Những kinh nghiệm quốc tế trong phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở hải phòng hiện nay (Trang 33)

- Nhu cầu vê an ninh quốc phòng cũng thúc đẩy sự phát triển công nhân CNĐT.

1.2.3.Những kinh nghiệm quốc tế trong phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu.

làm cho bản thân ngành công nghiệp đóng tàu nước ta phát triển mà nó còn có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh đủ sức lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới. Trong đó, đặc biệt là góp phần thục hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế biển cũng như đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh biển và an ninh quốc gia của dân tộc ta.

1.2.3. Những kinh nghiệm quốc tế trong phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu. công nghiệp đóng tàu.

- Tạo điều kiện về chính trị để phát triển kinh tế biển, công nghiệp đóng tàu và công nhân CNĐT

Không thể phát triển kinh tế biển nếu như chưa có ý thức về tài nguyên biển và bị “bế quan tỏa cảng” – bao vây, cấm vận. Chính trị tạo ra môi trường xã hội, hành lang pháp lý thuận lợi cho kinh tế biển và công nghệ đóng tàu phát triển.

Nó tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ được tham gia tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với các nước có nền công nghiệp phát triển hiện đại và đặc biệt là đẩy mạnh quá trình xúc tiến hợp tác với các quốc gia có truyền thống phát triển các ngành công nghiệp đóng tàu thuỷ tiên tiến trên thế giới.

Các doanh nghiệp đóng tàu trong nước phải đề ra cho mình một chương trình hành động mang tính chiến lược đẩy nhanh quá trình xúc tiến thương mại mở rộng giao lưu liên minh, liên kết hợp tác đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác trong tìm kiếm cơ hội liên kết sản xuất kinh doanh nhằm chuyển giao những công nghệ tiên tiến và học hỏi những kỹ năng kinh nghiệm của nhau trong quá trình thiết kế thi công đóng mới và sửa chữa các sản phẩm tàu thuỷ. Bên cạnh đó, cần tăng cường các cuộc hội thảo tiếp xúc trao đổi kinh nghiệm với các bậc chuyên gia kỹ thuật hàng đầu của các nước bạn dưới sự chủ trì của Nhà nước và người lãnh đạo cao nhất trong Chính phủ và các cán bộ ngành. Hướng các doanh nghiệp, cử cán bộ kỹ thuật và công nhân sang học tập, tham quan trực tiếp các cơ sở sản xuất đóng tàu tiên tiến của các nước nhằm nâng cao trình độ quản lý và trình độ tay nghề chuyên môn.

+ Xây dựng phát triển Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Quốc gia hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các đơn vị. Trong đó, lấy yếu tố đổi mới cải tiến kỹ thuật, công nghệ và đào tạo sử dụng nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao làm khâu đột phá cơ bản tạo động lực cho sự cạnh tranh phát triển.

- Tạo điều kiện kinh tế kỹ thuật phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và

kinh tế biển.

+ Phải đặt ngành công nghiệp đóng tàu trong chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia. Từ đó, Chính phủ cần đóng vai trò nòng cốt hậu thuẫn tạo mọi điều kiện thúc đẩy sự phát triển ngành. Bởi đây là ngành công nghiệp cơ khí kỹ thuật cao cần vốn đầu tư ban đầu rất lớn cho công tác thiết kế thi công mặt bằng và các công cụ máy móc thiết bị nhà xưởng phục vụ quá trình sản xuất. Chính điều đó, nếu để riêng các cá nhân nhà doanh nghiệp thì không thể phát triển được. Do đó, cần phải mua và đóng bảo hiểm cho con người và các sản phẩm tàu trong quá trình đóng mới vì mức độ rủi ro trong sản xuất của ngành là rất cao.

+ Các nhà máy cơ sở sản xuất đóng mới và sửa chữa tàu phải không ngừng đầu tư nghiên cứu nhằm cải tiến kỹ thuật chuyển giao áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều đó, nó không chỉ góp phần nâng cao năng lực hiệu quả sản xuất của nhà máy mà còn tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thiết kế và thi công tạo ra sản phẩm tàu có giá trị cạnh tranh cao. Đồng thời qua sự đổi mới công nghệ mới đó còn đặt ra một cách trực tiếp cho đội ngũ công nhân lao động trong các nhà máy đóng tàu phải được đào tạo và tự đào tạo lại cập nhật các tri thức công nghệ mới, nâng mình lên về mọi mặt theo kịp thích ứng với điều kiện môi trường lao động mới.

+ Cần đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp biển một cách toàn diện từ khâu điều tra thăm dò đến khai thác các tài nguyên lợi thế từ biển và bảo vệ môi trường biển. Đây cũng là động lực cơ bản tạo ra nhiều cơ hội cho phát triển ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu đa dạng các chủng loại tàu. Trên cơ sở đó tạo ra nhiều công ăn việc làm ổn định và góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống mọi mặt cho người lao động trong ngành công nghiệp đóng tàu.

- Đào tạo nghề để công nhân sống bằng nghề có thể nói đây là khâu hết sức quan trọng. Vì có điều kiện sản xuất và công nghệ tiên tiến mà không có con người lao động làm chủ và sử dụng những công cụ phương tiện đó một cách chủ động, sáng tạo thì cũng không đưa lại hiệu quả. Do vậy, kinh nghiệm của vấn đề này là:

+ Đẩy mạnh quá trình xã hội hoá giáo dục thu hút toàn xã hội, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu tham gia vào quá trình đào tạo đội ngũ người lao động đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu thực tiễn của quá trình sản xuất trong các nhà máy.

+ Gắn kết chặt chẽ giữa nhà nghiên cứu giáo dục - nhà doanh nghiệp- Người lao động được đào tạo thành một khối thống nhất nhằm khắc phục khoảng cách giữa học lý thuyết và thực hành, giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất đáp ứng yêu cầu thực tế sử dụng nguồn lao động. Làm cho các cơ sở sản xuất trở thành trường học thực tế và là nơi để kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo, trình độ tay nghề của người lao động.

+ Có chính sách vốn hỗ trợ, kinh phí đào tạo trong nước và quốc tế nhằm khuyến khích đội ngũ công nhân phấn đấu học tập nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn nghiệp vụ.

Chương 2: Thực trạng phát triển công nhân ngành công nghiệp đóng tàu

Một phần của tài liệu LUẬN văn phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở hải phòng hiện nay (Trang 33)