Dự báo xu hướng phát triển của đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở hải phòng hiện nay (Trang 83)

- Vấn đề đặt ra đối với nâng cao năng lực công nghệ, cập nhật công nghệ hiện đại và làm chủ sáng tạo công nghệ Việt Nam

2.2.2 Dự báo xu hướng phát triển của đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu.

đóng tàu.

- Cơ sở thực tiễn dự báo sự phát triển của công nhân ngành công nghiệp đóng tàu trong giai đoạn hiện nay như sau:

Thứ nhất, xuất phát từ thực tiễn của sự phát triển kinh tế hướng ra biển trong nước và quốc tế hiện đang ngày càng gia tăng với tốc độ cao. Điều đó tạo ra nhu cầu tàu đa dạng các chủng loại với khối lượng rất lớn cho các hoạt động kinh tế biển như thăm dò, khai thác, vận tải cũng như du lịch biển và cả an ninh quốc phòng biển. Nó tạo nên động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu và đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu cần phải nâng cao năng lực sản xuất đóng mới và sửa chữa tàu cung ứng kịp thời cho sự đòi hỏi trên.

Thứ hai, Việt Nam là quốc gia có nhiều ưu thế về biển. Hiện Đảng và Nhà nước ta đã đề ra kế hoạch mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia và hạ quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân trong việc phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế biển đề ra đó của mình. Trong tiến trình thực hiện kế hoạch đó ngành công nghiệp đóng tàu chính là hạ tầng cở sở vật chất kỹ thuật của kinh tế biển. Trong đó đội ngũ công nhân ngành đóng tàu là là nhân tố quyết định cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu chiến lược kinh tế biển vốn có nhiều ưu thê cạnh tranh của Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, chính sự phát triển “nóng” cả về quy mô số lượng, chất lượng và chất lượng của ngành công nghiệp đóng tàu ở nước ta và Hải Phòng nói riêng hiện nay trực tiếp đòi hỏi đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu phải tự mình vươn lên trưởng thành về mọi mặt thích ứng với yêu cầu phát triển của ngành, trong thời kỳ đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước.

Trên đây là những cơ sở khách quan quyết định xu hướng phát triển của đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu. Như vậy, phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam hiện nay là một yếu tố để góp phần thực hiện thành công

chiến lược kinh tế hướng ra biển và đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị về an ninh quốc phòng biển, đảo của Đảng và Nhà nước ta. Thủ tướng chính phủ Việt Nam hiện đã ký và ban hành nhiều quyết sách lớn cho sự phát triển ngành công nghiệp đóng tàu thuỷ Việt Nam, trong đó gần đây nhất là quyết định số 1420/QĐ.TTg ngày 2/11/2001 vềphê duyệt đề án phát triển Tổng Công ty CNTTVN năm 2001 - 2010 và quyết định số 1106/QĐ.TTg ngày 18/10/2005 về phê duyệt đề án điều chỉnh phát triển Tổng Công ty CNTTVN 2005-2010 và định hướng đến năm 2015: là xây dựng phát triển ngành công nghiệp đóng tàu thuỷ Việt Nam bao gồm tất cả các mạng lưới các nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu và các ngành công nghiệp phụ trợ khác đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, củng cố an ninh quốc phòng, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới phát triển cơ cấu đội tàu quốc gia và có sản phẩm tàu thủy xuất khẩu. Thực tế đó lại càng đòi hòi phải tập trung quy hoạch xây dựng phát triển đội ngũ công nhân ngành đóng tàu và ngành công nghiệp đóng tàu đồng bộ trên cả ba khu vực Bắc - Trung - Nam một cách tương ứng với tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế biển của mỗi vùng trên phạm vi cả nước.

- Dự báo xu hướng đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu trong những năm tới sẽ theo hai hướng mong đợi và không mong đợi như sau:

* Mong đợi

+ Có thể nói rằng ngành công nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng cũng như toàn ngành trên phạm vi cả nước đang có những bước phát triển tích cực ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò to lớn trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế biển của nước ta. Đặc biệt, những sản phẩm tàu đóng mới và sửa chữa thành công trong những năm qua không những khẳng định năng lực phát triển đi lên của ngành mà nó còn khẳng định chủ trương đúng và trúng của Đảng và Nhà nước ta. Dù là giai đoạn đầu của việc đóng mới tàu nhưng ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam còn có nhiều tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển trong những năm tới. Hiện tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinaship) đang huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh tiến độ thi công thực hiện các đề án, công trình trọng điểm của Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 2005-2010 và đĩnh hướng 2015. Cụ thể đó là các đề án đầu tư xây dựng mở rộng và nâng cấp các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển: “Công ty Công nghiệp đóng tàu Sông Cấm; Công ty Công nghiệp đóng tàu Nam Triệu,

Công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng; Công ty Công nghiệp đóng tàu Phà Rừng; Công ty Công nghiệp đóng tàu Bến Kiền....Đồng thời, Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động giai đoạn đầu hàng loạt các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu như sau: Nhà máy đóng tàu Dung Quất; nhà máy đóng tàu Thịnh Long; nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển tại Nghi Sơn; nhà máy đóng tàu đặc trủng và sản xuất thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch - Đồng Nai; nhà máy đóng tàu Soài Rạp; nhà máy đóng tàu Hậu Giang...

