Trình độ lý luận chính trị và sự giác ngộ chính trị của công nhân ngành công nghiệp đóng tàu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở hải phòng hiện nay (Trang 49)

nghiệp đóng tàu.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, nhìn chung mặt bằng trình độ lý luận chính trị và giác ngộ chính trị trong đội ngũ công nhân lao động còn ở mức thấp, đặc biệt là những đơn vị sản xuất ngoài quốc doanh. Nhóm công nhân ngành công nghiệp đóng tàu bước đầu trong cơ chế thị trường đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ về hình thức tổ chức sản xuất, từ bao cấp sang cơ chế mới tự hoạch toán sản xuất kinh doanh theo mô hình Công ty mẹ, Công ty con. Nhưng về cơ bản ngành đóng tàu vẫn chủ yếu là các đơn vị thuộc quyền sở hữu Nhà nước chiếm ưu thế cho nên công tác Đảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên vẫn còn được duy trì và hoạt động tương đối tốt. Công tác Đảng và Công đoàn hiện đã có người chuyên trách đảm nhiệm. Đây là cơ sở nền móng tạo điều kiện thuận lợi tốt cho chúng ta tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ lý luận chính trị, ý thức giác ngộ chính trị, giai cấp trong đội ngũ công nhân ngành.

Hơn nữa, một phần do các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng hiện nay đã coi trọng và làm tốt công tác tuyển dụng đội ngũ lao động ban đầu khá tốt. Từ khâu kiểm duyệt hồ sơ của phòng tổ chức đến tổ chức phỏng vấn chuyên môn, kiểm tra sức khoẻ, loại trừ các bệnh tật và các tệ nạn xã hội; tiếp đến là tổ chức học các lớp bảo đảm an toàn lao động...Qua đó, giáo dục các nội quy, quy chế trong lao động của Công ty, giúp người lao động hiểu rõ truyền thống lao động phấn đấu trưởng thành của nhà máy và định hướng phát triển tương lai của ngành và nhà máy…Cho nên, trong quá trình lao động sản xuất đội ngũ công nhân ngành đã tiếp thu tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi Đảng và Nhà nước ta đề ra mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế biển, ngàng công nghiệp đóng tàu được sự quan tâm đầu tư lớn và đang có sự phát triển mạnh mẽ đưa lại nhiều cơ hội công ăn việc làm, thu nhập khá, đời sống của công nhân ổn định và từng bước được cải thiện nâng cao từng ngày. Nhìn chung, đại bộ phận công nhân ngành tin tưởng và ủng hộ đường lối đổi mới, đường lối đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và Tổng Công ty CNTT Việt Nam

đang được đội ngũ công nhân ngành phát huy truyền thống cách mạnh anh dũng bất khuất, đấu tranh kiên cường, gắn bó sát cánh với Đảng, yêu nước vững vàng trước mọi thách thức tiên phong trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá vươn lên làm chủ mọi mặt, thích ứng nhanh với điều kiện lao động mới trong cơ chế thị trường. Đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu trên địa bàn Thành phố Hải Phòng là một trong những tập thể cần cù lao động sáng tạo, chủ động tiếp thu nhanh chóng công nghệ mới, bước đầu sử dụng có hiệu quả các dây truyền thiết bị tiên tiến hiện đại đạt chuẩn quốc tế. Những mặt mạnh trên đây cơ bản được bắt nguồn từ khâu làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong đội ngũ công nhân của các nhà máy. Làm cho họ thấy rõ được truyền thống và bản chất cách mạng "Trung dũng, quyết thắng" của đội ngũ công nhân đóng tàu trong lịch sử lao động, chiến đấu vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các thế hệ cha anh đi trước trong ngành.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trên trong đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng hiện số người chưa qua đào tạo các lớp lý luận chính trị, đặc biêt là bộ phận công nhân trẻ còn chiếm tỉ lệ rất cao. Theo sự khảo sát điều tra hiện nay tại các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng cho thấy số công nhân được đào tạo qua các lớp lý luận chính trị chỉ đếm trên đầu ngón tay. ở nhà máy đóng tàu Nam Triệu, chỉ có 5 người học qua lớp lý luận trung cấp, 1 người có trình độ lý luận cao cấp; ở nhà máy đóng tàu Bạch Đằng có 9 người qua trình độ cao cấp, 71 người trung cấp và sơ cấp; nhà máy đóng tàu Phà Rừng, Bến Kiền chỉ có 1 đến 2 người qua lớp cao cấp chính trị. Đây là một mảng yếu và trống lớn về công tác giáo dục lý luận chính trị có phần khiếm khuyến lớn của Đảng ta mà trực tiếp là do các Chi bộ Đảng bộ sở tại các nhà máy hiện chưa quan tâm và làm tốt trọng trách của mình. Các kênh dẫn chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta, đặc biệt là bộ phận báo cáo viên hàng tháng của ngành cho công nhân lao động về phòng ngừa tai nạn, nâng cao ý thức kỷ luật lao động và lý luận chính trị tư tưởng cũng như tuyên truyền pháp luật lao động chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Những hạn chế yếu kém trên đây về trình độ lý luận chính trị và giác ngộ giai cấp trong đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu là do nhiều nguyên nhân sau:

