Dịch vụ cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán lẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 45)

Cho vay là một hoạt động cơ bản tại tất cả các ngân hàng, đối với VCB Sóc Trăng, hàng năm đã giải ngân được lượng lớn vốn vay cho khách hàng, do lãi suất vay thường xuyên được điều chỉnh, lượng vốn giải ngân ra phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, trong những năm qua tín dụng cá nhân có tăng nhưng dư nợ vẫn còn khá ít:

Bảng 3.5. Tình hình tín dụng cá nhân tại VCB Sóc Trăng giai đoạn 2011- 2013 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tốc độ tăng trưởng 2012/2011 (%) 2013/2012 (%) Dư nợ 78 53 86 -32,05 162,26 Doanh số thu nợ 621 205 220 -66,99 107,32

Cho vay cá nhân 533 180 253 -66,29 140,56

Tổng lượng cho vay 7.659 6.761 2.343 -11,73 -65,34 Cho vay cá nhân/

Tổng lượng cho vay 6,96% 2,66% 10,80%

Nợ xấu 0,98 1,25 3,35 127,55 268,00

Tỷ lệ nợ xấu 1,26% 2,36% 3,89%

Nguồn: phòng Tổng hợp- VCB Sóc Trăng, năm 2011,2012,2013

Bảng 3.6. Tình hình tín dụng cá nhân tại VCB Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2013 và đầu năm 2014

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Tốc độ tăng trưởng(%) Dư nợ 45 77 171,11 Doanh số thu nợ 90 248 275,56

Cho vay cá nhân 82 239 291,46

Tổng vốn cho vay 2.608 4.263 163,49

Cho vay cá nhân/ Tổng lượng cho vay 3,14% 5,61%

Nợ xấu 0,86 4,31 501,16

Tỷ lệ nợ xấu 1,91% 5,59%

34

 Về doanh số vay:

Năm 2011 doanh số cho vay cá nhân tại VCB Sóc Trăng đạt 533 tỷ đồng trong đó cho vay ngắn hạn chiếm doanh số cao 483 tỷ đồng đạt hơn 90,6% còn hoạt động cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm 9,7% với doanh số chỉ là 50 tỷ đồng. Qua năm 2012 dù lãi suất cho vay được hạ ở mức trung bình 10%/ năm nhưng lượng vay giảm mạnh ở mức 66,28% chỉ đạt 180 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là hoạt động tín chấp các khoản vay giảm, để tín chấp các khoản vay thì cá nhân phải có ràng buộc khi chi lương qua hệ thống VCB Sóc Trăng, hay có tài khoản thanh toán tại ngân hàng vì thế lượng vay tín chấp giảm nhiều trong cơ cấu. Dù vậy ta thấy tỷ trọng cho vay cá nhân tăng ở năm 2013 so với năm 2011 chứng tỏ khách hàng cá nhân đã lưu ý đến việc vay ngân hàng nhiều hơn. Đến năm 2013 thì có khả quan hơn khi tổng lượng cho vay có tăng lên do VCB thực hiện việc cung cấp giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị quyết số 11/NQ-CP và quyết định số 780/2012/NHNN về việc xem xét thời hạn trả nợ và xét cho vay mới với những doanh nghiệp có khả thi trong khả năng trả nợ nhằm giúp ngân hàng giảm thiểu tối đa mức nợ xấu.

Với tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số vay đạt 239 tỷ đồng tăng so với cùng kỳ năm trước, do nền kinh tế bước vào thời kì ổn định nên chi tiêu cho tiêu dùng hàng ngày đều tăng, các khoản vay tín chấp giảm thay vào đó là các khoản vay thế chấp tài sản cố định hay giấy tờ có giá lại tăng, nhưng lượng cho vay vẫn còn khá ít so với doanh số thu nợ, chứng tỏ công tác quản lý vốn, giải ngân vốn chưa hiệu quả.

