Tình hình lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán lẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 40)

Qua bảng 3.1 ta thấy được thu nhập trước thuế tăng giảm không đều, nhưng mỗi năm đều có lợi nhuận, trong năm 2011 dù tổng thu rất cao nhưng tổng chi cũng không nhỏ nên thu nhập của VCB Sóc Trăng chỉ đạt mức 8.244 triệu đồng, qua năm 2012 thì lợi nhuận tăng đáng kể lên mức 41.542 triệu đồng tăng 504% so với năm 2011. Nguyên nhân là do ngân hàng đã giảm thiểu chi phí hoạt động đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, bám sát vào thị trường để có những chương trình phát triển dịch vụ, các hoạt dộng bán lẻ được chú trọng, nâng cao chất lượng dịch vụ, và hạn chế những chi phí phát sinh tối thiểu.

Đến năm 2013 do ảnh hưởng từ hoạt động thu hồi nợ, đặc biệt là do các khách hàng doanh nghiệp trong tỉnh kinh doanh không hiệu quả, chưa thu hồi được nợ, hoặc các doanh nghiệp thủy sản như Công ty cổ phần Thủy sản Phương Nam, một trong những khách hàng lớn của ngân hàng bị phá sản dẫn

29

đến lợi nhuận của VCB Sóc Trăng bị ảnh hưởng khá nhiều, tổng lợi nhuận chỉ đạt 13.745 triệu đồng giảm hơn 67% so với năm 2012.

Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và đầu năm 2014 của VCB Sóc Trăng

ĐVT: triệu đồng Diễn giải Số tiền 6 tháng 2013/ 6 tháng 2014 6 tháng- 2013 6 tháng- 2014 Số tuyệt đối Số tương đối(%) THU NHẬP 49.810 86.371 36.561 173,4 1.Thu nhập từ lãi 43.767 39.972 -3.795 -8,7

2.Thu nhập ngoài lãi 6.043 46.399 40.356 767,8

+Thu phí dịch vụ 2.222 3.126 904 140,7

+Thu nhập từ hoạt động kinh

doanh ngoại tệ 1.479 2.273 794 153,7

+Thu nhập khác 2.342 41.000 38.658 1.750,6

CHI PHÍ 44.451 74.315 29.864 167,2

1.Chi phí lãi 24.026 23.446 -580 -2,42

2.Chi phí phi lãi 20.425 50.869 30.444 249,1

+ Chi phí hoạt động kinh

doanh ngoại hối và tiền tệ 1.119 1.858 739 166,0

+ Chi phí hoạt động dịch vụ 2.773 3.399 626 122,6

+ Chi phí lương 5.361 5.115 -246 4,6

Chi phí khác 11.172 40.497 29.325 362,5

LỢI NHUẬN 5.359 12.056 6.697 225,0

Nguồn: Phòng Kế toán, VCB Sóc Trăng, 6 tháng đầu năm 2013 và đầu năm 2014

Bảng 3.2 thể hiện tình hình kinh doanh của Vietcombank Sóc Trăng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và đầu năm 2014. Thu nhập và chi phí từ các hoạt động từ lãi tiếp tục giảm xuống theo ước tính của ngân hàng. Cụ thể, thu nhập từ lãi 6 tháng năm 2014 giảm hơn 8,7% còn tốc độ giảm của chi phí là 2,42%. Nguyên nhân của sự đi xuống này vẫn do lãi suất huy động thấp và cho vay cao hơn so với mặt bằng lãi suất, làm cho các hoạt động thu và chi cũng bị giảm. Vietcombank Sóc Trăng đang dần chú trọng chuyển sang các hoạt động dịch vụ phi lãi nhằm có thể gia tăng các khoản thu từ phí dịch vụ chứ không phụ thuộc vào các hoạt động tín dụng hay huy động vốn truyền thống nữa. Thu nhập ngoài lãi tăng vượt bậc, gần 767,8% nhờ hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển khá tốt, đồng thời, các khoản phí thu từ dịch vụ thẻ cũng góp phần nâng mức thu nhập này lên so với cùng kỳ, trong khi chi phí phi lãi chỉ tăng 249,1%. Chi phí phi lãi bao gồm chi phí cho hoạt động dịch vụ, chi phí lương, chi phí về hoạt động dịch vụ và chi phí khác, trong đó Vietcombank

