Vài nét về Hải Phòn g Thành phố của ngành công nghiệp đóng tàu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở hải phòng hiện nay (Trang 36)

- Nhu cầu vê an ninh quốc phòng cũng thúc đẩy sự phát triển công nhân CNĐT.

2.1.1 Vài nét về Hải Phòn g Thành phố của ngành công nghiệp đóng tàu.

Nói đến Hải Phòng, người ta nghĩ ngay đến Thành phố Cảng và những con tàu. Là cửa ngõ giao lưu thuận lợi trong nước cũng như quốc tế, với hệ thống giao thông thuận tiện cả đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đặc biệt là đường thuỷ. Hải Phòng có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển các ngành công nghiệp biển, trong đó có ngành công nghiệp đóng tàu trọng điểm quốc gia.

Hải Phòng nằm ở phía Đông Miền Duyên Hải Bắc Bộ là Thành phố loại một cấp quốc gia, có diện tích tự nhiên là 152.318,40 ha chiếm 0,45% diện tích tự nhiên của cả nước, với dân số trên 1,775 triệu người, gồm 5 quận, 9 huyện và một thị xã Đồ Sơn. Sở dĩ Hải Phòng được mệnh danh là Thành phố Cảng- Thành phố của ngành công nghiệp đóng tàu, vì đây là một trong những nơi có hệ thống đường sông, đường biển đầy tiềm năng, cụ thể:

Về đường sông, Hải Phòng có hệ thống đường sông dày đặc gồm 16 con sông chính toả rộng khắp địa bàn thành phố với tổng độ dài trên 300 km. Trong đó phải kể đến sông Cấm, sông Bạch Đằng với cửa sông rộng, sâu hết sức thuận tiện cho việc xây dựng các cơ sở sản xuất đóng mới và sửa chữa tàu biển và xây dựng hệ thống các bến cảng.

Về đường biển, Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km kể cả bờ biển chung quanh các đảo khơi. Bờ biển có hướng đường cong lõm uốn quanh bờ vịnh Bắc Bộ, trên đoạn chính giữa bờ biển có mũi Đồ Sơn nhô ra như một bán đảo kỳ vĩ. Những ưu thế về cấu trúc đặc biệt của tự nhiên trên đã tạo cho thành phố một vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng; đồng thời đây cũng là một thắng cảnh tuyệt đẹp cho phát triển du lịch dịch vụ biển như: bán đảo đồ sơn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ nằm trong quần thể du lịch Quảng Ninh - Hà Nội - Hà Đông - Hải Dương - Ninh Bình và đi sang các tỉnh bạn Trung Quốc. Tạo thành một tua du lịch hết sức hấp dẫn có sức thu hút khách trong nước và quốc tế. Dự kiến số khách du lịch đến Hải Phòng năm 2008 - 2010 là 4,5

triệu. Trong năm 2006 - 2007 khách đến Hải Phòng đạt 211.930 lượt người. Ngoài ra, biển Hải Phòng còn là một vùng biển có nhiều tiềm năng về tài nguyên quý hiếm với hơn 1000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, bào ngư...là những hải sản được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng. Hải Phòng còn có nhiều bãi cá lớn như: Long Châu 400 hải lý vuông, cát bà 450 hải lý vuong đặc biệt là bãi cá quanh đảo bạch Long Vĩ với chiều rộng trên 10.000 hải lý vuông, trữ lượng cao, ổn định; các vùng ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các cửa sông rộng tới 12.000 ha vừa có khả năng khai thác đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, trên đảo Bạch Long Vĩ còn có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị kinh tế cao khác như đá asfait, sản phẩm ôxy hoá dầu, cho biết có triển vọng dầu khí vì thềm lục địa Hải Phòng chiếm 1/4 diện tích Đệ Tam Vịnh Bắc Bộ, có bề dày đạt tới 3000 m cách Đồ sơn 70 km có dầu khí với trữ lượng 450.000 triệu thùng và 1 tỷ m3 khí đốt...

