Hiện nhu cầu của ngành công nghiệp đóng tàu đang mâu thuẫn với năng lực hạn chế của đội ngũ công nhân ngành này.

Một phần của tài liệu LUẬN văn phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở hải phòng hiện nay (Trang 74)

hạn chế của đội ngũ công nhân ngành này.

Có thể nói đây là một bài toán rất khó đòi hỏi với các cơ sở nhà máy sản xuất đóng mới và sửa chữa tàu ở nước ta hiện nay. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào còn số hơn 82 triệu dân và mỗi năm có trên 1,2 triệu người được bổ sung vào lực lượng lao động, Việt Nam rõ ràng là quốc gia có nguồn cung ứng lao động rất dồi dào và chúng ta thường tự hào coi đây là một lợi thế lớn của mình. Nhưng đây là lợi thế đối với nền sản xuất thấp nông nghiệp lạc hậu yêu cầu lao động phổ thông, còn trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta đang chuyển mình sang giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi người lao động tất yếu phải trải qua quá trình đào tạo căn bản, có trình độ tay nghề chuyên môn cao, thích ứng với môi trường lao động trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Đối với ngành công nghiệp đóng tàu là một ngành công nghiệp cơ khí kỹ thuật cao lại càng đòi hỏi đội ngũ công nhân nhất thiết phải trải qua quá trình đào tạo tay nghề một cách căn bản, chuyên sâu mới có khả năng lao động.

Theo Ông Trần Quang Nho - Phó giám đốc nhà máy đóng tàu Bến Kiền nói: "Nếu theo kinh nghiệm từ các chuyên gia nước ngoài ở châu Âu (Na Uy, Ba Lan, Đan Mạch) cũng như một số nước ở châu á (Hàn Quốc, Nhật Bản) có trình độ cao về phát triển ngành công nghiệp đóng tàu thì để có một người công nhân lành nghề có khả năng làm việc, xử lý được những công đoạn với yêu cầu kỹ thuật cao trong ngành công nghiệp đóng tàu phải mất ít nhất là 3 năm đào tạo chuyên môn và trên 5 năm lao động trực tiếp. Còn đối với kỹ sư thì thời gian đào tạo phải gấp 3 lần. Trên thực tế tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp đóng tàu của họ hiện nay có khoảng trên 45% người lao động có trình độ kỹ sư, lao động công nhân kỹ thuật lành nghề bậc cao 6/ 7 là trên 40%, thợ học việc bậc 2-

3/7 chiếm 4 - 5%". Đối với Việt Nam so với tỷ lệ này hiện trong các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu là quá thấp, số công nhân có trình độ kỹ sư qua đào tạo đúng chuyên môn ngành công nghiệp tàu thuỷ chỉ khoảng trên 10%, còn lại chủ yếu công nhân lao động bậc 3- 4/7 chiếm 70%, công nhân có trình độ lành nghề bậc 6/7 chỉ khoảng trên dưới 15%... đa phần lại là lao động trẻ vừa được đào tạo cấp tốc còn kém cả chuyên môn lý thuyết lẫn kỹ năng, kinh nghiệm thực hành.

Thực tế thị trường lao động trong ngành công nghiệp đóng tàu ở nước ta hiện nay đang khan hiếm xảy ra triền miên về nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật cao. Nhiều cơ sở nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu hiện đang được đầu tư xây dựng mở rộng về quy mô, cũng như trang bị các thiết bị dây chuyền công nghệ cao cấp, nhưng hiện đang nằm chờ không hoạt động vì thiếu nguồn nhân lực thích ứng để vận hành sản xuất. Các nhà máy đang đưa ra nhiều chính sách rải "thảm đỏ" tuyển mộ những người lao động có tay nghề cao được đào tạo đúng chuyên ngành như: kỹ sư vỏ tàu, điện tàu, máy tàu thuỷ… Nhưng trên thực tế các cơ sở đào tạo ở nước ta về lĩnh vực này hiện còn quá ít, buộc các cơ sở sản xuất phải tuyển những công nhân trong các lĩnh vực cơ khí chung chung và phải mất thời gian đào tạo và đào tạo lại từ 1 - 2 năm. Còn một số cơ sở khác thì tuyển ồ ạt lao động ở các trường trung học dạy nghề và chuyên nghiệp khác về vừa làm vừa học rồi đào thải dần. Trên đây là một trong những vấn đề bức xúc, một lực cản nặng nề trong công cuộc xây dựng phát triển ngành. Đặc biệt, khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì vấn đề khan hiếm nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật chuyên ngành bậc cao trở nên đáng lo ngại.

Theo ông Phạm Thanh Bình - Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam nói: "Hiện nay chúng ta không phải là thiếu vốn và khoa học công nghệ mà khâu yếu nhất của chúng ta là khâu cung ứng nguồn nhân lực. Nếu nguồn cung ứng nhân lực có chất lượng không được cải thiện thì chỉ trong vòng 2 - 3 năm tới dù có nhà đầu tư nhưng cũng không có người làm". Đối với ngành công nghiệp đóng tàu, ông Bình nêu cụ thể: nhu cầu lao động mỗi năm tăng ít nhất khoảng 10.000 công nhân. Trong khi đó, hệ thống các cơ sở đào tạo của ngành đóng tàu mỗi năm chỉ đào tạo được 4000 - 5000 người. Do đó, thị trường lao động Việt Nam đang đứng trước nghịch lý: dồi dào lao động nhưng vẫn khan hiếm về chất lượng lao động. Điều đáng nói ở đây là trong những năm qua ngành công nghiệp đóng tàu ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước ta

quan tâm và đầu tư rất lớn, tuy nó đã đạt được những bước tiến đáng kể so với trước đây. Song trên thực tế sự đầu tư phát triển trên là chưa đem lại hiệu quả kinh tế. Hầu hết các nhà máy làm ăn chưa có lãi, năng lực đóng tàu của chúng ta đang còn kém quá xa so với các đối thủ trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta mới chỉ đóng được những con tàu trọng tải nhỏ, tính năng kỹ thuật không đòi hỏi quá cao và phức tạp. Khi đóng những con tàu trên 15.000 ĐWT trở lên chúng ta mới chỉ đảm nhiệm được phần gia công lắp ráp đơn giản, sử dụng sức lao động của con người là chủ yếu, còn phần lớn các khâu thiết kế thi công đòi hỏi tính kỹ thuật cao chúng ta hoàn toàn phụ thuộc các chuyên gia nước ngoài với giá thuê rất đắt. Nếu so với Hàn Quốc ngành công nghiệp đóng tàu nước ta còn đứng sau khoảng 40 năm, vì đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước Hàn Quốc đã đóng thành công loại tàu từ 2.600 - 11.500 ĐWT. Thực tế những sai sót kỹ thuật trong thi công đóng mới tàu hàng 53.000 ĐWT số 1, 2 tại nhà máy đóng tàu Hạ Long và Nam Triệu vừa qua cho thấy ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam còn nhiều vấn đề đặt ra buộc phải giải quyết mà trước hết là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chất lượng cao mới đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.

Một phần của tài liệu LUẬN văn phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở hải phòng hiện nay (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)