30

Sóc Trăng hoàn thành trụ sở mới vào cuối năm 2013, ổn định các khoản chi vào cơ sở hạ tầng, đồng thời để đầu tư về chất lượng dịch vụ nên phát sinh chi phí tăng ở 6 tháng đầu năm, chỉ có chi phí lương là giảm 246 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Riêng chi phí khác ở 6 tháng đầu năm 2014 thì có sự tăng đáng kể đạt 40.497 triệu đồng do chi nhánh trích lập dự phòng rủi ro nhằm đảm bảo lượng tiền phục vụ cho những phát sinh trong năm. Tuy nhiên cũng cần có những biện pháp để giảm chi phí, ta thấy chi phí phi lãi đã tăng khá cao so với cùng kỳ do đầu tư thêm vào công nghệ và trích lập dự phòng, vì thế trong kì kế toán năm 2014 và trong tương lai các hoạt động đi vào khuôn khổ thì chi phí đầu tư ban đầu sẽ giảm so nhưng nhìn chung tổng thu nhập và tổng chi phí đều tăng nhưng với lượng thu nhập nhiều hơn chi phí bỏ ra nên hoạt động kinh doanh có lợi nhuận khả quan.

3.3. THỰC TRẠNG KINH DOANH CÁC SẢN PHẢM BÁN LẺ CỦA VCB SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2011-2013

3.3.1. Huy động vốn

Tình hình huy động vốn của VCB Sóc Trăng qua các năm không cao, do tình hình biến động của thị trường tài chính, lãi suất khá thấp nên không thu hút khách hàng. Sau đây là kết quả của tổng lượng vốn huy động qua ba năm:

Bảng 3.3. Tình hình huy động vốn khách hàng cá nhân từ năm 2011-2013 của VCB Sóc Trăng

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Phòng TT-KDDV- VCB Sóc Trăng, năm 2011,2012,2013

Qua bảng 3.3 ta thấy được, tình hình huy động vốn có xu hướng giảm, năm 2012 giảm 15, 83% so với năm 2011. Đến năm 2013 thì có tăng lên 104, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tốc độ tăng trưởng 2012/2011 (%) 2013/2012 (%) Tổng huy động 777,0 654,0 686,0 -15,83 104,89 + Huy động từ cá nhân 480,0 418,0 481,0 -12,92 115,07 + Huy động từ tổ chức kinh tế 297,0 236,0 205,0 -20,54 -13,14

Cơ cấu huy động theo loại tiền

+ VND 610,0 595,4 604,9 -2,39 101,60

+ Ngoại tệ(qui đổi)

167,0 58,6 81,1 -64,91 138,40

Cơ cấu vốn theo kỳ hạn huy động

+ Không kỳ hạn 189,0 121,5 137,0 -35,71 112,76

31

89% so với năm 2012 nhưng vẫn còn thấp so với năm 2011. Cụ thể, trong năm 2011 tổng nguồn vốn huy động là 777 tỷ đồng, năm 2011 là 654 tỷ đồng và năm 2013 là 686 tỷ đồng. Như vậy tuy tổng vốn huy động có giảm trong năm 2013 so với năm 2011 nhưng theo chiều hướng gia tăng thì VCB Sóc Trăng sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển trong năm 2014. Nguyên nhân là do nền kinh tế đã đi vào quĩ đạo, có nhiều ngân hàng cùng nhau cạnh tranh trên địa bàn mặt khác lãi suất huy động không cao nên cũng không thu hút được khách hàng, dù có nhiều ưu đãi, mặc khác do thói quen dự trữ tiền hoặc vàng tại gia nên lượng vốn nhàn rỗi tồn đọng ngoài ngân hàng còn khá nhiều.