Một là, do trong đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu Hải Phòng lực lượng nòng cốt là Đảng viên còn chiếm tỷ lệ quá thấp, bên cạnh đó sự phân bố không đồng đều ở các xưởng sản xuất, thậm chí có những xưởng trong cùng một nhà máy chưa

có một Đảng viên nào. Số Đảng viên trẻ nắm vị trí lãnh đạo chủ chốt có hoặc hầu như không có, tỷ lệ rất thấp chỉ chiếm 0,8% ở các nhà máy.

Hai là, trình độ lý luận chính trị chưa có sự rằng buộc gì trong tuyển dụng, chế độ công chức, đề bạt cân nhắc cán bộ chủ chốt trong các nhà máy, xí nghiệp đóng tàu. cho nên vấn đề học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị cho CBCNVC-LĐ trong các nhà máy đóng mới và sữa chữa tàu ở Hải Phòng chưa thực sự được tập thể Ban lãnh đạo các nhà máy quan tâm đúng mức.

Ba là, trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay đòi hỏi các nhà máy phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất, hoàn thành sản phẩm theo đúng thời hạn, nhằm giữ uy tín và thương hiệu của mình với các đối tác. Cho nên, cường độ thời gian làm việc tăng giờ, tăng ca sản xuất hiện rất phổ biến làm cho công nhân không còn thời gian giành cho việc khác. Khi hỏi trực tiếp 10 công nhân ở nhà máy đóng tàu Phà Rừng, Nam Triệu về lý do không đi học các lớp bồi dưỡng về chính trị họ đều trả lời là không có thời gian, thậm trí có những công nhân trả lời đi học lý luận chính trị vừa mệt vừa không có tiền, thà đi chơi hay buộc phải đi làm tăng ca còn có thêm thu nhập…

Tình trạng thiếu và yếu kém về trình độ lý luận chính trị như trên hiện làm cho đội ngũ công nhân ngành không nhận thức được vị trí vai trò sứ mệnh lịch sử của mình cũng như không nhận thấy địa vị kinh tế - xã hội khách quan của mình trong lực lượng sản xuất và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật lẽ ra mình được hưởng. Có nhiều công nhân hiện nay có tư tưởng an phận, mình chỉ là người làm thuê, chỉ đâu đánh đấy, e ngại, né tránh trong đấu tranh trước những bất bình do chủ xâm phạm vì sợ thất nghiệp khi bị đuổi việc.

