian lũ rút. Nên nghiên cứu, xây dựng những tuyến đường giao thông sống chung với lũ ở nông thôn. Nghĩa là, tuyến đường giao thông đó dùng để đi lại trong mùa khô và chịu đựng được trong nước không bị hư hao mỗi khi lũ về, mùa nước nổi người dân đi lại bằng phương tiện khác (xuồng, ghe…) hoặc xây cầu cạn vượt lũ… có làm được như vậy chúng ta mới khắc phục được tình trạng giao thông nông thôn vẫn khó khăn đắp, xây, sửa chữa trước và sau mỗi mùa lũ.
Công trình thuỷ lợi được tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh dần theo Quyết định 99/TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo quy hoạch kiểm soát lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long và dự án kiểm soát lũ tràn biên giới vùng Đồng Tháp Mười. Gồm các công trình chủ yếu: hệ thống kinh trục, kinh cấp 1,2,3, hệ thống bờ bao, công trình tưới tiêu, thuỷ lợi nội đồng, cụm tuyến dân cư… phân bổ trên 6 vùng dự án thuỷ lợi chính của tỉnh, có quy mô phù hợp với nhiệm vụ mục tiêu cụ thể của từng dự án. Chia ra: Vùng phía Bắc tỉnh, 3 dự án: tiểu khu Bắc Hồng Ngự, vùng giữa Thanh Bình - Tam Nông, vùng Nam Cao Lãnh. Vùng Phía Nam Tỉnh, 3 dự án: khu Bắc Lấp Vò, khu Nam Lấp Vò, khu Châu Thành.
- Các công trình thuỷ lợi được xây dựng trên cơ sở hệ thống hiện trạng đã hình thành, theo hướng kiên cố hoá dần các công trình có thể xây dựng kiên cố như thuỷ lợi nội đồng, hệ thống bờ bao, cống; thay thế các đập tạm bằng cống kiên cố, chuyển trạm bơm dầu thành trạm bơm điện ở những nơi có điều kiện.
Các địa phương hiện nay đang huy động sức dân để cùng với Nhà nước xây dựng nhiều công trình giao thông, cầu đường nông thôn để giải quyết xe hai, ba bánh đi lại. Đây là chủ trương đúng hợp lòng dân, nhưng thông thường do khẩu độ và trọng tải nhỏ nên đường xá không đáp ứng được yêu cầu cơ giới hoá nông nghiệp. Cần nhanh chóng thay đổi cách nghĩ, cách làm để không phải trong tương lai gần chúng ta lại phải thay đổi hàng loạt cầu, đường mới phục vụ cho sản xuất và giao thương.
Để hoàn chỉnh hệ thống giao thông nông thôn, Đồng Tháp cần kiến nghị với Trung ương sớm tiến hành xây dưng các công trình lớn cầu Cao Lãnh qua sông Tiền, cầu Vàm Cống qua sông Hậu để hạn chế sự chia cắt tỉnh với khu vực, đầu tư hoàn chỉnh và mở rộng các tuyến đường quốc lộ 80, QL 54, QL 30 qua địa phận Đồng Tháp.
Mặt khác Đồng Tháp cần đầu tư về nguồn vốn, sức người, vật tư kỹ thuật để xây dựng các công trình thủy lợi đào kênh, mương, nạo vét sông rạch, đắp đê, đắp đập làm cống, làm thủy nông nội đồng, khai thác nước ngầm, đào giếng … Cần tập trung tăng cường hệ thống đê bao và nạo vét sông rạch, kết hợp với xây dựng cụm, tuyến dân cư và điện khí hóa nông thôn. Tỉnh đang thi công 204/205 cụm, tuyến dân cư, dự kiến bố trí 47.667 hộ dân vào ở. Tuy nhiên, hiện nay chỉ mới điều chuyển được 32.028 hộ. Sở dĩ
như vậy bởi các công trình điện, đường, cấp, thoát nước thi công chậm, chưa đồng bộ gây khó khăn cho việc bố trí dân cư.
Để thực hiện những chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, ngoài ngân sách Nhà nước đầu tư, thì các địa phương vận dụng quy chế do Chính phủ ban hành tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng theo tinh thần Nghị định số 24/1999 NĐ – CP ngày 16/4/2000. Ngân sách này được sử dụng bổ sung vào vốn đầu tư cho các mục đích xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng của xã và liên xã.