Nguồn: Phòng Tổng hợp-VCB Sóc Trăng, năm 2011,2012,2013

Hình 3.2. Doanh số cho vay theo đối tượng

Xét về đối tượng cho vay thì nhóm vay khách hàng cá nhân (KHCN) chiếm tỷ trọng không cao bằng so với các tổ chức kinh tế. Tổng lượng vốn giải giân của KHCN đạt mức hơn 10% ở năm 2013, tuy nhiên nhóm đối tượng KHCN lại đang có xu hướng tăng còn nhóm đối tượng tổ chức kinh tế thì có

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 KHCN Tổ chức kinh tế 533 7126 180 6581 253 2090 Tỷ đồng Đối tượng 2011 2012 2013

35

xu hướng giảm. Các loại hình cho vay dành cho nhóm dân cư chủ yếu người đi vay vay cho nhu cầu sửa chữa nhà, mua xe ôtô hay cho vay để phát triển sản xuất…Tuy nhiên do đặc điểm dân cư ở Sóc Trăng, đa phần dân cư là kinh doanh buôn bán hoặc là nông dân nên nhu cầu vay cho các mục tiêu trên ít được chú ý, chủ yếu nhóm khách hàng dân cư là khối nhân viên văn phòng tại thành phố Sóc Trăng nên lượng vay chưa thực sự nhiều. Ngược lại Sóc Trăng, lại là nơi duy trì được nhiều làng nghề truyền thống đang trên đà phát triển như các cơ sở làm bánh pía, bánh in, các cơ sở nuôi tôm giống, bên cạnh các công ty thủy sản trên địa bàn là những khách hàng chủ yếu cần lượng vốn vay nhiều để mở rộng qui mô kinh doanh, vì thế lượng vốn được các tổ chức doanh nghiệp vay khá nhiều trong suốt thời gian qua.

 Doanh số thu nợ và dư nợ hàng năm:

Doanh số thu nợ hàng năm phản ánh mức độ thu hồi nợ đến hạn của ngân hàng, đồng thời đảm bảo sự chủ động và an toàn vốn của chi nhánh. Năm 2011, doanh số thu nợ đạt được là 621 tỷ đồng và giảm xuống còn 205 tỷ đồng trong năm 2012 nhưng lượng vốn vay cũng chỉ đạt 180 tỷ đồng, nguyên nhân đơn giản chỉ là do các món nợ có thời hạn trung và dài đã kéo dài qua kì kế toán của năm sau nên doanh số thu nợ trong năm giảm. Nhưng qua đến năm 2013 do ảnh hưởng một phần của tổng lượng vốn cho vay và lượng nợ tồn từ năm trước chưa thu hồi nên doanh số không được khả quan, chỉ đạt được 220 tỷ đồng. Dư nợ của chi nhánh cũng có xu hướng giảm trong năm 2012 nhưng tăng trong năm 2013, năm 2011 dư nợ đạt 78 tỷ đồng nhưng qua năm 2012 và 2013 thì dư nợ ở mức 53 và 86 tỷ đồng.

Nguồn: Phòng Tổng hợp-VCB Sóc Trăng, năm 2011,2012,2013

Hình 3.3. Doanh số cho vay theo thời hạn

Qua những tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ đạt mức 77 tỷ đồng và có tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nếu khách quan so sánh với 6 tháng đầu

483 126 202 50 54 51 0 100 200 300 400 500 600 2011 2012 2013 Tỷ đồng Năm Ngắn hạn Trung và dài hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36

năm 2013 thì việc thu hồi nợ đang diễn ra tốt, những thực tế tùy vào từng món nợ đến hạn theo từng kỳ nên cũng chưa đánh giá toàn diện mức độ thu hồi nợ của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 này.

 Tỷ lệ nợ xấu:

Nợ xấu bình quân của chi nhánh được đánh giá khá thấp so với các ngân hàng khác, tuy vậy tỷ lệ nợ xấu lại đang có xu hướng tăng qua các năm điều này chứng tỏ công tác thẩm định để bảo đảm an toàn cho nguồn vốn được thực hiện không tốt, đồng thời thì việc dò xét các món nợ sắp tới hạn để nhắc nhở khách hàng tránh để rơi vào tình trạng nợ xấu cũng rất quan trọng để tránh rơi vào nợ xấu.

Năm 2011 nợ xấu của ngân hàng chỉ dừng lại ở mức 958 triệu đồng tương đương 1,26%, qua năm 2012 dù tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,36% nhưng so với năm 2011 thì mức nợ xấu tăng khá nhiều đạt mức 1.250 triệu đồng, do trong năm 2013 lượng vốn giải ngân ít cộng với lượng dư nợ và thu hồi nợ trong năm 2012 ít nên mức nợ xấu trong năm tăng lên đáng kể đạt mức 3.348 triệu đồng tăng mạnh so với năm 2012 và tỷ lệ nợ xấu trong năm là 3,89%. Dù trong năm tình hình cho vay và thu hồi nợ không được thành công nhưng mức tỷ lệ nợ xấu được ngân hàng duy trì khá tốt ở năm 2011 và 2012 những qua năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014(chiếm 5,59%) là khá cao so với mức quy định mức nợ xấu 3% của NHNN là một báo động trong công tác thu hồi nợ, kiểm soát nợ và thẩm định trong quá trình cho vay nên kĩ lưỡng để hạn chế tăng nợ xấu.