Hải Phòng được thực dân Pháp chú ý ngay từ những ngày đầu đánh chiếm và chọn nơi đây để xây dựng bến cảng trọng điểm phục vụ cho mục tiêu xâm lược của chúng. Sau năm 1876 Hải Phòng thực sự đã trở thành một thương cảng lớn nhất Miền Bắc và là một trong những cảng tổng hợp lớn nhất ở nước ta; là đầu mối giao thông quan trọng, nối liền miền Bắc Đông Dương, miền Nam Trung Quốc với các cảng biển trên thế giới. Với ưu thế biển của Hải Phòng và nhu cầu thực tế đi lại đã làm nảy sinh ý tưởng xây dựng phát triển ngành công nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu thuỷ là lẽ tự nhiên.

Ngay từ khi đặt ách thống trị toàn quyền ở xứ Bắc kỳ, thực dân Pháp đã sớm khai thác tiềm năng của Hải Phòng. Năm 1888 tổng thống Pháp đã ra sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng thì cũng là lúc nơi đây lần đầu tiên xuất hiện cơ sở sửa chữa tàu thuyền của công ty đường sông bắc kỳ. Đến đại chiến thế giới lần thứ Nhất (1914 - 1918), ngành đóng tàu và sửa chữa tàu ngày càng được chú ý phát triển nhằm sản xuất các tàu phục vụ cho kế hoạch quân sự và khai thác thuộc địa của đế quốc thực dân Pháp xâm lược.

Các cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu lần lượt ra đời và được xây dựng nâng cấp như xí nghiệp Ponchét, công ty Manty - Abbudic, đặc biệt là hàng loạt cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu của công ty đường biển Hải Phòng được thành lập ngày 29/4/1914 và công ty Pannien được thành lập ngày 4/1/1919. Đây cũng là khoảng thời gian quan trọng

nhất để hình thành đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng ra đời và phát triển. Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của họ là những người nông dân và người thợ thủ công bị phá sản ở các vùng lân cận hải Phòng. Do đặc thù của ngành đóng mới và sửa chữa tàu đòi hỏi người công nhân phải được đào tạo một cách căn bản cho nên nguồn đáp ứng nhu cầu lúc bấy giờ chủ yếu là những học sinh học nghề cơ khí tại trường kỹ thuật thực hành Hải Phòng. Có thể nói, công nhân hải Phòng nói chung cũng như đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu nói riêng có tỷ lệ công nhân kỹ thuật khá cao, họ đã sớm ý thức được nỗi nhục của những người dân bị mất nước, phải sống trong cảnh nô lệ lầm than và họ đã nhanh chóng hoà mình vào các phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống kẻ thù dân tộc, góp phần xây dựng nên truyền thống cách mạng vẻ vang

"trung dũng và quyết thắng" của thành phố và cả dân tộc Việt Nam.

Sau ngày Hải Phòng hoàn toàn được giải phóng (13/5/1955) trước yêu cầu sự phát triển của cách mạng 2 miền Nam - Bắc, sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh ở miền Nam thống nhất Tổ Quốc. Hải Phòng với truyền thống và cơ sở vật chất kỹ thuật đóng tàu đã có, với vị trí địa lý thuận lợi có ý nghĩa chiến lược thuận tiện cho phát triển giao thông đường thuỷ nối liền các mạch máu giao thông giữa các vùng trong khu vực trên cả nước và quốc tế bên ngoài. Hải Phòng đã được Đảng và Nhà nước ta xác định đầu tư xây dựng trở thành trung tâm công nghiệp lớn của Miền Bắc, trong đó ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu sửa chửa tàu ra vào cảng Hải Phòng ngày càng tăng và nhu cầu đóng mới các phương tiện vận tải sông, biển, ngày một đòi hỏi khối lượng lớn. Quy mô nhỏ bé của các xưởng đóng tàu 1,2,3,4 ở Hải Phòng không đáp ứng được, cần thiết phải xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu Miền Bắc với quy mô lớn hơn ở Hải Phòng. Được sự giúp đỡ của nhân dân và Chính phủ Trung Quốc ngày 26/2/1959 Chính phủ ta đã ký phê chuyển địa điểm xây dựng nhà máy đóng tàu Hải Phòng 32 ha tại xưởng đóng tàu 4, đến 3/1959 Bộ GTVT và Bưu điện đã ra quyết định thành lập công trường xây dựng nhà máy đóng tàu Hải Phòng (nay là nhà máy đóng tàu Bạch Đằng - đứa con đầu lòng của ngành công nghiệp đóng tàu miền Bắc). Cùng lúc trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã lần lượt ra đời các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu khác đó là: nhà máy đóng tàu Sông Cấm ra