Thực tế từ sự phân tích trên nó đặt ra cho chúng ta: bên cạnh việc giáo dục nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn nghiệp vụ cần phải thường xuyên coi trọng công tác giáo dục nâng cao trình độ lý luận chính trị chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu. Qua đó nhằm nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp, rèn luyện bản lĩnh chính trị, lý tưởng cách mạng phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng ta trong những năm tới. Trước xu thế hoà nhập hợp tác mạnh mẽ với các nước TBCN hiện nay của nước ta là vì mục

đích: để học tập, tiếp cận, nắm bắt những thành tựu tri thức khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến hiện đại với những kỹ năng, kinh nghiệm trong cách làm, cách tổ chức quản lý sản xuất của nó chứ không phải chúng ta chấp nhận vai trò chủ đạo chi phối của phương thức sản xuất TBCN. Bởi vậy, nếu như đội ngũ công nhân ngành đóng tàu không được rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao giác ngộ giai cấp có niềm tin vào sử lãnh đạo của Đảng cộng sản và có lý tưởng sống tự vươn lên về mọi mặt, nhanh chóng làm chủ khoa học và công nghệ, làm chủ bản thân thì họ mãi chỉ là người lao động làm thuê phụ thuộc vào tư bản nước ngòai mà thôi. - Tham gia các tổ chức Đảng và các Đoàn thể

+ Về tổ chức Đảng:

Trong những năm gần đây công tác xây dựng Đảng trong tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng ngày càng được chú trọng và đã có nhiều khởi sắc. Các tổ chức cơ sở Đảng trong Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng, phát triển Đảng tại cơ quan, đơn vị và triển khai việc chấp hành sự chỉ đạo của Đảng uỷ Tập đoàn về các nội dung như sau: học tập quán triệt các Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, tuyên truyền phổ biến quan điểm, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta. Đặc biệt là tuyên truyền triển khai sâu rộng các quyết định của thủ tướng Chính phủ về phê duyệt các đề án phát triển Tổng Công ty CNTT Việt Nam trong giai đoạn mới 2001-

2015...Thành lập các ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tổ chức dư luận xã hội; tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất nhân dịp các ngày lễ lớn, các tháng cuối năm nhằm động viên toàn thể CBCNVC - LĐ trong các đơn vị hăng hái thi đua hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu của kế hoạch năm 2006-2007. Các tổ chức cơ sở đảng đã chấp hành tốt các chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về các hoạt động của mình trong các nhà máy kịp thời lên Đảng uỷ Tập đoàn nhằm đưa ra những phương hướng chỉ đạo cụ thể đảm bảo cho sự phát triển.

Công tác Đảng trong các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu ở trên địa bàn thành phố Hải Phòng, nếu như trước năm 2000 hầu như không có người chuyên trách làm công tác Đảng mà do cán bộ chủ chốt trong các nhà máy kiêm nhiệm thì đến nay hầu như các nhà máy đã có người chuyên trách đảm nhiệm, hoạt động có hiệu quả hơn. Các tổ chức cơ sở Đảng đã làm tốt trong việc mở các lớp đối tượng đảng cho công nhân và các lớp

bồi dưỡng đảng viên mới, phối kết hợp chặt chẽ với thành uỷ Hải Phòng mời các báo cáo viên nói chuyện về các chuyên đề nhằm nâng cao ý thức chính trị của CBCNVC - LĐ trong các nhà máy. Vai trò tham mưu của Đảng ngày càng được nâng cao trong việc đánh giá nhận xét các cá nhân ưu tú cho Ban Giám đốc để bố trí cân nhắc đề bạt vào các vị trí chủ chốt trong nhà máy. Nêu cao tinh thần ý thức trách nhiệm gương mẫu của Đảng viên trong các tổ chức sản xuất, các xưởng đã góp phần trong việc nâng cao ý thức chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, đoàn kết tập thể của đội ngũ công nhân trong từng nhà máy vào trong toàn tập đoàn.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay số đảng viên trong đội ngũ công nhân tại các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng còn chiếm tỷ lệ rất thấp, cụ thể: Tại nhà máy đóng tàu Bạch Đằng có khoảng 400 Đảng viên /2.800 công nhân chiếm tỷ lệ 13,33% công nhân; Nhà máy đóng tàu Phà Rừng có 218 Đảng viên /6.500 công nhân chiếm 8,72% công nhân; Nhà máy đóng tàu Nam Triệu có 302 Đảng viên /6.500 công nhân chiếm 4,64% công nhân; Nhà máy Sông Cấm có 42 Đảng viên /403 công nhân chiếm 10,42% công nhân…với tỷ lệ đảng viên có trong đội ngũ công nhân của các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng như trên là rất mỏng lại được phân bổ không đều giữa các phân xưởng, số đảng viên trong đội ngũ công nhân lao động trực tiếp còn thấp, và trẻ chưa có vị trí, tiếng nói cao trong các nhà máy.