3.3.3. Dịch vụ ngân hàng điện tử

Dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày càng phát triển mạnh mẽ cũng với tốc độ phát triển của công nghệ kĩ thuật, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như SMS banking, Internet Banking, Mobile Banking đã và đang đem đến nhiều tiện ích, đồng thời cũng tạo điều kiện để xây dựng một hình ảnh VCB năng động, hiện đại, hướng đến sự đa năng của một ngân hàng trong thị trường trong thời gian sắp tới.

Nhằm đi cùng sự phát triển của công nghệ, dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời ngoài tính năng truy vấn số dư tài khoản, in sao kê, chuyển tiền trong hệ thống đối với Mobile banking hay chuyển tiền trong và ngoài hệ thống với mức phí rất thấp với Internet banking.

37

Bảng 3.7. Tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử giai đoạn 2011- 2013 ĐVT: lượt Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số lượt đăng kí SMS banking 2.144 4.903 7.665 2.759 2.762

Số lượt đăng kí Internet banking

596 1.538 2.605 942 1.067

Số lượt đăng kí Mobile

banking 11 891 1.448 880 557

+ Smartlink - 29 377 29 348

+ Bankplus 11 862 1.071 851 209

Nguồn: Phòng TT- KDDV- VCB Sóc Trăng, năm 2011,2012,2013

Dịch vụ SMS banking được triển khai muộn so với các chi nhánh khách nhưng không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ, với việc có thể cập nhật chính xác số dư tại khoản của mình khi có sự giao dịch nào với tài khoản, chính vì vậy số lượng khách hàng sử dụng SMS banking không ngừng tăng qua các năm, cho đến năm 2013 thì đã có 2.762 lượt đăng kí mới nâng tổng số thuê bao đăng kí lên 7.655 thuê bao so với năm đầu triển khai chỉ có 2.144 thuê bao đăng kí. Hiện nay VCB còn cung cấp thêm các dịch vụ báo cáo biến động tài khoản khi chủ tài khoản đăng kí thanh toán các dịch vụ điện, nước, viễn thông, Internet… nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khách hàng.

Dịch vụ Internet Banking cũng được triển khai cùng thời điểm với SMS banking, đối với dịch vụ này khách hàng không cần đến ngân hàng giao dịch, tiết kiệm được thời gian, dù chưa được sự quan tâm nhiều chủ yếu chỉ là các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp đăng kí sử dụng nên số lượng vẫn còn nhiều hạn chế. Số lượt đăng kí qua các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 596, 1.538 và 2.605 lượt cho thấy sau năm đầu triển khai thì dịch vụ này cũng nhận được sự quan tâm vì những tiện lợi, không cần đến ngân hàng giao dịch khách hàng vẫn có thể theo dõi được tình hình hoạt động tài khoản của mình cũng như tra cứu những thông tin cần thiết, thực hiện chuyển khoản liên ngân hàng trong 24/7 đã giúp cho khách hàng có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi mọi thời điểm, không cần phụ thuộc vào giờ giao dịch tại ngân hàng mà vẫn đảm bảo được tính năng an toàn giống như đang giao dịch tại quầy.

Mobile banking cũng là mọi hình thức phổ biến hiện nay, các tính năng như Internet banking tuy với Mobile banking thì khách hàng không thể chuyển khoản liên ngân hàng được, còn các dịch vụ khác thì vẫn được phục vụ. Hình thức Smartlink hiện nay được sử dụng tương đối vì cần phải có phần mềm hỗ trợ trên điện thoại và phí hàng tháng là 11.000 đồng nên cũng trong năm 2012

38

mới triển khai chỉ có 29 lượt đăng kí nhưng đến năm 2013 thì đã có thêm 348 lượt đăng kí mới, hình thức này cũng là một mô hình ngân hàng thu nhỏ vì khách hàng vẫn có thể sử dụng để truy vấn số dư, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn các điện, điện thoại và mạng Internet. Tuy vẫn còn nhiều hạn chế về phương thức sử dụng nhưng trong tương lai dịch vụ này sẽ còn tiếp tục phát triển vì tính ưu việt của nó.