 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Về cơ cấu huy động theo đối tượng khách hàng thì thành phần có tỷ trọng cao nhất trong tổng số vốn huy động được qua các năm đó là nhóm tiền gởi từ cá nhân. Năm 2011 tiền gởi cá nhân là 480 tỷ đồng chiếm 61,78% tổng vốn huy động của chi nhánh, năm 2012 giảm chỉ còn 418 tỷ đồng nhưng tỷ trọng lại tăng lên 63,91%, trong năm 2013 nguồn vốn này đóng góp 481 tỷ đồng chiếm 70,12% so với năm 2011. Với việc có sự giảm lượng vốn trong năm 2012 nhưng đã ổn định lại năm 2013 và tỷ trọng thì tăng đều qua các năm cũng cho thấy được sự thu hút của khách hàng đối với các nhóm đối tượng dân cư.

 Cơ cấu huy động theo loại tiền

Chi nhánh huy động chủ yếu vào hai loại tiền là VNĐ và ngoại tệ. Loại tiền gởi VNĐ luôn chiếm tỷ trọng cao so với đồng ngoại tệ. Năm 2011, NHNN có ban hành thông tư 02/TT-NHNN về tiền gởi VNĐ có kỳ hạn có mức 14%/ năm, tuy có giảm so với mức 14-16% ở cuối năm 2010 nhưng tiền gởi VNĐ khá cao đạt 610 tỷ đồng so với 167 tỷ đồng của loại tiền gởi ngoại tệ. Đến năm 2012 thì có sự giảm sút tài khoản tiền gởi VNĐ chỉ có 595,4 tỷ đồng giảm 2,39% so với năm trước và tiền gởi ngoại tệ cũng giảm, tài khoản này chỉ đạt 58,6 tỷ đồng và giảm 64,91% so với năm 2011. Năm 2013 thì tiền gởi huy động VNĐ tăng vượt mạnh con số 604,9 tỷ đồng tăng hơn 101,60% so với năm 2012 và tiền gởi ngoại tệ cũng tăng nhẹ lên mức 81,1 tỷ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu là tình hình biến động tỷ giá trong các năm khiến đồng nội tệ mất giá liên tục và chính phủ còn ra quyết định tiến hành kiểm tra các đơn vị kinh doanh ngoại tệ về việc niêm yết và giao dịch ngoại tệ sẽ bị xử phạt. Mặt khác lãi suất cho tiền gởi ngoại tệ là rất thấp và chênh lệch nhiều so với tiền gởi VNĐ nên lượng huy động cũng không cao. Do vậy ngân hàng đã chủ động giảm lượng huy động ngoại tệ chỉ tập trung vào lượng tiền gởi VNĐ nhằm bù trừ với nguồn thất thoát từ tiền gởi ngoại tệ.

32

 Cơ cấu huy động theo kỳ hạn:

Về cơ cấu huy động trong dân cư, theo kỳ hạn thì loại tiền gởi không kỳ hạn (TGKKH) chiếm 24,33%, tiền gởi có kỳ hạn (TGCKH) chiếm 75,67% trong năm 2011. Do tâm lý người dân tin tưởng lãi suất huy động sẽ tăng nên không duy trì loại TGCKH nhiều dù trong năm 2011 lãi suất có sự thay đổi, nhưng cũng ở mức khá cao loại tiền gởi có kỳ hạn là 14%/ năm đối với TGCKH từ 1 tháng trở lên nếu dưới 1 tháng mức lãi suất cao nhất là 6%/ năm theo thông tư 30/TT-NHNN ban hành ngày 28/9/2011. Bước qua năm 2012 thì lượng TGKKH là 121,5 tỷ đồng giảm 35,71% và lượng vốn huy động TGCKH cũng giảm ở mức 9,44% so với năm 2011. Qua năm 2013 khi NHNN áp dụng mức lãi suất huy động ở mức thấp( 8%/ năm) thì VCB áp dụng mức 7,5%/ năm do đó khách hàng lại tập trung vào các loại tiền gởi TGCKH vì có mức lãi suất cao hơn so với lãi suất TGKKH, lượng huy động TGKKH năm 2013 chỉ 137 tỷ đồng có tăng thêm 12,76% so với năm 2012 và lượng tiền gởi TGCKH là 549 tỷ đồng, chỉ tăng 3,09% so với năm 2012.