Hơn nữa, hiện các nhà máy đóng tàu đã chuyển sang trở thành các đơn vị độc lập tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nên công tác Đảng chưa thực sự được quan tâm đúng mức nhiều phân xưởng trong các nhà máy số lượng đảng viên ít, không đủ lập chi bộ phải tham gia sinh hoạt ở Chi bộ khác. Nhiều tổ chức chi bộ Đảng cơ sở hoạt động còn mang nặng tính hình thức kém hiệu quả. Bên cạnh đó, một số cán bộ Đảng viên chưa thực sự gương mâu trong lao động sản xuất và trong cuộc sống, làm cho tiếng nói, uy tín, năng lực lãnh đạo của các tổ chức Đảng chưa thực sự được phát huy theo đúng nghĩa của nó. Trong đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng còn một số bộ phận quần chúng không có ý thức và ý định phấn đấu trở thành Đảng viên, tham gia vào tổ chức đảng trong các nhà máy.

Trong những năm gần đây, do tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng làm cho đội ngũ công nhân của ngành tăng lên nhanh chóng và đột biến. Điều đó, nó cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết phải kiện toàn xây dựng hệ thống các tổ chức công đoàn trong các nhà máy nhằm theo kịp tiến trình phát triển thực tế, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng cho người lao động.

Theo báo cáo tổng kết năm 2005 và nhiệm vụ sản xuất năm 2006 của Tổng công ty CNTTVN thì hiện Tổng công ty quản lý khoảng 62 công đoàn cơ sở với 22.503 đoàn viên, công đoàn trên tổng số 31.000 công nhân viên chức lao động. Đến báo cáo tổng kết của Tổng công ty tăng năm 2006 và nhiệm vụ sản xuất năm 2007 số lượng đoàn viên công đoàn tăng lên đạt 36.000 đoàn viên công đoàn trên tổng 45.042 công nhân. Còn ở Hải Phòng theo số liệu báo cáo công đoàn các nhà máy như Bạch Đằng, Bến Kiền, Sông Cấm, Phà Rừng...hiện có khoảng 14.000 công đoàn viên công đoàn trên 15.867 công nhân, tuy nhiên con số này hiện do yêu cầu của sản xuất của nhà máy đang còn thường xuyên bổ sung phát triển biến động liên tục.

Các tổ chức công đoàn trong các nhà máy về cơ bản đã được thành lập, từng mặt hoạt động ngày càng đi vào chiều sâu hơn, cả về nội dung và phương thức hoạt động. Sự kết hợp giữa Ban chấp hành công đoàn và các cấp uỷ Đảng với các Tổng giám đốc công ty được coi trọng nhằm đề ra các quy chế hoạt động đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động theo đúng pháp luật. Để phát huy quyền làm chủ của công nhân hàng năm các cấp công đoàn đã phối kết hợp với chính quyền qua các Đại hội CBCNVC-LĐ dân chủ bàn bạc, đánh giá, xây dựng đề ra các biện pháp quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, việc làm và đời sống, chế độ chính sách, xây dựng thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế dân chủ và các quy chế khác...Trên cơ sở đó, Công đoàn đã mở các hội nghị truyền đạt các chuyên đề cung cấp tài liệu, báo chí, truyền

Một phần của tài liệu LUẬN văn phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở hải phòng hiện nay (Trang 49)