Một hình thức khác của Mobile banking là Bank plus, đây là chương trình liên kết của VCB với Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, dịch vụ này thì không cần một phần mềm hỗ trợ nào có thể phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, hơn thế nữa số lượng dân cư tại địa bàn sử dụng sim Viettel cũng khá lớn nên dịch vụ này khá được quan tâm, cụ thể trong năm 2011 thì chỉ có 11 lượt đăng kí nhưng đến năm 2012 thì có 851 lượt đăng kí, nguyên nhân là do trong năm 2012 VCB đã miễn phí hàng tháng nên đã có phần lớn người dân đăng kí sử dụng trong năm, và qua năm 2013 chỉ tăng thêm 209 lượt đăng kí mới do đã hết chương trình khuyến mãi, nhưng có thể nói dịch vụ này cũng đã mang lại một loại hình kinh doanh điện tử giúp cho ngân hàng giảm được việc giao dịch tiền mặt tại quầy.

Bảng 3.8. Tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 6 tháng đầu năm 2013 và đầu năm 2014

ĐVT: lượt Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch

Số lượt đăng kí SMS banking 1.210 1.603 393

Số lượt đăng kí Internet banking 484 531 47

Số lượt đăng kí Mobile banking 415 248 -167

+ Smartlink 199 175 -24

+ Bankplus 216 73 -143 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng TT- KDDV- VCB Sóc Trăng, 6 tháng đầu năm 2013 và đầu năm 2014

Qua 6 tháng đầu năm 2014 thì ta thấy được Internet Banking và SMS banking có tăng so với cùng kỳ năm trước tuy nhiên mức tăng không quá đáng kể, đây là một trong những vấn đề của chi nhánh là bằng những phương thức nào có thể đưa các tiện ích này đến khách hàng, dù rằng các hình thức trên đảm bảo rất tiện lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn cho người dân tại địa bàn như phải có điện thoại thông minh hay máy tính có kết nối mạng, về trình độ dân trí cụ thể cách thức giao dịch trực tuyến gây trở ngại cho những khách hàng lớn tuổi không theo kịp với trình độ phát triển công nghệ, trở ngại về tâm

39

lí sử dụng sẽ gián tiếp làm làm lượng khách hàng tiềm năng, vì thế số lượt đăng kí mới chưa thực sự tốt như mong muốn của chính chi nhánh.

Dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những lĩnh vực mà hiện nay được sự quan tâm lớn từ chính khách hàng và cả ngân hàng, do lãi suất hiện nay thấp nên việc huy động vốn không còn là một thế mạnh cạnh tranh của các ngân hàng thay vào đó là dịch vụ ngân hàng điện tử vì thế VCB Sóc Trăng nhận thức được và cũng từng bước xây dựng một chiến lược phát triển nhằm mở rộng các nhóm đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ này.

3.3.4. Dịch vụ thẻ

3.3.4.1. Tình hình phát hành thẻ qua ba năm 2012, 2012, 2013

Vietcombank Sóc Trăng là ngân hàng đi đầu trong công tác phát hành và sử dụng thẻ với nhiều các sản phẩm thẻ đa dạng, có nhiều tính năng ưu việt nên số lượng thẻ mới phát hành luôn ở mức ổn định qua các năm:

Bảng 3.9. Số lượng thẻ phát hành qua các năm 2011, 2012, 2013

ĐVT: thẻ Năm Loại thẻ 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 so với 2011 Chênh lệch 2013 so với 2012 Số tuyệt đối Số tương đối(%) Số tuyệt đối Số tương đối(%) Thẻ Connect 24 3.538 3.000 3.400 -538 -15,21 +400 +113,33 Thẻ ghi nợ QT 184 125 162 -59 -32,06 +37 +129,60 Thẻ tín dụng 167 238 304 +71 +160,71 +66 +127,73 Tổng số thẻ phát hành 3.889 3.363 3.866 -526 -13,70 +523 +114,96

Nguồn: Phòng TT- KDDV- VCB Sóc Trăng, năm 2011,2012,2013

Thẻ ATM Connect24 được ra đời sau so với các thẻ quốc tế nhưng chiếm được triệu trọng lớn trong số lượng thẻ phát hành, do phù hợp với những đặc tính tiêu dùng đơn giản như trả lương, thanh toán hàng hóa tại các ĐVCNT mà lai không phải chi trả các loại chi phí khác thay vì thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng buộc khách hàng phải có số dư tài khoản đủ mức để chi trả cho hạn mức

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán lẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 45)