Bảng 3.4. Tình hình huy động vốn khách hàng cá nhân 6 tháng đầu năm 2013 và đầu năm 2014 của VCB Sóc Trăng

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Phòng TT-KDDV- VCB Sóc Trăng, 6 tháng đầu năm 2013 và đầu năm 2014

Qua bảng 3.4 ta thấy thực trạng huy động vốn đang có chiều hướng tăng mạnh, hiện nay ngân hàng chủ yếu tập trung vào đối tượng KHCN đồng thời với việc gia tăng sản xuất tại địa phương đang phát triển mạnh nên cơ cấu huy động vốn theo đối tượng, theo loại tiền hay theo kỳ hạn đều có một xu hướng chung với những năm 2011, 2012, 2013 như đã phân tích ở trên, việc huy động phụ thuộc lãi suất nên bản thân ngân hàng chỉ gia tăng lượng khách hàng nhờ vào các mối quan hệ với khách hàng cũ hay danh tiếng sẵn có của VCB

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Tốc độ tăng trưởng(%) Tổng huy động 596 960 161,07 + Huy động từ cá nhân 428 598 139,72 + Huy động từ tổ chức kinh tế 168 362 215,48

Cơ cấu huy động theo loại tiền

+ VND 536 888 165,67

+ Ngoại tệ(qui đổi) 60 72 120,00

Cơ cấu vốn theo kỳ hạn huy động

+ Không kỳ hạn 89 142 159,55

33

để thu hút khách hàng. Nếu như với các phân tích trên cho thấy tình hình chung các phân nhóm huy động, thì trong 6 tháng đầu năm 2014 vẫn không có nhiều thay đổi, chỉ có sự gia tăng mạnh ở nhóm TGCKH, với đà phát triển trong 6 tháng đầu năm 2014 khá thành công thì lượng huy động của chi nhánh sẽ góp phần giảm chi phí lãi của chi nhánh để phục vụ hoạt động cho vay của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2. Dịch vụ cho vay cá nhân

Cho vay là một hoạt động cơ bản tại tất cả các ngân hàng, đối với VCB Sóc Trăng, hàng năm đã giải ngân được lượng lớn vốn vay cho khách hàng, do lãi suất vay thường xuyên được điều chỉnh, lượng vốn giải ngân ra phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, trong những năm qua tín dụng cá nhân có tăng nhưng dư nợ vẫn còn khá ít:

Bảng 3.5. Tình hình tín dụng cá nhân tại VCB Sóc Trăng giai đoạn 2011- 2013 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tốc độ tăng trưởng 2012/2011 (%) 2013/2012 (%) Dư nợ 78 53 86 -32,05 162,26 Doanh số thu nợ 621 205 220 -66,99 107,32

Cho vay cá nhân 533 180 253 -66,29 140,56

Tổng lượng cho vay 7.659 6.761 2.343 -11,73 -65,34 Cho vay cá nhân/

Tổng lượng cho vay 6,96% 2,66% 10,80%

Nợ xấu 0,98 1,25 3,35 127,55 268,00

Tỷ lệ nợ xấu 1,26% 2,36% 3,89%

Nguồn: phòng Tổng hợp- VCB Sóc Trăng, năm 2011,2012,2013

Bảng 3.6. Tình hình tín dụng cá nhân tại VCB Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2013 và đầu năm 2014

