4. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Giới thiệu tổng quan về khách hàng (thông qua số liệu khảo sát từ
3.2. Đánh giá về thị trường và tiện ích đối với dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Cần Thơ hàng TMCP Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Cần Thơ
3.2.1. Giới thiệu tổng quan về khách hàng (thông qua số liệu khảo sát từ khách hàng được phỏng vấn). khách hàng được phỏng vấn).
Giới tính và độ tuổi:
Số lượng khách hàng là 100 khách hàng (36 nữ và 64 nam). Và qua kết quả phỏng vấn ta thấy khách hàng sử dụng thẻ có độ tuổi từ 18 đến 60.
Số khách hàng trong độ tuổi từ 18- 30 tuổi là đối tượng sử dụng thẻ nhiều nhất (53 người). Đây là đối tượng người dùng trẻ, năng động có trí thức, dễ dàng tiếp cận với dịch vụ thẻ của NH. Kế đó là đối tượng khách trong độ tuổi từ 31- 40 tuổi (27 người), đối tượng này thường là người có thu nhập và nghề nghiệp ổn định. Đối tượng khách hàng trong độ tuổi từ 41-50 tuổi thường có thói quen mang tiền ra ngoài khi mua sắm do vẫn chưa tiếp xúc nhiếu với dịch vụ thẻ nên còn e dè khi sử dụng và chiếm 19 người trong cuộc phỏng vấn. Đối tượng còn lại là những người trên 51 tuổi, đây thường là đối tượng về hưu hoặc sắp về hưu, đối tượng này có một phần giống đối tượng trong độ tuổi từ 41 – 50 ở chỗ vẩn thích sử dụng tiền mặt trong mua sắm, và đây cũng là đối tượng ít chi tiêu hơn các đối tượng khác.
Nghề nghiệp và thu nhập
Qua số liệu phỏng vấn ta thấy, nghề nghiệp của khách hàng là học sinh- sinh viên chiếm 13 người, cán bộ công nhân viên chiếm 46 nguời, kinh doanh buôn bán chiếm 25 người, nội trợ chiếm 8 người, làm nghề tự do chiếm 8 người. Trong đó, cán bộ công nhân viên chiếm tỷ lệ cao nhất, nguyên nhân là do những người này có nghề nghiệp và thu nhập ổn định, họ sử dụng thẻ chủ yếu để nhận lương. Ngoài ra, họ còn sử dụng thẻ cho các mục đích khác như: mua sắm, thanh toán tiền điện thoại, nước… Thu nhập của họ cũng khá cao, mức thu nhập của nhóm người này là từ 2,6 triệu đến
GVHD: Lê Nguyễn Đoan Khôi Trang 62 SVTH: Phạm Tuấn
3,5 triệu đồng. Nhóm khách hàng làm nghề kinh dooanh buôn bán cũng là nhóm có nhu cầu sử dụng thẻ cao, chỉ đứng sau nhóm cán bộ công nhân viên. Đa số nhóm khách hàng này sử dụng thẻ do nhu cầu của việc thanh toán hàng hóa hoặc có nhu cầu sử dụng thẻ để thuận tiện trong việc làm ăn, đi lại… Đây là nhóm khách hàng có số người có thu nhập cao nhiều nhất trong 100 người phỏng vấn.
Bảng 3.5: Nghề nghiệp và thu nhập của khách hàng
Thu nhập Nghề nghiệp HS - SV CB- CNV Kinh doanh buôn bán Nội trợ Làm nghề tự do Tổng Dưới 1,5 triệu 3 0 0 3 0 6 1,6 – 2,5 triệu 10 0 3 5 5 23 2,6- 3,5 triệu 0 27 3 0 3 33 3,6- 4,5 triệu 0 9 5 0 0 14 Trên 4,5 triệu 0 10 14 0 0 24 Tổng 13 46 25 8 8 100 Nguồn:Phỏng vấn trực tiếp 2013
Đối tượng khách hàng là học sinh – sinh viên cũng tương đối, hiện nay nhóm này chưa nhiều, nhưng trong tương lai đây sẽ là đối tượng khách hàng có ảnh hưởng lớn đến thị trường thẻ. Đây là những người có tri thức, tiếp cận được thông tin về thẻ, có hiểu biết sâu rộng về lợi ích cũng như những thuận tiện của thẻ thanh toán mang lại cho người dùng nhưng vì họ đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa tạo ra được thu nhập, củ yếu thu nhập có được là do trợ cấp của gia đình nên việc dùng thẻ còn hạn chế. Đối tượng khách hàng là nội trợ chỉ chiếm 8% mẫu phỏng vấn (8 người), đối tượng này ít sử dụng thẻ là do họ có thu nhập thấp (từ 2,5 triệu đồng/ tháng trở xuống), chủ yếu mua hàng hóa ngoài chợ nên sử dụng tiền mặt trong mua sắm la chủ yếu, việc tiếp cận thông tin về thẻ cũng bị hạn chế phần nào, một số khách hàng là nội trợ chỉ là người sử dụng thẻ của người thân để thực hiện việc rút tiền phục vụ cho việc mua hàng hóa, thực phẩm…. Đối tượng khách hàng còn lại đó là những người làm nghề tự do, họ chiếm 8% mẫu phỏng vấn. Đây là những người có thu nhập thường là không ổn định và thấp, nhu cầu sử dụng thẻ của nhóm này cũng bị hạn chế do họ không có điều kiện như những đối tượng khác như: trình độ học vấn thấp, không tiếp cận được với thông tin về thẻ, chưa hiểu được lợi ích từ thẻ mang lại.
GVHD: Lê Nguyễn Đoan Khôi Trang 63 SVTH: Phạm Tuấn