+ Phát huy hệ thống thông tin:
Vấn đề tìm và giữ thị trường, đăng ký thương hiệu, nâng cao chất lượng hàng hóa có tầm quan trọng to lớn trong việc tạo ra sự phát triển bền vững cho nông nghiệp, nông thôn. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, nhiều mặt hàng của Việt Nam chưa thực sự ổn định trên thị trường nội địa và xuất khẩu, do chỗ chúng ta chưa xem trọng vấn đề tìm, giữ thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và đăng ký thương hiệu hàng hóa. Phải tìm và giữ lấy thị trường là một cơ sở vững chắc cho quá trình sản xuất, điều này người dân không thể tự lo liệu được. Hiện nay, có một thực tế mâu thuẩn là các doanh nghiệp muốn có những thông tin về thị trường, nhu cầu, thị hiếu thì họ không tìm đến các cơ quan Nhà nước mà tìm đến các hãng thương mại nước ngoài thông qua phương tiện internet hoặc trực tiếp tiếp xúc. Phải coi việc tìm kiếm thị trường là việc của doanh nghiệp, của Nhà nước. Trách nhiệm của Nhà nước là tạo môi trường, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu. Vì thế, nên có các tổ chức chuyên tiếp thị cho nông dân, cho doanh nghiệp, cung cấp cho họ những thông tin thiết thực, nhất là thông tin về thị trường, giá cả, ứng dụng công nghệ. Tổ chức này có thể thuộc mọi thành phần kinh tế nhưng phải có sự tiếp sức của Nhà nước. Cần phải củng cố vị trí ở các thị trường quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm thị trường và bạn hàng mới, giảm sự tập trung quá mức vào một vài thị trường.
3.2.3- Nhóm đào giải pháp tạo nguồn nhân lực lao động có trình độ cao cùng với giải quyết việc làm cho nông dân, “ xóa đói giảm nghèo” và “chủ động sống chung với lũ”:
- Đổi mới các chính sách xã hội đối với nông dân, xóa đói giảm nghèo và thực hiện công
bằng xã hội.
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.
- Tiếp tục thực hiện các chính sách giúp đỡ hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở…cho hộ nghèo, người nghèo; đặc biệt Tỉnh cần đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, phát triển các ngành kinh tế, các khu kinh tế tập trung ở những vùng trọng điểm, lân cận để thu hút người nghèo tham gia vào các dịch vụ có thể. Ưu tiên người nghèo học nghề, tạo việc làm, chuyển đổi làm các nghề phi nông nghiệp đối với vùng nông thôn, hỗ trợ trong giáo dục cho con em hộ nghèo, giúp đỡ hộ nghèo về nguồn vốn vay phát triển kinh tế hộ gia đình, đảm bảo mức vay bình quân 10 triệu đồng/ hộ; hộ trợ về bảo hiểm y tế; huy động và vận động các nguồn lực tại chỗ, các hội, đoàn thể tham gia công tác giảm nghèo; tiếp tục các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư hướng dẫn cho hộ nghèo, người nghèo vùng nông thôn cách làm ăn, khuyến khích hộ nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo.
- Tiếp tục nhân rộng dự án mô hình giảm nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn ở nông thôn, tái đầu tư các mô hình dự án ở các xã, đặc biệt nhân rộng mô hình làm ăn có hiệu quả; tổ chức thanh kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chương trình giảm nghèo, đảm bảo hiệu quả thiết thực; khảo sát thống kê, đánh giá đúng thực trạng hộ nghèo theo từng khu vực, địa phương. Tăng cường năng lực quản lý và thực hiện tốt công tác giảm nghèo cho cán bộ các cấp, các ngành.
- Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, cụ thể như chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng những đối tượng khó khăn, yếu thế, người tàn tật không có khả năng lao động tạo thu nhập; tổ chức nuôi dưỡng tập trung những người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi bị bỏ rơi; nhằm giảm bớt các gánh nặng cho gia đình; kịp thời tổ chức cứu trợ giúp đỡ cho các gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn.
Tăng cường tuyên truyền Luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác về đất đai, cụ thể hóa để phù hợp với điều kiện của tỉnh. Sớm có biện pháp tháo gỡ những tồn tại, khó khăn về đất đai hiện nay, nhất là vấn đề thời hạn giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân theo Nghị định 64, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, nhằm khuyến khích đầu tư, vấn đề thu hút đầu tư và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, từng bước tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp, nông thôn.
