Về đình công và bãi công:

Một phần của tài liệu LUẬN văn phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở hải phòng hiện nay (Trang 67)

Hiện vấn đề đình công và bãi công của đội ngũ công nhân trong các khu trung tâm công nghiệp trên phạm vi cả nước ta đang còn nhiều tiềm ẩn, có quy cơ xảy ra đình công,

bãi công, nhất là ở trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Trên thực tế đã diễn ra ở một số ngành có sử dụng nguồn lực lao động lớn như giày da, may mặc...Hải Phòng cũng là một điển hình của miền Bắc. Việc đình công, bãi công của hàng trăm người công nhân lao động ở một số Công ty giày da, may mặc trong năm 2005 - 2006 vừa qua đã làm xáo trộn an ninh trật tự xã hội và gây tổn thất không nhỏ về kinh tế cho thành phố.

Nguyên nhân có nhiều, song chủ yếu là do người sử dụng lao động và người lao động không tuân thủ thực hiện đúng các chính sách, pháp luật lao động được quy định hiện hành. Một mặt do người sử dụng lao động vi phạm luật lao động trong việc sử dụng kéo dài thời gian lao động quá sức, các chế độ, chính sách đối với người lao động thực hiện cắt xén như: việc đóng và mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công nhân lao động trong môi trường độc hại không được trang bị đầy đủ đồng bộ các thiết bị bảo hộ lao động; công tác khám và điều trị ngăn ngừa kịp thời các căn bệnh nguy hiểm và bệnh nghề nghiệp...

Vấn đề này tuy đã được quan tâm song nhiều nơi trong quá trình thực hiện còn mang tính hình thức. Thậm chí có những nơi người sử dụng lao động không thực hiện đúng luật lao động của Nhà nước và những thỏa ước khác với người lao động. Hơn nữa còn có thái độ hành vi ứng xử vô văn hoá, thiếu tôn trọng người lao động. Đặc biệt, có nơi còn có những kiểu cách xử lý thô bạo ảnh hưởng đến thể xác và nhân phẩm người lao động, điều này không thể chấp nhận...Những xung đột giữa chủ sử dụng lao động và người lao động không được xử lý hoặc xử lý không kịp thời, xử lý bất công phần thắng toàn thuộc về “ông chủ” sử dụng lao động. Trong những trường hợp này thường là do các đơn vị sản xuất kinh doanh chưa có tổ chức Đảng, Đoàn thể công đoàn hoạt động, hay có hoạt động của các tổ chức này song còn hết sức yếu kém. Người lao động không có tổ chức đích thực của mình đứng ra lên tiếng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi bị xâm phạm. Mặt khác, trong đội ngũ công nhân do nguyên nhân khách quan và chủ quan còn nhiều hạn chế như: tuổi đời còn trẻ, chưa được tôi luyện qua môi trường lao động công nghiệp nên ý thức tổ chức kỷ luật lao động cũng như tác phong công nghiệp. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giáo dục của các tổ chức đoàn thể còn nhiều hạn chế. Người lao động chưa được trang bị những kiến thức cơ bản để hiểu biết về các chính sách pháp luật lao động, quyền lợi nghĩa vụ lao động của mình... Khi tranh chấp lao động thường diễn ra tự phát, phản ứng một cách tiêu cực, không thông qua tổ chức đại diện

chân chính nào của mình. Cho nên, vấn đề đình công, bãi công ở Việt Nam phần lớn là diễn ra chưa hợp pháp, nhiều khi những bất đồng nhỏ song do bị kích động diễn ra vô tổ chức nên gây thiệt hại lớn cho cả chủ sử dụng lao động và người lao động.

Tuy nhiên, đối với ngành công nghiệp đóng tàu trên địa bàn Hải Phòng trong những năm qua chưa hề xảy ra bất kỳ vụ định công, bãi công nào của công nhân. Song do tốc độ phát triển nóng của các nhà máy đóng tàu trên cả nước và Hải Phòng mấy năm gần đây làm cho nhu cầu tuyển dụng và sử dụng lao động của các nhà máy tăng lên đột biến. Do điều kiện khách quan và chủ quan trong quá trình tuyển dụng và sử dụng lao động hiện đang nảy sinh nhiều bất cập trong các nhà máy cần phải được quan tâm giải quyết như: do tuyển dụng đội ngũ công nhân với khối lượng lớn nên việc giải quyết các chế độ đóng và mua bảo hiểm các loại cũng như việc quan tâm chăm sóc đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần đối với người lao động chưa đúng mức.

Về lợi ích giữa cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân lao động trực tiếp với gián tiếp còn nhiều bất hợp lý, phân hoá sâu sắc. Công tác đoàn thể còn lỏng lẻo hoạt động chưa hiệu quả, quyền lợi của người lao động chưa thực sự được bảo đảm vững chắc khi tranh chấp lao động diễn ra. Hiện ý thức chính trị, ý thức giác ngộ về giai cấp, sự hiểu biết về pháp luật và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật lao động với tác phong lối sống công nghiệp trong đội ngũ công nhân lao động trẻ ngành đóng tàu còn nhiều hạn chế. Nguy cơ diễn ra xung đột tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động là khó tránh khỏi nếu chúng ta không nghiên cứu phát hiện kịp thời và đưa ra phương án giải quyết hữu hiệu ngăn chặn thì sự đình công và bãi công của đội ngũ công nhân trong các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng diễn ra là lẽ tất nhiên.

Việc nghiên cứu nhận ra được những mặt biểu hiện tích cực và tiêu cực trên đây từ đó đòi hỏi các nhà hoạch định đường lối chính sách mà trực tiếp là các tổ chức cơ sở Đảng và các đoàn thể Công đoàn trong các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao trình độ lý luận chính trị, ý thức pháp luật cho đội ngũ công nhân nhận thấy được những quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng hợp pháp của mình. Đồng thời, phải xây dựng kiện toàn hệ thống các tổ chức Đảng - Công đoàn - Đoàn thanh niên các cấp trong các nhà máy trong sạch vững mạnh gắn liền với đổi mới phương thức hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động một cách thường xuyên. Từ đó, kịp thời phối kết hợp với các cấp uỷ đảng - Ban

giám đốc cùng tổ chức Công đoàn giải quyết triệt để, thoả đáng những tranh chấp bất đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động khi nảy sinh. Chỉ có như vậy mới làm cho ngành công nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng phát triển nhanh và bền vững đóng góp to lớn hơn nữa cho sự phát triển chung của thành phố Hải Phòng và cả nước.

2.1.2.4. Hệ thống đào tạo bổ túc tay nghề công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng hiện nay. tàu ở Hải Phòng hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN văn phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở hải phòng hiện nay (Trang 67)