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Tốc độ tăng trưởng(%) Dư nợ 45 77 171,11 Doanh số thu nợ 90 248 275,56

Cho vay cá nhân 82 239 291,46

Tổng vốn cho vay 2.608 4.263 163,49

Cho vay cá nhân/ Tổng lượng cho vay 3,14% 5,61%

Nợ xấu 0,86 4,31 501,16

Tỷ lệ nợ xấu 1,91% 5,59%

34

 Về doanh số vay:

Năm 2011 doanh số cho vay cá nhân tại VCB Sóc Trăng đạt 533 tỷ đồng trong đó cho vay ngắn hạn chiếm doanh số cao 483 tỷ đồng đạt hơn 90,6% còn hoạt động cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm 9,7% với doanh số chỉ là 50 tỷ đồng. Qua năm 2012 dù lãi suất cho vay được hạ ở mức trung bình 10%/ năm nhưng lượng vay giảm mạnh ở mức 66,28% chỉ đạt 180 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là hoạt động tín chấp các khoản vay giảm, để tín chấp các khoản vay thì cá nhân phải có ràng buộc khi chi lương qua hệ thống VCB Sóc Trăng, hay có tài khoản thanh toán tại ngân hàng vì thế lượng vay tín chấp giảm nhiều trong cơ cấu. Dù vậy ta thấy tỷ trọng cho vay cá nhân tăng ở năm 2013 so với năm 2011 chứng tỏ khách hàng cá nhân đã lưu ý đến việc vay ngân hàng nhiều hơn. Đến năm 2013 thì có khả quan hơn khi tổng lượng cho vay có tăng lên do VCB thực hiện việc cung cấp giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị quyết số 11/NQ-CP và quyết định số 780/2012/NHNN về việc xem xét thời hạn trả nợ và xét cho vay mới với những doanh nghiệp có khả thi trong khả năng trả nợ nhằm giúp ngân hàng giảm thiểu tối đa mức nợ xấu.

Với tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số vay đạt 239 tỷ đồng tăng so với cùng kỳ năm trước, do nền kinh tế bước vào thời kì ổn định nên chi tiêu cho tiêu dùng hàng ngày đều tăng, các khoản vay tín chấp giảm thay vào đó là các khoản vay thế chấp tài sản cố định hay giấy tờ có giá lại tăng, nhưng lượng cho vay vẫn còn khá ít so với doanh số thu nợ, chứng tỏ công tác quản lý vốn, giải ngân vốn chưa hiệu quả.

Nguồn: Phòng Tổng hợp-VCB Sóc Trăng, năm 2011,2012,2013

Hình 3.2. Doanh số cho vay theo đối tượng

Xét về đối tượng cho vay thì nhóm vay khách hàng cá nhân (KHCN) chiếm tỷ trọng không cao bằng so với các tổ chức kinh tế. Tổng lượng vốn giải giân của KHCN đạt mức hơn 10% ở năm 2013, tuy nhiên nhóm đối tượng KHCN lại đang có xu hướng tăng còn nhóm đối tượng tổ chức kinh tế thì có

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 KHCN Tổ chức kinh tế 533 7126 180 6581 253 2090 Tỷ đồng Đối tượng 2011 2012 2013

35

xu hướng giảm. Các loại hình cho vay dành cho nhóm dân cư chủ yếu người đi vay vay cho nhu cầu sửa chữa nhà, mua xe ôtô hay cho vay để phát triển sản xuất…Tuy nhiên do đặc điểm dân cư ở Sóc Trăng, đa phần dân cư là kinh doanh buôn bán hoặc là nông dân nên nhu cầu vay cho các mục tiêu trên ít

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán lẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh sóc trăng (Trang 40)