- Khuyến khích việc đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm mà
không phải đất chuyên trồng lúa nước, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp khác để hộ nông dân, các thành phần kinh tế yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi đề hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Trong trường hợp phải chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất nông nghiệp khác thì phải sớm quy hoạch.
Người nghèo thường là ít ruộng đất, thiếu việc làm nên để việc quy hoạch và sử dụng đất có hiệu quả, cần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm việc làm cho người dân nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng.
Cho vay vốn, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ cho các hộ nghèo.
Cùng với đất đai và tư liệu sản xuất khác, vốn, sức lao động, cần kiệm, kiến thức và ý chí vượt qua đói nghèo được xem là nguồn lực quan trọng đối với nông dân nói chung và người nghèo nói riêng.
Trước hết cần giáo dực để người nông dân nghèo hiểu: Nghèo khổ là một nổi nhục, để tự thân phấn đấu vươn lên. Phải biết dành dụm chắc chiu, thông qua tiết kiệm, tạo thêm việc làm, thu nhập để vượt qua khó khăn…
Thực tế từ những năm 90, với các hoạt động tự nguyện và phong trào quần chúng ở một số địa phương đã tổ chức huy động vốn tiết kiệm cho người nghèo vay để sản xuất và làm dịch vụ. Phương pháp đầu tư bằng chính sách tín dụng cho hộ nghèo là phương pháp có hiệu quả nhất. Hơn nữa trong cơ chế mới, nguồn vốn trong dân dồi dào, nếu
chúng ta có chủ trương và cơ chế thích hợp sẽ huy động được nguồn vốn cho hộ nghèo vay để sản xuất và làm dịch vụ.
Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là trang bị cho giai cấp công nhân thế giới quan và phương pháp luận khoa học để nhận thức thế giới, nhận thức được những quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội, của cuộc đấu tranh cách mạng nhằm xây dựng chế độ xã hội mới, qua đó làm cho giai cấp công nhân nhận thấy rõ con đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Đồng thời nhận thức rõ nhiệm vụ của đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu trong thực hiện thành công mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế biển của Thành phố Hải Phòng và cả nước hiện nay.
Nâng cao ý thức, trách nhiệm, niềm tin, phát huy sự sáng tạo của đội ngũ công nhân ngành đóng tàu Hải Phòng góp phần vào việc đẩy nhanh sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, của toàn dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Trong giai đoạn hiện nay cần giáo dục giác ngộ cho công nhân nhận rõ những vấn đề cơ bản sau:
- Thấy rõ vai trò vị trí của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu trong việc phát triển kinh tế thị trưòng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là phát triển CNH, HĐH ngành công nghiệp đóng tàu phục vụ đắc lực cho mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế biển, và chiến lược an ninh quốc phòng biển đảo của nước ta trong tình hình mới hiện nay.
- Giáo dục những chủ trương đường lối của Đảng và các chính sách pháp luật của Nhà nước đối với đội ngũ công nhân lao động. Qua đó nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu về quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng của mình trong quá trình lao động sản xuất và hưởng thụ.
- Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp cho đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp hiện đại và sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
- Phân tích làm rõ cho công nhân thấy được tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng trong giai đoạn cách mạng mới; vạch trần những quan điểm chính trị phản động, các thế lực thù địch chống lại sự nghiệp cách mạng của Đảng của
giai cấp công nhân và dân tộc ta, đồng thời nâng cao ý thức tự giác đấu tranh khắc phục những tư tưởng lạc hậu, những biểu hiện tiêu cực trong đội ngũ công nhân nói chung và đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu nói riêng trong quá trình đổi mới.
Giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh theo tinh thần quan điểm của Đảng ta là trang bị cho công nhân những kiến thức cơ bản về chính trị - xã hội làm cho công nhân hiểu rõ hơn về lợi ích của giai cấp mình và nhân dân lao động khác, là người làm chủ nước nhà; mọi người đều có điều kiện phấn đấu cho cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Làm động lực cho sự phát triển giai cấp công nhân hiện nay.
Hai là, Giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất, truyền thống lao động sáng tạo của dân tộc, của giai cấp công nhân ngành công nghiệp đóng tàu