đời ngày 28/5/1959 và ban ca nô của tổng cục hậu cần (nay là nhà máy đóng Bùi Hồng Hà) ra đời ngày 30/10/1965); Nhà máy đóng tàu Nam Triệu ra đời ngày 1/1/1966).

Quyết định trên của Chính phủ về xây dựng nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng lúc bấy giờ thực sự phù hợp với mong muốn và ước vọng của con người sống trên mảnh đất Cảng này và đội ngũ công nhân ngành sửa chữa tàu lúc bấy giờ. Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Thành uỷ, Uỷ ban hành chính thành phố Hải Phòng cũng như sự giúp đỡ của Ty công trình thủy, bộ quốc phòng, TW Đoàn thanh niên lao động cung ứng thêm nguồn nhân lực. Đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu Hải Phòng ngày càng phát triển lớn mạnh cả số lượng và chất lượng. Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, phát huy tính tích cực đi đầu của lực lượng Đảng viên, Đảng lao động trên công trường ngày 16/2/1960, Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng ra quyết định thành lập Đảng bộ công trường xây lắp nhà máy đóng tàu Hải Phòng. Cũng từ đây các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên cũng lần lượt ra đời để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành giao thông vận tải sông, biển phục vụ cho sự nghiệp vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Khi Đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu chia cắt 2 miền Nam Bắc và tiến hành cuộc chiến tranh huỷ diệt Miền Bắc với những chiến dịch "sấm rền", "biển lửa" nhằm làm tê liệt sức chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam. Chúng tìm cách chặt đứt các mạch máu giao thông của nước ta không chỉ đường bộ, đường sông, cửa biển và các khu vực trọng điểm kinh tế Hà Nội - Hải Phòng đều bị đánh phá dữ dội.

Trong bối cảnh chiến tranh ác liệt đó đã làm cho các cơ sở sản xuất đóng mới và sửa chữa tàu phải sơ tán nhiều nơi, đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu phải lao động trong môi trường di động vừa kháng chiến vừa sản xuất hết sức khó khăn và thiếu thốn. Nhưng với tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc sâu sắc, cán bộ và công nhân các nhà máy đóng tàu Hải Phòng đã lao động không kể ngày đêm, với phong trào thi đua “mỗi người làm việc bằng hai vì Miền Nam ruột thịt”. Các công xưởng nhà máy vừa là cơ sở sản xuất, vừa là pháo đài, công nhân vừa là người lao động sản xuất, vừa là chiến sỹ “chắc tay súng, vững tay búa” đánh Mỹ. Với quyết tâm sửa chữa và đóng mới các loại phương tiện, công cụ như cầu phao, sà lan, với đa dạng các chủng loại ca nô, tàu thuyền nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình đánh phá các thuỷ lôi và các loại bom từ trường ưu việt của Mỹ trên các dòng sông, cửa biển, đảm bảo giao thông thông suốt và chuyên chở sức người, sức của cùng các loại vũ khí, đạn dược và hàng hoá thiết yếu khác,

... chi viện kịp thời cho đồng bào nhân dân Miền Nam ruột thịt, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Một lần nữa trong trong lịch sử Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng trong đó có đội ngũ CBCNVC-LĐ ngành công nghiệp đóng tàu Hải Phòng đã ghi thêm những chiến công mới khẳng định vai trò tiên phong của Thành phố Cảng trung dũng và quyết thắng. Những kết quả lao động của đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu Hải Phòng không chỉ góp phần to lớn cho cuộc chiến tranh vĩ đại "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào"

thống nhất nước nhà mà còn góp phần làm nên những phong trào như "gió Đại phong", “sóng duyên Hải” trong thi đua sáng kiến, cải tiến kỷ thuật đẩy mạnh lao động sản xuất. Trở thành ngọn lửa sáng cho các thế hệ con người Hải Phòng và các địa phương khác trên cả nước noi theo.

Dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN sau mùa xuân thắng lợi năm (1975) với mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội góp phần khắc phục hàn gắn vết thương chiến tranh, đưa cả nước đi lên CNXH. Trong điều kiện vô cùng khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ cũng như khan hiếm nguồn nhiên, nguyên vật liệu; Ngành công nghiệp đóng tàu ở nước ta chủ yếu là phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ bên ngoài… Song với sự quyết tâm của toàn Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng, trong đó có đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu đã phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ của những con người mới được giải phóng, làm chủ nước nhà, làm chủ nhà máy. Cùng với truyền thống và những cơ sở vật chất đã có ngành Công nghiệp đóng tàu Hải Phòng và đội ngũ công nhân ngành đã từng bước khắc phục đẩy lùi, vượt qua mọi khó khăn trước mắt; không ngừng đẩy mạnh các phong trào thi đua sản xuất, cải tiến kỹ thuật; đầu tư xây dựng phát triển từng bước hiện đại hoá các cơ sở sản xuất đóng mới và sửa chữa tàu đã có và tiếp tục đầu tư mở rộng thêm các cơ sở mới như nhà máy đóng tàu Phà Rừng ra đời (25/3/1984), nhà máy đóng tàu Bến Kiền (1/4/1995), Công ty công nghiệp Ngô Quyền (1/3/1995). Mặc dù các cơ sở phải tự mình đi tìm kiếm các đối tác kinh doanh và đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực theo tinh thần vừa học vừa làm phù hợp với cơ sở sản xuất trong thời kỳ mới. Với sự cố gắng vượt bậc trên, bước đầu các cơ sở sản xuất đóng mới và sửa chữa tàu ở Hải Phòng đã cung cấp hàng ngàn các phương tiện công cụ tàu thuỷ cho ngành giao thông vận tải đường thuỷ trên cả nước, góp phần tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hải Phòng - Thành phố của ngành công nghiệp đóng tàu hiện nay đang cùng với cả nước ta bước vào thế kỷ XXI với thế và lực mới được tạo dựng trong suốt quá trình 70 năm qua thuỷ chung theo Đảng, Bác Hồ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Trong giai đoạn mới hiện nay toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang tiến hành đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Phấn đấu đến năm 2020 đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Hải Phòng với vị trí có nhiều ưu thế của mình lại được tiếp thêm sức mạnh khi Bộ chính trị TW Đảng ra nghị quyết số 32 (ngày 5/8/2003): NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Đảng bộ và nhân dân thành phố Hải Phòng hiện đã và đang nỗ lực phát huy cao độ truyền thống trung dũng quyết thắng của mình thực hiện thắng lợi nghị quyết 32 của Bộ chính trị và Nghị quyết 13 của Đảng bộ thành phố Hải Phòng. Quán triệt đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước của Đảng ta tập trung phát triển các lĩnh vực nhiều lợi thế, đảm bảo khai thác có hiệu quả tiềm năng của từng vùng miền khác nhau trên cả nước, phát triển đa dạng dịch vụ công nghiệp có giá trị gia tăng cao có khả năng thích ứng nhanh với những biến động của cơ chế thị trường thế giới.

Theo phương châm đó thành phố Hải Phòng chủ động phát triển các ngành, lĩnh vực, dịch vụ trọng yếu có nhiều tiềm năng như vận tải (đặc biệt là vận tải biển và dịch vụ biển). Ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu được xem là ngành công nghiệp chủ lực, có nhiều tiềm năng của Thành phố. Hiện thành phố đang triển khai các dự án chiến lược kinh tế biển và xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp nặng theo quy hoạch

Một phần của tài liệu LUẬN văn phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở hải phòng hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)