Trên đây chúng ta thấy ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam hiện đã và đang có sự phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu nâng tổng số các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển trên phạm vi cả nước lên tới trên dưới 40 cơ sở. Đây thực sự là một ngành hiện đang thu hút một nguồn nhân lực lao động hết sức động đảo. “Nếu so với khi mới thành lập năm (1996) Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) mới chỉ có khoảng 7.000 lao động thì đến năm 2004 có khoảng 31.000 lao động. Đến cuối năm 2006 đã tiến lên tơi con số 45.042 lao động. Nhưng thực tế nguồn nhân lực hiện vẫn chưa theo kịp sự phát triển của ngành. Trong thới gian tới dự kiến mỗi năm Tập đoàn CNTTVN cần bổ sung hàng vạn lao động mới riêng năm 20062007 nhân lực cần bổ sung thêm là trên 11.300 người lao động, giai đoạn 2006-2010 số lao động đủ để cho toàn ngành phát triển là 65.000 người lao động”[ 10. tr. 1 ]

Thành phố Hải Phòng là một trong những thành phố cảng có nhiều tiềm năng lợi thế về biển để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu.Trong thực tế ngành công nghiệp đóng tàu vốn là một trong những ngành truyền thống của Hải Phòng và cũng là đứa con đầu lòng của của ngành công nghiệp đóng tàu trên cả nước. Nó là cái nôi đào tào cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề chuyên môn kỹ thuật cao về lĩnh vực đóng tàu, có tới 4/7 cơ sở đào tạo trong cả nước, hiện đang không được nâng cấp xây dựng phát triển. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho các cơ sở ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng tuyển chọn kịp thời nguồn nhân lực hợp lý cho sự phát triển của ngành. Trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá ngành công nghiệp đóng tàu thì Đảng, Nhà nước ta và Đảng bộ thành phố Hải Phòng đều xác định ngành đóng tàu là một trong những ngành công nghiệp chủ lực.

Ngoài những cơ sở vật chất của ngành đóng tàu ở Hải Phòng đã có những nhà máy đóng tàu Bến kiền, Sông Cấm, Bạch Đằng, Nam Triệu, Tam Bạc, Phà Rừng, Nam Triêu.... hiện đang được Chính phủ và Tổng Công ty CNTTVN tiếp tục đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp hiện đại hóa các nhà máy đóng tàu mới. Với mục tiêu phấn đấu là đưa Hải Phòng trở thành một thành phố trung tâm công nghiệp đóng tàu lớn hàng đầu của cả nước. Hiện đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng phát triển nhanh chóng đột biến về số lượng lên tới 15.867/45.042 công nhân trong toàn ngành. Nhưng thực tế đó vẫn chưađáp ứng yêu cầu của các nhà máy.Theo điều tra khảo sát thực tế cho biết để đảm bảo cho các cơ sở đóng tàu Hải Phòng phát triển thì mỗi năm cần bổ sung thêm từ 3000 - 4000 công nhân lao động. Dự kiến đến năm 2015 số công nhân ngành công nghiệp đóng tàu trên Thành phố sẽ tăng lên tới trên 30.000 công nhân.

+ Chất lượng đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ngày càng được nâng cao về mọi mặt cả trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề, ý thức chính trị và xu hướng trẻ hoá. Với định hướng chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam hiện nay là: ngày càng tiên tiến hiện đại nhằm đạt đến mục tiêu trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật cao, đồng bộ từ khâu đào tạo, nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe của cục đăng kiểm quốc tế, phù hợp với nhu cầu khai thác của ngành vận tải biển trong nước và trên thế giới. Phấn đấu đến năm 2010 đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có nền công nghiệp tàu thuỷ vào loại trung bình và tiên tiến trong khu vực. Thực tế đó đang đặt ra cho đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong những năm tới phải không ngừng phấn đấu học tập nâng cao trình độ mọi mặt đủ sức tiếp cận với nền kinh tế tri thức và có khả năng năng lực làm chủ và vận hành tốt các máy móc trang thiết bị công nghệ hiện đại trong quá trình CNH, HĐH. ĐCS VN luôn khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng, Đảng coi xây dựng giai cấp lớn mạnh trước hết là trách nhiệm của chính mình.

Nghị quyết đại hội VII của Đảng ta đã nêu: " Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh về mọi mặt, phát triển cả về số lượng và chất lượng giác ngộ về giai cấp, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, có năng lực ứng dụng sáng tạo công nghệ mới, có tác phong công nghiệp và có ý thức tổ chức kỷ luật, lao động đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả

cao làm nòng cốt cho việc xây dựng khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc…”

Trên cơ sở đó hiện Đảng và Nhà nước ta coi vấn đề giáo dục - đào tạo là một trong những vấn đề trọng tâm của thời kỳ quá độ. Đồng thời xây dựng chiến lựơc giáo dục - đào tạo trong đó đặc biệt là xây dựng chiến lược trong lĩnh vực đào tạo dạy nghề và chuyên nghiệp nhằm hình thành một thế hệ những người lao động mới có trí tụê, nhân cách và bản lĩnh ngang tầm với thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Quá trình này có vai trò tác động tích cực vào đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu từng bước được nâng cao cả trình độ văn hoá, trinh độ chuyên môn nghiệp vụ. Hiện tại chất lượng lao động mới được bổ xung vào ngành công nghiệp đóng tàu đa phần là được trẻ hoá. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để đội ngũ công nhân lao động phát huy sức trẻ của mình, có thời gian phấn đấu học tập nâng cao khả năng trong việc tiếp cận với công nghệ mới tiên tiến trên thế giới.

Xu thế nâng cao trình độ văn hoá, tay nghề chuyên môn nghiệp vụ là tất yếu nó không chỉ bắt nguồn từ sự đòi hỏi của các giới chủ doanh nghiệp mà còn xuất phát từ đòi hỏi khách quan của sự phát triển của lực lượng sản xuất và bản thân đội ngũ công nhân để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Dự kiến hướng phát triển đội ngũ công nhân của toàn Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đến năm 2010 là khoảng 65.000 công nhân, trong đó trình độ đại học và sau đại học chiếm 16%, trung học và chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật chiếm 74%. “Đến năm 2010, công nhân có đủ trình độ năng lực đóng mới các phương tiện nội địa, tàu công trình, tàu đánh bắt hải sản, tàu vận tải biển 15.000 ĐWT, đảm nhận từ 70 -75% nhu cầu đóng tàu bách hoá từ 15.000 - 50.000 ĐWT và đóng được tàu dầu 100.000 - 300.000 ĐWT sửa chữa tàu có trọng tải đến 400.000 ĐWT; chủ động sản xuất các loại vật tư thiết bị tàu thuỷ khác đến năm 2010 đạt tỷ lệ nội địa hóa tới 60% đối với các sản phẩm tàu” [ 11. tr. 2

]

Đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu được sống và lao động trong môi trường công nghiệp xã hội chủ nghĩa nhất là trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, cho nên trong những năm tới cùng với xu hướng nâng cao trình độ học vấn, tay nghề thì ý thức chính trị và giác

ngộ giai cấp của đội ngũ công nhân này cũng không ngừng được nâng lên trở thành một lực lượng quan trọng trong quá trình phát triển của ngành cũng như phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Xu hướng gắn kết đào tào và sử dụng nhân lực.

Thực tế hiện nay ở nứơc ta sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chưa thực sự được nhận thức đúng đắn đầy đủ và trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều trở ngại lớn. Mối quan hệ giữa nhà đào tạo và nhà sử dụng các sản phẩm đào tạo đang còn có ranh giới khoảng cách quá xa. Hấu hết, các nhà giáo dục cứ tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực khép kín theo kiểu cách truyền thống thuần tuý trang bị lý thuyết suông, thời gian thực hành cũng có nhưng do cơ sở vật chất để thực hành thì quá lỗi thời lạc hậu nên thường chỉ tiến hành một cách qua loa đại khái. Còn các nhà doanh nghiệp thì chưa thấy được lợi ích lâu dài của mình khi tham gia đầu tư cho chiến lược đào tạo nguồn nhân lực. Hiện nay, các nhà doanh nghiệp mới chỉ nhìn thấy lợi ích nhất thời trước mắt thường là cạnh tranh lao động bằng giải pháp kinh tế "rải thảm đỏ" tuyển mộ lôi kéo nhân tài không muốn mất chi phí đào tạo. Nhưng đó chỉ là những nhân tài trong lĩnh vực quản lý lãnh đạo thì còn có khả năng làm được còn đổi mới đội đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật cao thì đa phần hiện ở nước ta ít người có xu hướng trở thành người thợ nếu họ không được đào tạo đi sâu trên mảnh đất của chính ngành nghề mình được đào tạo ra. Bởi lẽ, người lao động trong ngành kỹ thuật không chỉ giỏi chuyên môn thuần tuý trên lý thuyết mà vấn đề căn bản là họ phải có kỹ năng, kinh nghiệm thực hành.

Do vậy, từ những nhận thức phiến diện có phần ảo tưởng trên mà nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đầu tư cho chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, thậm chí có doanh nghiệp còn gây phiền hà khó khăn cho sinh viên các trường khi liên hệ đi thực tế, thực tập tại đơn vị mình. Những nhận thức lệch lạc thiếu khoa học trên trong tương lai sẽ bị xoá bỏ và khai thông. Xu thế giao dục - đào tào và sử dụng nguồn nhân lực là xu thế tất yếu khách quan . Đào tạo là trường học của người lao động còn các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất sẽ là ban giám khảo chân chính nhất để kiểm định chất lượng giáo dục của các trường học đã phù hợp hay chưa phù hợp, cần điều chỉnh như thế nào

Một phần của tài liệu LUẬN văn phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở hải phòng hiện nay (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)